intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng

Chia sẻ: Đặng Tử Kỳ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

41
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2019-2020 có đáp án - Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Tuần 46 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG  Môn: Sinh học ­ Lớp 10 Thời gian làm bài: 60 phút ĐỀ GỐC Đề gồm 04 trang. Họ tên học sinh:…………………………………………….MSHS:…………………. Hướng dẫn làm bài: Đề kiểm tra gồm 2 phần (trắc nghiệm và tự luận). Học sinh trả lời câu hỏi   trắc nghiệm trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, trả lời phần tự luận trên Phiếu trả lời tự luận. A. TRẮC NGHIỆM (32 câu; 8,0 điểm) Câu 1: Cho các giai đoạn như sau:   (I) Kì giữa (II) Kì sau (III) Kì đầu (IV) Kì cuối Quá trình phân chia nhân của nguyên phân diễn ra theo thứ tự đúng là A. (III)   (I)   (II)   (IV). B. (I)   (III)    (IV)   (II). C. (III)   (I)   (IV)   (II). D. (I)   (IV)   (III)    (II). Câu 2: Trong nguyên phân, quá trình phân chia tế bào chất hoàn thành vào  A. kì cuối.  B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì sau. Câu 3: Trong nguyên phân, các nhiễm sắc thể ở trạng thái đơn và di chuyển trên thoi phân bào về 2 cực của   tế bào vào  A. kì cuối. B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì sau. Câu 4:  Ở giai đoạn nào của quá trình giảm phân các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép và xếp thành 2 hàng ở  mặt phẳng xích đạo của tế bào? A. Kì sau II. B. Kì giữa II. C. Kì sau I. D. Kì giữa I. Câu 5: Trong quá trình phân bào, màng nhân và nhân con dần tiêu biến ở A. kì cuối.  B. kì giữa. C. kì đầu. D. kì sau. Câu 6: Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, nguyên phân là cơ chế  A. sinh sản. B. sinh trưởng và phát triển. C. tái sinh mô. D.  tạo   giao  tử. Câu 7: Sự kiện luôn diễn ra trong kì đầu I ­ giảm phân là   A. nhiễm sắc thể kép bắt đôi với nhau theo từng cặp tương đồng. B. trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng. C. màng nhân và nhân con xuất hiện, thoi phân bào dần biến mất. D. nhiễm sắc thể kép tách thành nhiễm sắc thể đơn và dần co xoắn lại. Câu 8: Loại tế bào thực hiện giảm phân là A. tế bào sinh dục chín.  B. tế bào sinh dục sơ khai.      C. tế bào sinh dưỡng. D. giao tử đực và giao tử cái.    Câu 9: Cho các nhận định về kết quả của nguyên phân và giảm phân như sau: (I) Từ một tế bào mẹ qua 1 lần nguyên phân tạo 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống  mẹ. (II) Từ một tế bào mẹ qua giảm phân tạo 4 tế  bào con có thành phần nhiễm sắc thể  giống nhau và số  lượng nhiễm sắc thể bằng một nửa so với tế bào mẹ. (III) Nếu một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể là 4n thực hiện nguyên phân 1 lần thì sẽ tạo 2 tế bào con   đều có bộ nhiễm sắc thể 2n. (IV) Nếu một tế bào mẹ có bộ nhiễm sắc thể là 4n thực hiện giảm phân thì sẽ  tạo 4 tế bào con có bộ   nhiễm sắc thể 2n. Số lượng nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 10: Cho các nhận định về sự khác biệt giữa kết quả kì cuối I với kì cuối II giảm phân như sau: Nhận định Kết quả kì cuối I Kết quả kì cuối II
  2. Từ 1 tế bào mẹ chia thành 2 tế bào con có  Từ  1 tế  bào chia thành 2 tế  bào con có số  lượng  (I) số lượng NST kép giảm đi một nữa. NST kép giữ nguyên. Từ 1 tế bào mẹ 2n chia thành 2 tế bào con   Từ  1 tế  bào có số  lượng nhiễm sắc thể  là n kép  (II) có số lượng nhiễm sắc thể là n kép. chia thành 2 tế  bào con có bộ  nhiễm sắc thể  là n   đơn. Tế  bào con có số  lượng nhiễm sắc thể  Tế  bào con có số  lượng nhiễm sắc thể  bằng tế  (III) bằng một nửa so với tế bào mẹ ban đầu. bào mẹ ban đầu tham gia giảm phân I. Tế  bào con có số  lượng nhiễm sắc thể  Tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể bằng một   (IV) bằng số lượng nhiễm sắc thể của tế bào  nửa so với số lượng nhiễm sắc thể của tế bào mẹ  mẹ. ban đầu. Nhận định phân biệt đúng là A. (II). B. (I). C. (III). D. (IV). Câu 11: Cho các nhận định về nguyên phân như sau: (I) Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào phổ biến  ở sinh vật nhân thực, không có ở sinh vật nhân  sơ. (II) Quá trình nguyên phân chia thành 2 giai đoạn là phân chia nhân và phân chia tế bào chất. (III) Không phải tất cả  tế  bào đều tham gia nguyên phân, tế  bào chuyên hóa cao có thể  không nguyên   phân. (IV) Ở sinh vật sinh sản sinh dưỡng, nguyên phân là hình thức sinh sản làm tăng đa dạng di truyền cho sinh   vật. Số lượng nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 12: Cho các nhận định về giảm phân như sau: (I) Giảm phân bao gồm 2 lần phân chia tế bào liên tiếp nhưng chỉ có một lần nhân đôi nhiễm sắc thể. (II) Giảm phân kết hợp với thụ tinh, nguyên phân là cơ chế đảm bảo duy trì bộ nhiễm sắc thể đặc trưng   và ổn định cho loài. (III) Các diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong giảm phân II tương tự trong nguyên phân. (IV) Tế bào con của giảm phân I và giảm phân II đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).     Số lượng nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 13: Hình vẽ bên minh họa tế bào đang ở kì nào của nguyên phân? A. Kì cuối.  B. Kì giữa. C. Kì đầu. D. Kì sau. Câu 14: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 48, 1 tế bào sinh dưỡng của loài này nguyên phân liên   tiếp 5 lần tạo các tế bào con. Tổng số nhiễm sắc thể đơn trong tất cả các tế bào con là A. 3072. B. 1536. C. 240. D. 768. Câu 15: Một nhóm tế  bào sinh tinh cùng loài thực hiện giảm phân tạo ra 13824 tinh trùng.  Cho biết hiệu  suất tạo tinh trùng là 100%. Số tế bào sinh tinh thực hiện giảm phân là A. 13824. B. 6912. C. 3456. D. 4608. Câu 16: Từ  10 tế bào sinh dục sơ khai đực (tinh nguyên bào) nguyên phân liên tiếp 5  lần tạo thành các tế  bào con, 100% tế bào con tạo thành đều trở thành tế bào sinh tinh để giảm phân tạo thành tinh trùng. Tất cả  các tinh trùng sau đó đều tham gia thụ tinh nhưng chỉ tạo thành duy nhất 1 hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của   tinh trùng gần bằng A. 0,01%. B. 0,001%. C. 0,078%. D. 0,313%. Câu 17: Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật chủ yếu là  A. tăng số lượng tế bào của quần thể. B. gia tăng kích thước tế bào.  C. gia tăng khối lượng mỗi tế bào. D. tăng số lượng quần thể trong hệ sinh thái.
  3. Câu 18: Dựa vào pH của môi trường, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm: ưa axit, ưa pH trung tính và ưa   kiềm. Trong đó nhóm vi sinh vật ưa trung tính sinh trưởng trong điều kiện pH từ A. 4  6. B. 6  8. C. 9  11. D. 11  14. Câu 19: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, vi sinh vật được chia thành 4 nhóm: ưa lạnh, ưa ấm, ưa nhiệt và ưa   siêu nhiệt. Nhóm ưa nhiệt bao gồm các vi sinh vật thường sống trong khoảng nhiệt độ từ A. 55oC  65oC. B. 0oC 15oC. C. 75oC   100oC. D. 20oC  40oC  Câu 20: Đa số khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường hoặc muối đậm đặc thì tế bào vi sinh vật A. bị rút nước ra ngoài làm chúng không phân chia được. B. rút đường, muối vào trong tế bào vì vậy tăng áp suất thẩm thấu và tế bào chết.   C. rút đường, muối và nước vào trong tế bào làm tế bào trương lên và vỡ ra. D. bị rút nước ra ngoài làm giảm áp suất thẩm thấu tế bào vì vậy tế bào chết. Câu 21: Tác dụng của các hợp chất phenol đến vi sinh vật là A. gây biến tính prôtêin. B. tăng tính thấm màng phôtpholipit.   C. nhân tố ức chế quá trình phiên mã, dịch mã. D. gắn vào kênh prôtêin ngăn cản vận chuyển  nước. Câu 22: Clo có khả năng diệt vi sinh vật có hại nên người ta thường sử dụng clo vào việc A. thanh trùng nước máy, nước bể bơi. B. thuốc uống diệt khuẩn ở người và động vật. C. tẩy uế và ướp xác. D. sát trùng vết thương sâu trong giải phẫu. Câu 23: pH môi trường có ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật vì pH ảnh hưởng trực tiếp đến  A. tính thấm chọn lọc qua màng tế bào, hoạt tính enzim của vi sinh vật. B. tính hướng sáng của vi sinh vật ưa sáng và làm phá hủy ADN.   C. áp suất thẩm thấu làm thay đổi hình dạng và kích thước tế bào. D. cấu tạo thành và màng tế bào do đó làm chết tế bào ngay khi pH thay đổi. Câu 24: Nhận định đúng về tác động của thuốc kháng sinh đến vi sinh vật là A. mỗi loại kháng sinh tác động có chọn lọc lên vi sinh vật. B. tất cả thuốc kháng sinh đều làm hư hỏng màng sinh chất. C. thay đổi tính thấm của màng tế bào đối với chất dinh dưỡng. D. làm giảm sức căng bề mặt, phá vỡ màng tế bào. Câu 25: Có thể sử dụng vi khuẩn khuyết dưỡng lysin (một loại axit amin) để kiểm tra thực phẩm có lysin   vì vi khuẩn khuyết dưỡng lysin ...(1)... khả  năng tự  tổng hợp lysin, nếu thực phẩm ...(2)... thì vi khuẩn   khuyết dưỡng lysin phát triển bình thường. (1) và (2) lần lượt là A. (1) không có; (2) có lysin. B. (1) có; (2) không có lysin.  C. (1) không có; (2) không có lysin. D. (1) có; (2) không có lysin. Câu 26: Sau khi rửa rau sống nên ngâm rau trong thuốc tím Kali pemanganat (KMnO4) pha loãng trong 2 – 3  phút (hoặc lâu hơn tùy loại rau) vì KMnO4 ...(1).... giúp diệt khuẩn. (1) là  A. có tính oxi hóa mạnh gây oxi hóa các chất vô cơ, hữu cơ  B. sinh oxi phân tử có tác dụng oxi hóa mạnh các chất vô cơ, hữu cơ C. gắn vào nhóm SH của prôtêin làm prôtêin bất hoạt D. sinh ra O2 (2KMnO4  K2MnO2 + MnO2 + O2) cho hô hấp hiếu khí Câu 27: Cho các ứng dụng sau: (I) Muối chua rau quả. (II) Đun sôi nước uống, nấu chín thức ăn. (III) Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. (IV) Luộc, hấp các dụng cụ y học. (V) Ủ ấm sữa chua trong quá trình lên men. (VI) Dùng nước muối rửa rau quả. Số lượng ứng dụng nhân tố nhiệt độ vào thực tiễn đời sống là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 28: Cho các nhận định về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng của vi sinh vật như sau: (I) Ở nhiệt độ thấp, tốc độ các phản ứng sinh hóa trong tế bào tăng gây phá hủy nhiều chất trong tế bào  gây ức chế sinh trưởng vi sinh vật. (II) Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt tính enzim do đó ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hóa trong  tế bào vi sinh vật.
  4. (III)  Ở  nhiệt độ  thấp hơn so với nhiệt độ  trong khoảng giới hạn thích hợp các enzim biến tính nên vi   sinh vật ngừng sinh trưởng. (IV) Ở nhiệt độ cao hơn so với nhiệt độ trong khoảng giới hạn thích hợp, vi sinh vật chết do các enzim   bị biến tính. Số lượng nhận định đúng là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 29: Nuôi cấy một quần thể  vi khuẩn với số  lượng ban đầu là 5 ×105  tế  bào, sau 5 giờ  nuôi cấy, số  lượng tế bào trong quần thể là 512×106 tế bào. Cho biết thời gian phân chia mỗi lần là như nhau, trong thời   gian này không có tế bào bị chết. Thời gian thế hệ của vi khuẩn trên là A. 60 phút.  B. 30 phút.  C. 90 phút.  D. 120 phút.  Câu 30: Một tế bào vi khuẩn sau 10 giờ nuôi cấy được 1024 tế bào. Cho biết thời gian phân chia mỗi lần là  như  nhau, trong thời gian này không có tế  bào bị  chết.  Ở  thời điểm nuôi cấy được 6 giờ  30 phút thì số  lượng tế bào vi khuẩn này là  A. 128 tế bào. B. 256 tế bào. C. 32 tế bào. D. 64 tế bào. Câu 31: Theo bệnh viện Bạch Mai (bachmai.gov.vn) vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là tác nhân chính gây  bệnh viêm dạ dày cấp và mạn tính, loét dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày ở người…  Việt Nam có khoảng  60­70% dân số  bị  nhiễm vi khuẩn HP , tại Hà Nội, cứ  1000 người thì có đến 700 trường hợp nhiễm HP.   Trong môi trường axit đậm đặc của dạ dày con người,  HP được coi là loài vi khuẩn duy nhất có khả năng   tồn tại và phát triển được. HP tiết enzim ureaza giúp phân hủy urê thành amôniắc trung hòa tính axit của   dịch vị, đây chính là lí do HP sống được trong môi trường dạ  dày lúc nào cũng đầy dịch vị  axit.  HP sinh  trưởng trong khoảng nhiệt độ 30 – 40oC và chịu được môi trường pH từ 5 – 8,5.  Dựa vào điều kiện sống có  thể cho thấy vi khuẩn HP sinh trưởng tốt khi môi trường có pH quanh tế bào là…(1)… và là vi sinh vật … (2)…  A. (1) axit; (2) ưa ấm. B. (1) axit; (2) ưa siêu nhiệt. C. (1) trung tính; (2) ưa ấm. D. (2) kiềm; (2) ưa ấm. Câu 32: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin)   và không tự tổng hợp được phêninalanin (một loại axit amin), còn vi khuẩn chủng 2 thì ngược lại không tự  tổng hợp được axit folic nhưng tự tổng hợp được phêninalanin. Cho các nhận định sau:  (I) Nuôi chủng 1 trong môi trường đủ  các chất dinh dưỡng khác nhưng thiếu phêninalanin thì chủng 1   không sinh trưởng được. (II) Nuôi chủng 2 trong môi trường có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng khác thì chủng 2 sinh trưởng  được. (III) Nuôi chung 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường thiếu cả axit folic và phêninalanin nhưng đủ các  chất dinh dưỡng khác thì 2 chủng vẫn sinh trưởng được. (IV) Nuôi chủng 1 trong môi trường có đủ axit folic và các chất dinh dưỡng khác cần thiết thì chủng 1  sinh trưởng được. (V) Phải nuôi chung 2 chủng vi khuẩn này trong môi trường đầy đủ  cả  axit folic, phêninalanin và các  chất dinh dưỡng khác thì 2 chủng mới sinh trưởng được. Trong số 5 nhận định trên, số lượng nhận định đúng là A. 2. B. 3. C. 4.  D. 5. B. TỰ LUẬN (02 câu; 2,0 điểm) Câu 33: (1,0 điểm) Lưu ý: Học sinh kẻ bảng với cột STT và cột tên cấu trúc (câu a), cột STT và tên giai   đoạn (câu b) vào bài làm, không cần chép lại bảng mô tả. a. Dựa vào đặc điểm hình thái, người ta chia hạt virut thành 3 loại cấu trúc: xoắn, khối và hỗn hợp.  Hãy cho biết tên cấu trúc của mỗi loại virut mô tả ở bảng sau: STT Mô tả Tên cấu  trúc 1 Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều. ? 2 Một phần capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện, phần khác capsôme  sắp xếp  ? thành dạng hình que. 3 Capsôme sắp xếp theo chiều dài của axit nuclêic. Virut thường có hình que hoặc sợi. ?
  5. b. Hãy cho biết tên mỗi giai đoạn trong quá trình nhân lên của phagơ trong tế bào chủ được mô tả sau: STT Mô tả Tên giai  đoạn 1 Hệ  gen kết hợp ngẫu nhiên với phần đầu, gắn với đuôi, đĩa gốc và lông đuôi tạo  ? phagơ hoàn chỉnh. 2 Các prôtêin bề  mặt  ở  đầu mút của các sợi lông đuôi của phagơ  gắn đặc hiệu với   ? thụ thể trên bề mặt của tế bào chủ. 3 Phagơ phóng thích ồ ạt ra khỏi tế bào chủ. ? 4 Hệ gen của virut điều khiển tế bào chủ tổng hợp hệ gen và các thành phần khác của   ? virut. 5 Phagơ tiết enzim phá thành tế bào, bao đuôi co rút đưa hệ gen vào trong tế bào chủ. ? Câu 34: (1,0 điểm) Mỗi nhận định dưới đây về virut là đúng hay sai? Giải thích.  Lưu ý : Học sinh kẻ bảng với cột STT, Đúng/sai, Giải thích vào bài làm, không cần chép lại bảng mô tả. STT Mô tả Đúng/sai Giải  thích 1 Tất cả virut đều có cấu tạo gồm 3 thành phần là lõi axit nuclêic, vỏ capsit   ? ? và vỏ ngoài (gồm lớp lipit kép và prôtêin). 2 Lõi axit nuclêic của virut chứa ADN và ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép). ? ? 3 Virut sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ. ? ? 4 Vỏ capsit của virut được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là glicôprôtêin ? ? ­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 Tuần 46 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG  Môn: SINH HỌC ­ Lớp 10 Thời gian làm bài: 60 phút ĐÁP ÁN ĐỀ GỐC B. PHẦN TỰ LUẬN: (02 câu, 2,0 điểm) Câu Nội dung trả lời – điểm từng phần Điểm Câu 33 a. Cấu trúc của mỗi loại virut 0,375 (1,0 đ) STT Tên cấu trúc 1 Cấu trúc khối 2 Cấu trúc hỗn hợp 3 Cấu trúc xoắn b. Tên các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virut 0,625 STT Tên giai đoạn 1 Lắp ráp 2 Hấp phụ 3 Phóng thích 4 Sinh tổng hợp 5 Xâm nhập Lưu ý: Mỗi ý đúng được 0,125 điểm Câu 34 Nhận định đúng/sai và giải thích (1,0 đ) STT Đúng/sai Giải thích 1 Sai Tất cả  virut đều có cấu tạo gồm 2 thành phần là lõi axit  nuclêic, vỏ  capsit. Vỏ  ngoài (gồm lớp lipit kép và prôtêin)  chỉ có ở virut có vỏ ngoài, không có ở virut trần. 0,25 2 Sai Lõi axit nuclêic của virut chứa ADN hoặc ARN (chuỗi đơn  hoặc chuỗi kép) không bao giờ chứa đồng thời 2 loại. 0,25 3 Đúng Vì virut chưa có cấu tạo tế bào, cấu tạo đơn giản, chưa đủ  thành phần cấu tạo  để  tự  tồn tại và sinh trưởng vì vậy  chúng phải sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ, dựa vào  0,25 bộ  máy di truyền của tế  bào chủ  để  tổng hợp các thành   phần cho virut. 4 Sai Vỏ capsit của virut được cấu tạo từ các đơn vị  prôtêin gọi  là capsôme. 0,25 Nhận định đúng được 0,125 điểm và giải thích đúng được 0,125 điểm/mỗi câu
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2