intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Đại Lộc” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Đại Lộc

  1. BẢN MA TRẬN, ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 9 THỜI GIAN: 90 PHÚT I. BẢN MA TRẬN TT Kỹ năng Nội dung Mức độ nhận Tổng /đơn vị kỹ thức năng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 1 Đọc hiểu Văn bản nghị luận Số câu 4 1 1 6 Tỉ lệ % điểm 30% 10% 10% 50% 2 Viết Nghị luận về một bài thơ Số câu 1* 1* 1* 1* 1 Tỉ lệ % điểm 10% 20% 10% 10% 50% Tỉ lệ % chung 70% 30% 100% TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN GIÁO VIÊN RA ĐỀ Trần Thị Nguyệt Lê Thị Trung II. BẢN ĐẶC TẢ TT Kĩ năng Nội dung/ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Đơn vị kiến giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
  2. thức 1 Đọc hiểu Văn bản nghị Nhận biết: luận - Nhận biết được kiểu văn bản. - Nhận biết được một số lí lẽ, bằng chứng/ từ ngữ có trong đoạn trích. 4TL 1TL 1TL - Xác định được thành phần biệt lập. Thông hiểu: - Hiểu được nghĩa của từ. Vận dụng : - Rút ra bài học từ đoạn trích. 2 Viết Nghị luận về Nhận biết: 1* 1* 1* một bài thơ. Nhận biết được yêu cầu của đề, 1TL* kiểu bài văn. Thông hiểu: Viết đúng về nội dung, đảm bảo về hình thức (từ ngữ, diễn đạt, bố cục bài văn …) Vận dụng:
  3. - Viết được bài văn nghị luận về một bài thơ. - Lời văn gợi cảm, diễn đạt rõ ý... - Vận dụng các thao tác lập luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng Vận dụng cao: - Bài văn có những nhận xét, đánh giá sâu sắc của người viết về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. - Lời văn thể hiện được những rung động chân thành của người viết. Có sự sáng tạo về cách dùng từ, diễn đạt… - Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
  4. chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Tổng 4TL 1TL 1 TL 1TL* 1TL* 1TL* 1TL* Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ % chung 100 % PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I. ĐỌC- HIỂU (5.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu nêu ở dưới: 1 [..] Tôi dẫu nông cạn vụng về, nhưng đâu dám từ chối, xin kính cẩn chắp tay cúi đầu mà làm bài kí rằng: 2 “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. 3 Nay thánh minh lại cho rằng chuyện hay việc tốt tuy có một thời lừng lẫy, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài, cho nên lại dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan, khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Há chỉ là chuộng văn suông, ham tiếng hão mà thôi đâu. 4 Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mục như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp? 5 Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại. Có nhiều người đã đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng. Cũng không phải không có những kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi vào hàng ngũ bọn gian ác, có lẽ vì lúc sống họ chưa được nhìn tấm bia này. Ví thử hồi đó được mắt thấy thì lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn, đâu còn dám nảy sinh như vậy được? Thế thì việc dụng tấm bia đá này ích lợi rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn người thiện theo đó mà gắng, dẫn
  5. việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này. [...] ( Trích Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, Thân Nhân Trung) Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản gì? Câu 2 (0.5 điểm). Các vị vua anh minh đã ban ân gì cho kẻ sĩ? Câu 3 (1.0 điểm). Những từ ngữ nào trong đoạn trích được dùng để chỉ vua Lê Thánh Tông? Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra từ ngữ thuộc thành phần cảm thán được sử dụng trong câu: “ Ôi, kẻ sĩ chốn trường ốc lều tranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mục như thế, thì họ phải làm thế nào để tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp?” Câu 5 (1.0 điểm). Hai chữ “ Hiền tài” được dùng để chỉ những người như thế nào? Câu 6 (1.0 điểm). Theo em, bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ là gì? ( Trình bày bằng một đoạn văn từ 3-5 dòng) II. LÀM VĂN (5.0 điểm) Phân tích bài thơ « Sang thu» của nhà thơ Hữu Thỉnh Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. 1977 ( Hữu Thỉnh, Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, Hà Nội,1991)
  6. ===== HẾT =====
  7. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1I – NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: NGỮ VĂN 9 (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) A. HƯỚNG DẪN CHUNG - Thầy cô giáo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm này để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, thầy cô giáo cần linh hoạt trong quá trình chấm, khuyến khích những bài viết sáng tạo. - Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm toàn bài. - Bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. B. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: PHẦN NỘI DUNG CẦN ĐẠT Điểm I. ĐỌC HIỂU 5.0 Lưu ý: Câu 5, 6 trong phần Đọc –hiểu, học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.Nếu đảm bảo ý vẫn cho điểm tối đa. Câu 1 - Đoạn trích trên thuộc kiểu văn bản nghị luận. 0.5 Câu 2 - Các vị vua anh minh đã 0.5 ban ân cho kẻ sĩ : cho khoa danh, đề cao bằng tước trật, nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Câu 3 - Những từ ngữ được dùng 1.0 để chỉ vua Lê Thánh Tông :
  8. thánh minh, thánh thần. Câu 4 Từ ngữ thuộc thành phần 1.0 cảm thán được sử dụng trong câu: Ôi Câu 5 - Hai chữ “ Hiền tài” được 1.0 dùng để chỉ những người tài giỏi, có phẩm chất cao quý nổi bật, là thành phần ưu tú của xã hội. Câu 6 - Bài học lịch sử được rút 1.0 ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ - Cần nêu được: + Thời nào thì “hiền tài” cũng là “nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài. + Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với vấn đề thịnh suy của đất nước. II. LÀM VĂN 5,0 Phân tích bài thơ « Sang thu» của nhà thơ Hữu Thỉnh a. Đảm bảo cấu trúc bài 0.5 nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
  9. kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề 0.5 nghị luận c. Triển khai vấn đề thành các luận điểm; sử dụng hợp 3.0 lí các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: * Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá về bài thơ. * Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ - Nội dung: + Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang. + Những suy ngẫm sâu sắc mang tính triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình
  10. sâu sắc trong bài thơ. - Nghệ thuật: + Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. + Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ ( bỗng, phả, hình như...), phép nhân hóa ( sương chùng chình, sông được lúc dềnh dàng,...), phép ẩn dụ ( sấm, hàng cây đứng tuổi). * Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ  Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa. d. Sáng tạo: Có cách diễn 0.5 đạt độc đáo; thể hiện được những cảm nhận sâu sắc của bản thân. đ. Chính tả, dùng từ, đặt 0.5 câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2