intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh" giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phan Châu Trinh, Phú Ninh

  1. ĐỀ KIỂM TRA HOC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: Ngữ văn – Lớp 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học (từ tuần 1 đến tuần 8) so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục. 1. Kiến thức: Học sinh hiểu bài, trình bày liên hệ kiến thức cơ bản: - Nắm được nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa của đoạn trích, trình bày quan điểm, suy nghĩ về một vấn đề đặt ra trong đoạn trích. - Xác định các thành phần biệt lập, các phép liên kết câu và liên kết đoạn, tác dụng của biện pháp tu từ.Ttạo lập được văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi, kĩ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.kĩ năng tạo lập văn bản . 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong kiểm tra. - Cẩn thận khi phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề; năng lực nhận thức, tư duy logic - Năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng Tiếng Việt, viết văn. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA 1. Hình thức: Tự luận 2. Cách thức tổ chức: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận vào giấy làm bài thi trong thời gian 90 phút. III.THIẾT LẬP MA TRẬN Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng số Lĩnh vực nội dung I. Phần Nhận biết Phương Trình bày đọc hiểu: thức biểu đạt, ngôi - Hiểu nội dung quan điểm, Tiêu chí kể, tên tác phẩm. của đoạn trích suy nghĩ về lựa chọn - Các BPTT từ vựng một vấn đề ngữ liệu: -Các phép liên kết đặt ra trong Đoạn văn - Các thành phần biệt đoạn trích. bản lập
  2. - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3.0 1.5 0.5 5.0 - Tỉ lệ 30 % 15% 0.5 % 50% II. Tạo Viết bài văn lập văn nghị luận về bản tác phẩm thơ. - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số 4 1 1 1 6 câu 3.0 1.5 0,5 5.0 10.0 Số điểm 30% 15% 0,5% 50% 100% Tỉ lệ
  3. IV. BẢNG ĐẶC TẢ: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng số Đoạn trích Phương thức - Hiểu nội Trình bày trong văn bản biểu đat chính dung của suy nghĩ của Những ngôi sao , ngôi kể, tên đoạn trích em và liên hệ xa xôi tác phẩm bản thân về một vấn đề được đặt ra từ đoạn trích. Xác định thành Nhận biết biệt lập và gọi thành phần tên biệt lập , gọi tên thành phần đó. Biện pháp tu từ Xác định phép tu từ so sánh , nhân hóa và nêu tác dụng. Xác định các Xác định các phép liên kết phép liên kết trong đoạn văn - Số câu 4 1 1 6 - Số điểm 3,0 1.5 0,5 5.0 - Tỉ lệ 5,0% 15% 0,5 % 50%
  4. Thể loại văn Nghị luận về nghị luận về bài tác phẩm thơ thơ - Số câu 1 1 - Số điểm 5.0 5.0 - Tỉ lệ 50% 50% Tổng số câu 4 1 1 1 7 Số điểm 3,0 1,5 0,5 5.0 10.0 Tỉ lệ 30% 15% 0,5% 50% 100% PHÒNG GDĐT PHÚ NINH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS PHAN CHÂU TRINH MÔN: NGỮ VĂN 9 (Thời gian: 90 phút) (Không kể thời gian giao, chép đề) ĐỀ A I. PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: ” II .TẠO LẬP VĂN BẢN (5,0 điểm) “ Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẩn trong ruột những quả bom.Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi.Tất nhiên tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chảo, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa . Nhưng nhất định sẽ nổ...” ( Tập 2-SGK- Ngữ văn 9 ) Câu 1:( 0,75d) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính ? Câu 2( 0,75d) Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn văn bản và nêu tác dụng ?
  5. Câu 3: ( 0,75d) Chỉ ra thành phần biệt lập có trong đoạn văn bản và gọi tên ? Câu 4: ( 0,75d) Xác định các phép liên kết có trong 4 câu đầu tiên trong đoạn trích trên ? Câu 5: ( 1,5d) Nêu nội dung chính của đoạn văn bản ? Câu 6: ( 0,5d) Viêt đoạn văn( 5 - 7 câu) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh người thanh niên trong thời đại ngày nay? II/ Phần làm văn Cảm nhận của em về tình cảm cha con trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương. Lưu ý: Học sinh khuyết tật làm từ câu 1 đến câu 5 và phàn mở bài tập làm văn ĐỀ B I/ Phần đọc – hiểu: ( 5,0d) Đọc đoạn văn bản và trả lời câu hỏi: “ Hồi còi thứ hai của chị Thao.Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ không có gió.Tim tôi cũng đập không rõ .Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom...” ( Trích tập 2-SGK-Ngữ văn 9) Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính ? ( 0,75d) Câu 2 : Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hoá có trong đoạn trích và nêu tác dụng của biện pháp tu tù đó? ( 0,75d) Câu 3 : Xác định thành phần biệt lập và gọi tên thành phần đó trong đoạn trích? ( 0,75d) Câu 4 : Chỉ ra 3 phép liên kết có trong đoạn văn bản trên? ( 0,75d) Câu 5 : Nêu nội dung chính của đoạn văn bản ? ( 1,5d) Câu 6 : Viết đoạn văn ( 5- 7 ) câu trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh người thanh niên thời hiện đại ? ( 0,5) Lưu ý : HSKT chỉ làm từ câu 1- 5 và phần mở bài của bài tập làm văn.
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II VĂN 9 - NĂM HỌC:2023- 2024 ĐỀ A Câu 1 Đúng mỗi ý sau đạt 0,25 d 0,75 -Trích văn bản Những ngôi sao xa xôi - Ngôi kể thứ nhất - Phương thức biểu đạt chính : Tự sự HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 2 Biên pháp tu từ So sánh : Thần kinh căng như chảo, tim đập ..... 0,75 ( 0,5d) - Tác dụng : làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp hình ảnh trở nên sinh động cụ thể , thấy được sự căng thẳng đầy nguy hiểm của việc phá bom.( 0,25d) HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 3 0,75 Thành phần biệt lập : Có thể , nhất định, tất nhiên ( 0,75d) Nêu được 2 trong 3 thành phần trên ( 0,5d) - Gọi tên : Thành phần tình thái ( 0,25d) HSKT( đúng đạt 1d) Câu 4 Đúng 2 phép liên kết ( 0,75d), nêu được 1 phép liên kết ghi 0,5d 0,75 - Phép lặp : chạy trên cao điểm cả ban ngày – ban ngày chạy trên cao điểm. - Phép thế : Hắn ta – thần chết HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 5 Nội dung của đoạn trích : - Nêu lên không khí căng thẳng đầy nguy hiểm và sự khó khăn trong công việc phá bom của các cô gái thanh niên xung phong 1.0
  7. trên cao điểm, ở đường Trường sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ .( 1d) - Thấy được sự dũng cảm , gan dạ của các cô gái trong công việc.( 0,5d) HSKT ( đúng đạt 3d) Câu 6 Viết đoạn văn đảm bảo số câu và nội dung gợi ý sau : - Tự hào về truyền thống anh hùng của người thanh niên trong 0,5 thời kì kháng chiến chống ngoại xâm. - Noi gương và học tập những đức tính tốt của người anh hùng cách mạng . - Cố gắng rèn đức, luyện tài để trở thành người có ích cho xã hội, phục vụ nhân dân. Viết đúng 2 trong 3 ý trên đạt 0,5 đ. Giáo viên linh hoạt trong cách chấm. Học sinh có thể trình bày theo nhiều hướng , nhưng phải đảm bảo nội dung đã định hướng. ĐỀ B Câu 1 Như đáp án của đề A 0,75 HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 2 -Biện pháp tu từ nhân hóa : Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong 0,75 cái dây mìn, chui vào ruột quả bom... ( 0,5d) Tác dụng : Gợi lên sự sinh động, gần gũi của sự vật giúp sự diễn đạt tăng thêm cảm xúc cho người đọc, lửa như một con vật đầy nguy hiểm.( 0,25d) HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 3 0,75 Thânh phần biệt lập : Dường như(0,5d) là thành phần tình thái( 0,25d) HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 4 Các phép liên kết câu : đúng mỗi phép liên kết (0,25d) 0,75 -Phép lặp : Tôi ở câu(2) và tôi ở câu (3) -Phép thế : Nó – chiếc kim đồng hồ - phép nối : Còn .. HSKT ( đúng đạt 1d) Câu 5 Đáp án giống nội dung câu 5 đề A HSKT ( đúng đạt 3d)
  8. 1.0 Câu 6 Đáp án giống câu 6 đề 0,5 LÀM VĂN. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về tình cảm cha con trong bài thơ “ Nói với con” của nhà thơ Y Phương . Tiêu chí đánh giá Điểm 1/ Yêu cầu chung: - Học sinh sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết bài văn t nghị luận về tư tưởng – đạo lý - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. 2/ Yêu cầu cụ thể: a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài: biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần thân 0.5 bài: biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài: khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận : Cảm nhận của em về tình cảm cha 0.5 con của trong bài thơ “ Nói với con” của Y Phương. . c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp: trình bày các luận điểm, luận cứ, lí lẻ cụ thể, chặt chẽ, logic; Học sinh có thể trình bày nhiều cách khác nhau, sau đây là một số gợi ý. 3/ Dàn ý 0.5 a. Mở bài: Giới thiệu trực tiếp hoặc gián tiếp vấn đề nghị luận là Tình cảm cha con qua bài thơ Nói vói con của Y Phương
  9. b. Thân bài 0.5 + Hình ảnh em bé lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ Hình ảnh đứa trẻ tập đi được miêu tả giản dị, mộc mạc: Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ. Tiếng nói, tiếng cười: hình ảnh của một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. ⇒ tình yêu con của cha mẹ là vô hạn, chăm chút, dõi theo con từ những bước đi 0.5 đầu đời. + Lời cha mẹ dạy con về những đức tính cần có trong cuộc sống - Sống vui tươi, thân thiện, biết ơn: Hồn nhiên, yêu đời, yêu lao động: cài nan hoa khi đan lờ bắt cá, luôn ca hát 1.0 trong lao động. Con người sống dựa vào tự nhiên, biết ơn tự nhiên: “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng”. Con người không thể sống một mình: ngày cưới của cha mẹ là ngày “đầu tiên đẹp nhất trên đời”, và kết tinh đẹp nhất chính là đứa con. ⇒ Giọng thơ xúc động, vui tươi, cha mẹ vừa nói với con vừa như nhớ lại những kỉ niệm của mình. - Sống kiên cường, hiên ngang, không quản gian khó: Mong con học được sự kiên cường của “người đồng mình”: vượt qua những nỗi đau để nuôi chí làm việc lớn. Sống phải biết ơn những hi sinh của cha ông đời trước đã xây dựng quê hương, không chê quê hương nguồn cội, không quản gian khó: “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh/ Sống trong thung không chê thung nghèo đói”. Cha mẹ mong con có đủ sức mạnh thể chất và tinh thần như “người đồng mình”: “thô sơ da thịt”, “chẳng mấy ai nhỏ bé”; có thể “Lên thác xuống ghềnh”, “Không lo cực nhọc”. - Sống có ích, xây dựng quê hương và luôn ghi nhớ truyền thống, nguồn cội: “tự đục đá kê cao quê hương”, “quê hương thì làm phong tục” đó là mối quan hệ mật thiết giữa con người với quê hương đất nước. Con người xây dựng nên quê hương, tạo ra phong tục tập quán rồi chính quê hương là nơi lưu giữ những phong tục ấy. ⇒ Cha mẹ mong đứa con hãy “Sống như sông như suối”, luôn trôi chảy, luôn phát triển, nhưng những giá trị quan trọng của dân tộc thì không thể quên. + Lời dặn dò con về bản lĩnh làm người khi ra cuộc đời Lời dặn dò cuối cùng cha mẹ muốn nói với đứa con: “tuy thô sơ da thịt” nhưng khi rời khỏi gia đình, tự lập trong cuộc sống thì “không bao giờ nhỏ bé được”. Con người không phải máy móc, chỉ là da thịt “thô sơ” có thể chịu tổn
  10. thương, có thể ốm đau bệnh tật, mệt mỏi, nhưng phải cố gắng sống hiên ngang, không “nhỏ bé” khuất phục cái xấu, cái bất công, không “nhỏ bé” chấp nhận chịu sống cúi đầu, như ông cha ta ngàn đời nay. “Nghe con”: câu thơ cuối như tiếng lòng của cha mẹ, đầy yêu thương, hi vọng, lo lắng, mong con sẽ trưởng thành một người sống hạnh phúc, tự do, sống có ích. +  nghệ thuật bài thơ Thể thơ tự do, giọng thơ thân tình, mộc mạc, trìu mến. Sử dụng những hình ảnh, ngôn ngữ đặc trưng của người dân miền núi c. Kết bài: Khái quát lại nhận định lại vấn đề đã phân tích qua bài thơ Nói với con 0.5 của nhà thơ Y Phương và suy nghĩ của bản thân về vấn đề nghị luận - Rút ra bài học cho bản thân . d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ; sử dụng cách nghị luận độc đáo, lôi cuốn, 0.5 hấp dẫn trong việc viết văn nghị luận, kết hợp lí lẻ , dẫn chứng phù hợp ,lời văn sắc bén. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5 * Lưu ý : Tùy vào bài viết cụ thể của học sinh, giáo viên căn cứ vào hướng dẫn chấm, chấm điểm cho phù hợp, khuyến khích những bài viết giàu chất văn, có cảm xúc, có sự sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2