intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THCS và THPT Vĩnh Nhuận, An Giang

  1. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài : 50 phút, (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Trong một chu kỳ tế bào, kỳ nào diễn ra dài nhất? A. Kỳ cuối. B. Kỳ đầu. C. Kỳ giữa. D. Kỳ trung gian. [] Câu 2. Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là: A. tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào. B. nhân đôi ADN và NST. C. NST tự nhân đôi. D. ADN tự nhân đôi. [] Câu 3: Ở kì đầu của nguyên phân không xảy ra sự kiện nào dưới đây ? A. Màng nhân dần tiêu biến B. NST dần co xoắn C. Các nhiễm sắc tử tách nhau và di chuyển về 2 cực của tế bào D. Thoi phân bào dần xuất hiện [] Câu 4: Sự phân chia vật chất di truyền trong quá trình nguyên phân thực sự xảy ra ở kỳ nào? A. Đầu. B. Giữa. C. Sau . D. Cuối. [] Câu 5: Các giống cây cảnh có giá trị cao như lan hồ điệp, lan rừng đột biến,... và cây cảnh ngắn ngày như hoa hồng, thược dược, cúc họa mi, đồng tiền,... được nhân giống thành công nhờ vào: A. công nghệ gen. B. công nghệ tế bào. C. nhân bản vô tính. A. thụ tinh ống nghiệm. [] Câu 6. Trong quá trình tổng hợp nucleic acid ở vi sinh vật, các phân tử nucleic acid được tạo ra nhờ sự liên kết của các đơn phân: A. nucleotide. B. glucose. C. amino acid. D. acetyl-CoA. [] Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự tổng hợp protein của vi sinh vật? A. Vi sinh vật có khả năng tự tổng hợp các loại amino acid.
  2. B. Vi sinh vật có khả năng tổng hợp protein. C. Protein tổng hợp được khi liên kết các amino acid với nhau bằng liên kết glycosid. D. Phương trình tổng hợp protein là: (Amino acid)n => Protein. [] Câu 8. Loại enzyme nào sau đây được vi sinh vật tiết ra để phân giải protein? A. Amylase B. Nuclease. C. Protease D. Saccharase. [] Câu 9. Việc làm nước tương, nước mắm trong dân gian thực chất là ứng dụng của quá trình gì? A. Phân giải carbohydrate. B. Phân giải protein. C. Tổng hợp protein. D. Phân giải nucleic acid. [] Câu 10. Quá trình phân giải các hợp chất carbohydrate ở vi sinh vật xảy ra ở bên ngoài cơ thể vi sinh vật nhờ các……….. polisaccharide do chúng tiết ra. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là A. acid phân giải. B. acid tổng hợp. C. enzym phân giải. D. enzym tổng hợp [] Câu 11. Loại enzyme nào sau đây được vi sinh vật tiết ra không phải để phân giải carbohydrate? A. Amylase B. Cellulase. C. Protease D. Saccharase. [] Câu 12 “Cơm mẻ” được nuôi và duy trì để làm nguyên liệu nấu ăn trong gia đình. Trong trường hợp này, môi trường nuôi cơm mẻ là môi trường nuôi cấy A. liên tục. B. không liên tục. C. trung tính. D. chọn lọc. [] Câu 13. Dựa vào cơ sở khoa học nào sau đây để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học? A. Vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường. B. Một số vi sinh vật tạo ra chất độc hại cho côn trùng. C. Vi sinh vật có khả năng tiết enzyme phân huỷ các chất bên ngoài tế bào. D. Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên. [] Câu 14. Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt? A. Ủ chua phụ phẩm trồng trọt. B. Ủ men làm sữa chua. C. Bón phân hóa học cho cây trồng. D. Trồng xen canh cây họ đậu. [] Câu 15. Khi tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó dùng sữa bò để làm sữa chua thì không thể lên men sữa chua được vì lí do nào sau đây? A. Khi tiêm thì sữa bò mất hết chất dinh dưỡng.
  3. B. Khi tiêm, sữa bò có môi trường kiềm ức chế phát triển của vi khuẩn lactic. C. Trong sữa bò còn tồn đọng kháng sinh ức chế phát triển của vi khuẩn lactic. D. Khi đó trong sữa bò còn nhiều vi sinh vật gây bệnh chưa bị tiêu diệt nên [] Câu 16: Thành phần cơ bản của virus là A. vỏ capsit và lõi nucleic acid. B. vỏ capsit và vỏ ngoài. C. vỏ ngoài và lõi nucleic acid. D. lõi nucleic acidvàgai glycoprotein. [] Câu 17: Các đơn vị cấu tạo nên vỏ capsid của virus là A. capsomer. B. glycoprotein. C. glycerol. D. nucleotide. [] Câu 18: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm A. virus trần và virus có vỏ ngoài. B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. C. virus DNA và virus RNA. D. virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người. [] PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. (4,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai khi nói về quá trình giảm phân? a. Ở kì giữa I, các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại, tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. b. Ở kì cuối II, các nhiễm sắc thể kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn, màng nhân và nhân con dần xuất hiện, thoi phân bào tiêu biến. c. Các nhiễm sắc thể co xoắn lại ở kì đầu II. d. Ở kì sau I, mỗi nhiễm sắc thể kép tách ra tạo thành 2 nhiễm sắc thể đơn, mỗi nhiễm sắc thể đi về 1 cực của tế bào. Câu 2: Mỗi ý sau đây là Đúng hay Sai về tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật? a. Phân giải đường làm chua dưa muối. b. Phân giải protein trong thịt cá và đậu tương để làm nước mắm và tương. c. Phân giải protein của đồ ăn. d. Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa. Câu 3: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh và là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng. Bạn A làm sữa chua thành công và đã cho vào tủ lạnh để bảo quản, nhưng bạn lại để quên một lọ gần vị trí bếp gas. Sau hai ngày, bạn A thấy lọ sữa chua sủi bọt, chảy nước và bốc mùi. Hãy cho biết mỗi ý sau đây là Đúng hay Sai về quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn có trong lọ sữa chua? a. Môi trường axit (pH thấp) đã ức chế hoạt động của VSV gây bệnh. b.Qúa trình làm sữa chua là môi trường nuôi cấy không liên tục của quần thể vi khuẩn c. Khi lọ sữa chua sủi bọt, chảy nước và bốc mùi, quần thể vi khuẩn đang sinh trưởng ở pha cân bằng. d. Vi khuẩn Lactoccus lactis được ứng dụng trong sản xuất sữa chua.
  4. Câu 4: Hình bên là chu trình nhân lên của virus phage T4. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về chu trình nhân lên này? a. Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ có 5 giai đoạn b. Giai đoạn xâm nhập, virus phage đưa cả vỏ capsid và lõi vào bên trong tế bào chủ. c. Giai đoạn phóng thích virus tiết enzym lysozyme phá huỷ màng tế bào và giải phóng virus ra ngoài. d. Virus phage có thể xâm nhập vào tất cả các loại tế bào chủ để nhân lên. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. (1,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho các loài sau đây: Vi khuẩn lam; Tảo đơn bào; Nấm rơm; Trùng biến hình. Có bao nhiêu loài là vi sinh vật? Câu 2: Có 4 tế bào sinh dưỡng ở loài động vật đều nguyên phân 3 lần , đã nhận của môi trường nguyên phân tương đương 2184 NST. Xác định số NST 2n loài động vật đó? Câu 3. Trong các lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp; Sản xuất công nghiệp; Chế biến bảo quản thực phẩm; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Yhọc; Du lịch. Có bao nhiêu lĩnh vực ứng dụng vi sinh vật? Câu 4: Cho các sản phẩm sau: Phomat; Chế phẩm Bacillus thuringiensis; Sữa chua; Nước mắm; Giấm. Có bao nhiêu sản phẩm ứng dụng lên men vi sinh vật? Câu 5: Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 tế bào vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy là bao nhiêu? Câu 6: Cho các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Giữ khoảng cách với người khác; Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng; Giữ vệ sinh nhà cửa. Có bao nhiêu biện pháp phòng chống bệnh COVID-19 ? --------- HẾT--------
  5. SỞ GD&ĐT AN GIANG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II TRƯỜNG THCS VÀ THPT NĂM HỌC 2023 – 2024 VĨNH NHUẬN Môn: Sinh học 10 Thời gian làm bài : 50 phút, (không kể thời gian phát đề) PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án Câu 1. Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia làm mấy pha? A. 1 pha. B. 2 pha. C. 3 pha. D. 4 pha. [] Câu 2. Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kỳ trung gian là A. tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. B. trung thể và ADN tự nhân đôi. C. nhiễm sắc thể và ADN tự nhân đôi. D. trung thể và nhiễm sắc thể tự nhân đôi. [] Câu 3: Trong nguyên phân sự phân chia NST nhìn thấy rõ nhất ở kì: A. kì sau B. kì đầu C. kì giữa D. kì cuối [] Câu 4: Sự phân chia tế bào chất diễn ra rõ nhất ở kì nào của nguyên phân ? A. Kì cuối B. Kì sau C. Kì giữa D. Kì đầu [] Câu 5: Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào? A. Công nghệ chuyển gen B. Công nghệ tế bào C. Công nghệ chuyển nhân và chuyên phôi D. Công nghệ sinh học xử lí môi trường [] Câu 6. Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa trên các tiêu chí: A. Nhóm sinh vật và nguồn năng lượng B. Nhóm sinh vật và nguồn carbon chủ yếu C. Hình thức hô hấp nguồn carbon chủ yếu D. Nguồn năng lượng và nguồn carbon chủ yếu [] Câu 7. Loài nào sau đây không phải vi sinh vật? A. Trùng biến hình. B. Tảo lục đơn bào. C. Vi khuẩn lam. D. Nấm rơm. [] Câu 8. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật? A. Có kích thưóc rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi. B. Hấp thụ nhanh, chuyển hoá nhanh. C. Trao đổi chất với môi trường nhanh. D. Có tỉ lệ diện tích bề mặt/thể tích cơ thể nhỏ []
  6. Câu 9. Cho các phát biểu sau đây về kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Vi sinh vật quang tự dưỡng sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng. (2) Vi sinh vật quang dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất vô cơ. (3) Vi sinh vật hóa tự dưỡng chỉ sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ. (4) Vi sinh vật hóa dị dưỡng sử dụng nguồn carbon là chất hữu cơ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. [] Câu 10. Việc làm nước tương, nước mắm trong dân gian thực chất là ứng dụng của quá trình gì? A. Phân giải carbohydrate. B. Phân giải protein. C. Tổng hợp protein. D. Phân giải nucleic acid. [] Câu 11. Cho sơ đồ quá trình lên men rượu sau đây. Cụm từ thích hợp để điền vào hai vị trị (1) và (2) là Tinh bột (1) Ethanol + CO2. A. (1) Lactic acid, (2) Vi khuẩn lactic dị hình. B. (1) Glucose, (2) Nấm men rượu. C. (1) Glucose, (2) Vi khuẩn lactic đồng hình. D. (1) Lactic acid, (2) Nấm men rượu. [] Câu 12. Penicillium, một chi nấm sợi có tầm quan trọng lớn trong môi trường tự nhiên cũng như sản xuất thực phẩm và thuốc. Loại nấm này có hình thức sinh sản vô tính bằng A. Bào tử trần. B. Phân đôi. C. Bào tử kín. D. Nảy chồi. [] Câu 13. Dựa vào cơ sở khoa học nào sau đây để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học? A. Vi sinh vật chỉ sinh trưởng trong giới hạn nhất định của các yếu tố môi trường. B. Một số vi sinh vật tạo ra chất độc hại cho côn trùng. C. Vi sinh vật có khả năng tiết enzyme phân huỷ các chất bên ngoài tế bào. D. Vi sinh vật đóng vai trò là kháng nguyên. [] Câu 14. Đâu là ứng dụng công nghệ vi sinh trong bảo vệ môi trường và xử lí chất thải trồng trọt? A. Ủ chua phụ phẩm trồng trọt. B. Ủ men làm sữa chua. C. Bón phân hóa học cho cây trồng. D. Trồng xen canh cây họ đậu. [] Câu 15. Khi tiêm kháng sinh cho bò sữa, sau đó dùng sữa bò để làm sữa chua thì không thể lên men sữa chua được vì lí do nào sau đây? A. Khi tiêm thì sữa bò mất hết chất dinh dưỡng. B. Khi tiêm, sữa bò có môi trường kiềm ức chế phát triển của vi khuẩn lactic. C. Trong sữa bò còn tồn đọng kháng sinh ức chế phát triển của vi khuẩn lactic. D. Khi đó trong sữa bò còn nhiều vi sinh vật gây bệnh chưa bị tiêu diệt nên [] Câu 16: Đặc điểm nào sau đây không đúng với virus? A. Có kích thước siêu nhỏ (khoảng 20 – 300 nm).
  7. B. Có cấu tạo tế bào mặc dù còn rất đơn giản. C. Có vật chất di truyền là DNA hoặc RNA. D. Chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ. [] Câu 17: Dựa vào lớp vỏ ngoài, virus được phân thành các nhóm gồm A. virus trần và virus có vỏ ngoài. B. virus có cấu trúc xoắn, virus có cấu trúc khối và virus có cấu trúc hỗn hợp. C. virus DNA và virus RNA. D. virus kí sinh ở nấm, virus kí sinh ở thực vật, virus kí sinh ở động vật và người. [] Câu 18: Trình tự các giai đoạn trong quá trình nhân lên của virus là A. xâm nhập → hấp phụ → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích. B. xâm nhập → hấp phụ → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích. C. hấp phụ → xâm nhập → lắp ráp → tổng hợp → phóng thích. D. hấp phụ → xâm nhập → tổng hợp → lắp ráp → phóng thích. [] PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. (4,0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai khi nói về quá trình nguyên phân? a. Nguyên phân gồm các kì: kì trung gian, kì đầu, kì giữa, kì sau và kì cuối. b. Là hình thức phân chia tế bào chỉ diễn ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai của sinh vật nhân thực. c. Trong quá trình nguyên phân diễn ra sự phân chia nhân và phân chia tế bào chất. d. Nếu không có đột biến diễn ra thì khi kết thúc nguyên phân sẽ tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống với bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ ban đầu. Câu 2: Mỗi ý sau đây là Đúng hay Sai khi nói về tác hại của quá trình phân giải ở vi sinh vật? a. Phân giải đường làm chua dưa muối. b. Phân giải protein trong thịt cá và đậu tương để làm nước mắm và tương. c. Phân giải protein của đồ ăn. d. Phân giải cellulose ở các mặt hàng tre nứa. Câu 3: Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh và là loại thực phẩm vừa bổ dưỡng, vừa vô trùng. Bạn A làm sữa chua thành công và đã cho vào tủ lạnh để bảo quản, nhưng bạn lại để quên một lọ gần vị trí bếp gas. Sau hai ngày, bạn A thấy lọ sữa chua sủi bọt, chảy nước và bốc mùi. Hãy cho biết mỗi ý sau đây là Đúng hay Sai về quá trình sinh trưởng của quần thể vi khuẩn có trong lọ sữa chua? a. Môi trường axit (pH thấp) đã ức chế hoạt động của VSV gây bệnh. b.Qúa trình làm sữa chua là môi trường nuôi cấy không liên tục của quần thể vi khuẩn. c. Khi lọ sữa chua sủi bọt, chảy nước và bốc mùi, quần thể vi khuẩn đang sinh trưởng ở pha cân bằng. d. Vi khuẩn Lactoccus lactis được ứng dụng trong sản xuất sữa chua.
  8. Câu 4: Hình bên là chu trình nhân lên của virus phage T4. Mỗi nhận định sau đây là Đúng hay Sai về chu trình nhân lên này? a. Chu trình nhân lên của virus trong tế bào chủ có 5 giai đoạn b. Giai đoạn xâm nhập, virus phage đưa cả vỏ capsid và lõi vào bên trong tế bào chủ. c. Giai đoạn phóng thích virus tiết enzym lysozyme phá huỷ màng tế bào và giải phóng virus ra ngoài. d. Virus phage có thể xâm nhập vào tất cả các loại tế bào chủ để nhân lên. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. (1,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Cho các loài sau đây: Vi khuẩn lam; Tảo đơn bào; Nấm rơm; Trùng roi xanh. Có bao nhiêu loài là vi sinh vật? Câu 2: Có 4 tế bào sinh dưỡng ở loài thực vật đều nguyên phân 3 lần , đã nhận của môi trường nguyên phân tương đương 672 NST. Xác định số NST 2n loài thực vật đó? Câu 3. Cho các lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp; Sản xuất công nghiệp; Chế biến bảo quản thực phẩm; Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; Y học; Dịch vụ. Có bao nhiêu lĩnh vực ứng dụng vi sinh vật? Câu 4: Cho các sản phẩm sau: Phomat; Chế phẩm Bacillus thuringiensis; Sữa chua; Nước mắm; Giấm. Có bao nhiêu sản phẩm ứng dụng lên men vi sinh vật? Câu 5: Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 tế bào vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy là bao nhiêu? Câu 6: Cho các biện pháp sau: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; Giữ khoảng cách với người khác; Đeo khẩu trang thường xuyên nơi công cộng; Giữ vệ sinh nhà cửa. Có bao nhiêu biện pháp phòng chống bệnh COVID-19 ? --------- HẾT--------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2