intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Thăng Bình” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Bội Châu, Thăng Bình

  1. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. THIẾT LẬP MA TRẬN TT Kĩ năng Nội dung/Đơn vị Mức độ nhận thức Tổng kiến thức Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng (số câu) hiểu (số (số câu) cao (số câu) câu) 1 Đọc Văn bản tự sự 4 1 1 0 6 hiểu Tỉ lệ % điểm 30% 10% 10% 50% 2 Viết Bài văn nghị luận 1* 1* 1* 1 1 văn học Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ % điểm các mức độ 40% 30% 20% 10% 100% II. BẢNG ĐẶC TẢ Số câu hỏi Nội dung/ theo mức độ nhận thức TT Kĩ năng Đơn vị Mức độ đánh giá Nhận Thông Vận Vận kiến thức biết hiểu dụng dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản Nhận biết: 4 1 1 tự sự -Phương thức biểu đạt. -Thành phần biệt lập -Liên kết câu. -Kiểu câu chia theo cấu tạo. Thông hiểu: -Hiểu được nội dung, thông điệp của đoạn trích. Vận dụng: -Bày tỏ suy nghĩ về một vấn đề liên quan đến đoạn trích. 1 Viết Bài văn Nhận biết: 1 nghị luận Thông hiểu: TL* về một Vận dụng: đoạn thơ, Vận dung cao: bài thơ Viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. HIỆU TRƯỞNG TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN PHỤ TRÁCH III. ĐỀ KIỂM TRA
  2. UBND HUYỆN THĂNG BÌNH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MÔN: NGỮ VĂN 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT ĐỀ: I. Đọc hiểu (5,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: BÀN TAY YÊU THƯƠNG Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ: "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán: - "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại: - "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: - "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!". Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương. (Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh 2012) Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. Câu 2 (1,0 điểm): Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!” Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong trường hợp: Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay. Câu 4 (0,5 điểm): Xét theo cấu tạo, câu sau thuộc kiểu câu nào? Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Câu 5 (1,0 điểm): Thông điệp chính của văn bản trên là gì? Câu 6 (1,0 điểm): Nếu được vẽ một bức tranh về đôi bàn tay, em sẽ vẽ đôi bàn tay của ai? Vì sao?
  3. II. Làm văn (5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng. Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao... (Trích Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải) -----HẾT-----
  4. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 Phần Đọc hiểu: (5,0 điểm) Câu Tiêu chí đánh giá Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: tự sự 0,5 2 Thành phần gọi đáp: Thưa cô 1,0 3 Phép nối: thế nhưng 1,0 Phép lặp: cô, em, vẽ (HS trả lời được hai phép: 1,0 điểm; một phép: 0,5 điểm) 4 Câu đơn 0,5 5 Thông điệp: Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc 1,0 sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. (Học sinh có thể diễn đạt bằng cách khác) 6 * HS bày tỏ quan điểm của bản thân. Câu trả lời không vi phạm 1,0 các chuẩn mực đạo đức, pháp luật và lí giải hợp lí, thuyết phục. *Ghi điểm: - Mức 1,0 điểm: Đưa ra sự lựa chọn và lí giải hợp lí, thuyết phục; diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng. - Mức 0,75 điểm: Đưa ra sự lựa chọn và lí giải hợp lí; diễn đạt còn dài dòng. - Mức 0,5 điểm: Đưa ra sự lựa chọn và lí giải tương đối hợp lí. - Mức 0,25: Đưa ra sự lựa chọn và không lí giải hoặc lí giải không liên quan - Mức 0 điểm: Chưa trả lời hoặc trả lời không liên quan. Phần Làm văn: (5,0 điểm) Tiêu chí đánh giá Điểm 1. Yêu cầu chung: - Thể loại: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. - Vấn đề nghị luận: cảm xúc thiết tha của Thanh Hải trước hình ảnh mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước trong bài Mùa xuân nho nhỏ. - Yêu cầu: Vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận văn học để phân tích đoạn thơ. - Đảm bảo kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp,... 2. Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về tác phẩm thơ (đoạn thơ): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: giới thiệu tác 0,5 giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận; phần thân bài: phân tích đoạn thơ
  5. (luận điểm, luận cứ); phần kết bài: khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ và suy ngẫm của bản thân b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đoạn thơ nói về cảm xúc của nhà 0, 5 thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước. c. Triển khai luận điểm phù hợp: Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn nghị luận về tác phẩm thơ (đoạn thơ); trình bày luận điểm rõ ràng, phân tích, bình làm rõ cái hay, cái đẹp của đoạn thơ. c1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn thơ 0,25 c2.Phân tích đoạn thơ 2,5 * Nội dung: - Bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp, đầy hình ảnh, màu sắc, rộn rã âm thanh sự sống. - Hình ảnh mùa xuân đất nước đước khắc hoạ qua hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”, “lộc”,… trong không khí “hối hả”, “xôn xao”,… - Cảm xúc thiết tha, say sưa, ngây ngất cùng niềm lạc quan của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước. * Nghệ thuật: - Thể thơ 5 chữ tạo âm hưởng nhẹ nhàng phù hợp với cảm xúc tha thiết. - Ngôn ngữ trong sáng, giàu cảm xúc, giàu hình ảnh. - Ngôn ngữ gợi cảm; kết hợp biện pháp điệp từ, liệt kê, ẩn dụ; sử dụng từ láy,.... c3. Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật đoạn thơ và suy ngẫm của bản 0,25 thân về khát vọng vươn lên, tinh thần lạc quan trong cuộc sống. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, biết kết hợp lí lẽ phân tích, bình 0,5 với nêu dẫn chứng. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0,5 câu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1