intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ NĂM HỌC 2023-2024 NHÓM SINH- CÔNG NGHỆ MÔN: SINH 11 ****** THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT - Thời điểm kiểm tra: Tuần 33 của năm học. - Thời gian làm bài: 45 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ 70% trắc nghiệm, 30% tự luận; - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 7,0 điểm, (gồm 21 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 9 câu), mỗi câu 0,33 điểm; + Phần tự luận: 3,0 điểm (Vận dụng: 2,0 điểm/2 câu; Vận dụng cao: 1,0 điểm/1 câu). A. MA TRẬN MA TRẬN BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II MÔN SINH HỌC 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ TT Tổng nhận Đơn Tổng điểm thức vị Thôn Vận kiến Nhận Vận Số g dụng thức biết dụng CH hiểu cao Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời TN TL CH gian CH gian CH gian CH gian Thời Cảm gian ứng ở 1 3 3 1 1,5 0 0 0 0 4 0 4.5 1,33 động vật Sinh trưởn g và phát 2 4 4 5 7,5 0 0 1 8,5 9 1 20 4,0 triển ở thực vật Sinh trưởn g và phát 3 triển 4 4 2 3 1 11 0 0 6 1 18 4,0 ở động vật Sinh sản ở 4 1 1 1 1,5 0 0 0 0 2 0 2.5 0,67 sinh vật. Tổng 12 12 9 13,5 1 11 1 8.5 21 3 45 10,0 Tỉ lệ 40 30 20 10 (%)
  2. Tỉ lệ chung (%) 70 30 100
  3. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II SINH HỌC 11 THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến kĩ năng kiến thức thức cần kiểm NB TH VD VDC tra, đánh giá 1. Cảm - Các Nhận biết: 3 1 ứng ở hình thức - Nhận biết được chức năng của neuron. (Câu 1 – TN) động cảm ứng - Dựa vào hình vẽ, nêu được cấu tạo của tế bào thần vật ở các kinh. nhóm - Phát biểu được khái niệm synapse. (Câu 2 – TN) ĐV. - Dựa vào hình vẽ, nêu được chức năng của tế bào - Cơ chế thần kinh. cảm ứng - Dựa vào sơ đồ, mô tả được cấu tạo synapse. ở ĐV có - Nêu được khái niệm phản xạ. hệ thần - Nêu được các dạng thụ thể. kinh. - Nêu được vai trò của các thụ thể (các thụ thể cảm - Tập tính giác về: cơ học, hoá học, điện, nhiệt, đau). ở ĐV. - Nêu được vai trò các cảm giác vị giác, xúc giác và khứu giác trong cung phản xạ. - Nhận biết được cơ chế giảm đau của một số loại thuốc giảm đau. (Câu 3 – TN) - Nêu được khái niệm tập tính ở động vật. - Nêu được một số hình thức học tập ở động vật. Thông hiểu: - Trình bày được các hình thức cảm ứng ở các nhóm động vật khác nhau. - Dựa vào hình vẽ (hoặc sơ đồ), phân biệt được hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch. - Mô tả được cấu tạo của synapse hóa học. (Câu 13 – TN) - Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình truyền tin qua synapse. - Dựa vào sơ đồ, phân tích được một cung phản xạ (các thụ thể, dẫn truyền, phân tích, đáp ứng). - Phân biệt được phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện: + Nêu được đặc điểm và phân loại được phản xạ không điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ. + Trình bày được đặc điểm, các điều kiện và cơ chế
  4. hình thành phản xạ có điều kiện. Lấy được các ví dụ minh hoạ. - Lấy được một số ví dụ minh hoạ các dạng tập tính ở động vật. - Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được. - Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính bẩm sinh. - Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính học được. - Lấy được ví dụ minh hoạ về một số hình thức học tập ở động vật. - Thông qua quan sát, mô tả được tập tính của một số động vật. Vận dụng - Nêu được một số bệnh do tổn thương hệ thần kinh như mất khả năng vận động, mất khả năng cảm giác... - Phân tích được cơ chế thu nhận và phản ứng kích thích của các cơ quan cảm giác (tai, mắt). - Phân tích được đáp ứng của cơ xương trong cung phản xạ. - Phân tích được vai trò của tập tính đối với đời sống động vật. - Lấy được ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hoá học của các cá thể cùng loài. Vận dụng cao - Vận dụng hiểu biết về hệ thần kinh để giải thích được cơ chế giảm đau khi uống và tiêm thuốc giảm đau. - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh: không lạm dụng chất kích thích; phòng chống nghiện và cai nghiện các chất kích thích. - Trình bày được một số ứng dụng: + Dạy động vật làm xiếc; dạy trẻ em học tập; + Ứng dụng trong chăn nuôi; + Bảo vệ mùa màng; + Ứng dụng pheromone trong thực tiễn. - Giải thích được cơ chế học tập ở người 2. Sinh - Khái Nhận biết: 4 5 1 trưởng quát về - Nêu được khái niệm sinh trưởng ở sinh vật. và phát sinh - Nêu được khái niệm phát triển ở sinh vật. triển ở trưởng và - Phát biểu được khái niệm mô phân sinh, hormone. thực phát triển (Câu 4 – TN) vật ở sinh vật - Nhận biết được đặc điểm của sinh trưởng sơ cấp và - Sinh thứ cấp ở thực vật. (Câu 5 – TN) trưởng và - Nêu được vai trò chung của hormone thực vật (Câu 6 – phát triển TN) ở thực vật - Nhận biết được các loại hormone kích thích và ức chế sinh trưởng ở thực vật. (Câu 7 – TN)
  5. Thông hiểu: - Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật: tăng khối lượng và kích thước tế bào; tăng số lượng tế bào. - Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật: + Phân hoá tế bào và phát sinh hình thái; + Chức năng sinh lí; + Điều hoà. - Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người. - Lấy được ví dụ minh hoạ về tuổi thọ sinh vật. - Trình bày được đặc điểm của sinh trưởng và phát triển ở thực vật. (Câu 14 – TN) - Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật. (Câu 15 – TN) - Phân biệt được các loại mô phân sinh. - Trình bày được quá trình sinh trưởng sơ cấp ở thực vật. - Trình bày được quá trình sinh trưởng thứ cấp ở thực vật. -Trình bày được đặc điểm của hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật. (Câu 16 – TN) - Phân biệt được các loại hormone kích thích tăng trưởng và hormone ức chế tăng trưởng - Trình bày được sự tương quan các hormone thực vật. - Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được quá trình phát triển ở thực vật có hoa. - Trình bày được các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. (Câu 17 – TN) - Nêu được một số ứng dụng phổ biến của hormone trong sản xuất nông nghiệp. (Câu 18 – TN) Vận dụng - Phân tích được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. - Lấy được ví dụ minh hoạ về vòng đời sinh vật. - Nêu được ví dụ minh hoạ về sự tương quan các hormone thực vật. - Lấy được ví dụ minh hoạ về các nhân tố chi phối quá trình phát triển ở thực vật có hoa. - Phân tích được một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật. Vận dụng cao - Trình bày được một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn. - Trình bày được một số ứng dụng của hormone thực vật trong thực tiễn. - Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở
  6. thực vật để giải thích một số ứng dụng trong thực tiễn. (Câu 2 – TL) - Thông qua thực hành: + Mô tả được tác dụng của bấm ngọn, tỉa cành, phun kích thích tố lên cây. + Tính được tuổi của cây. 3. Sinh Nhận biết 4 2 1 trưởng - Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến và PT ở sinh trưởng và phát triển động vật (di truyền; giới tính; ĐV. hormone sinh trưởng và phát triển). - Nhận biết được hình thức phát triển ở một số động vật phổ biến. (Câu 8 – TN) - Nêu được các loại hormone gây dậy thì ở trẻ em nam và nữ. (Câu 9 – TN) - Nêu được vai trò của một số hormone đối với hoạt động sống của động vật. (Câu 7 – TN) - Nêu được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng và phát triển động vật (di truyền; giới tính; hormone sinh trưởng và phát triển). - Nêu được ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến sinh trưởng và phát triển ở động vật. (Câu 11 – TN) Thông hiểu - Dựa vào sơ đồ vòng đời, trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi). - Trình bày được các giai đoạn phát triển của người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành. (Câu 19 – TN) - Phân biệt được các hình thức phát triển ở động vật. (Câu 20 – TN) - Dựa vào hình ảnh (hoặc sơ đồ, video), trình bày được các giai đoạn phát triển của con người từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành. - Phân biệt được các loại hooc môn ảnh hưởng đến STPT ở ĐV Vận dụng - Phân tích được ý nghĩa của sự phát triển qua biến thái hoàn toàn ở động vật đối với đời sống của chúng. - Phân tích được khả năng điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật. - Phân tích được đặc điểm tuổi dậy thì ở người. - Thông qua thực hành, mô tả được quá trình biến thái ở động vật (tằm, ếch nhái,…). - Vận dụng hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật để giải thích một số hiện tượng thực tiễn. (Câu 1 – TL) Vận dụng cao
  7. - Vận dụng được hiểu biết về các giai đoạn phát triển để áp dụng chế độ ăn uống hợp lí. - Vận dụng hiểu biết về hormone để giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ: không lạm dụng hormone trong chăn nuôi; thiến hoạn động vật;...). - Vận dụng được hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở động vật vào thực tiễn (ví dụ: đề xuất được một số biện pháp hợp lí trong chăn nuôi nhằm tăng nhanh sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi; tiêu diệt côn trùng, muỗi;...). - Ứng dụng được hiểu biết về tuổi dậy thì để bảo vệ sức khoẻ, chăm sóc bản thân và người khác. Sinh - Khái Nhận biết: 1 1 sản ở quát về - Phát biểu được khái niệm sinh sản. sinh vật sinh sản ở - Phát biểu được khái niệm sinh sản vô tính. sinh vật. - Phát biểu được khái niệm sinh sản hữu tính. - Sinh sản - Phát biểu được khái niệm sinh sản vô tính ở thực vật. ở TV. - Phát biểu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật. - Sinh sản - Nhận biết được các phương pháp nhân giống vô tính ở ở ĐV thực vật. (Câu 12 – TN) - Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn. - Nêu được một số thành tựu thụ tinh trong ống nghiệm. - Kể tên được các biện pháp tránh thai. - Nêu được sự hình thành tinh trùng. - Phát biểu được khái niệm thụ phấn - Nêu được sự hình thành trứng. - Nêu được sự thụ tinh tạo hợp tử. - Nêu được quá trình phát triển phôi. Thông hiểu: - Số phát biểu đúng khi nói về cấu tạo chung của hoa. - Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật. - Nhận định được các vấn đề liên quan đến biện pháp tránh thai ở người. - Trình bày được các dấu hiệu đặc trưng của sinh sản ở sinh vật (vật chất di truyền, truyền đạt vật chất di truyền, hình thành cơ thể mới, điều hoà sinh sản). - Trình bày được vai trò của sinh sản đối với sinh vật. - Phân biệt được các hình thức sinh sản ở sinh vật (sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính). - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật (sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng). - Dựa vào mô tả, hình ảnh xác định được các phương pháp nhân giống ở thực vật. (Câu 21 – TN) - So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở
  8. thực vật. - Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả. - Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. - Nhận định được các vấn đề liên quan đến biện pháp tránh thai ở người. - Trình bày được các giai đoạn SSHT ở người. Vận dụng: - Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn. - Lấy được ví dụ ở người về quá trình sinh sản hữu tính: hình thành tinh trùng, trứng; thụ tinh tạo hợp tử; phát triển phôi thai; sự đẻ. - Phân tích được cơ chế điều hoà sinh sản ở động vật. Vận dụng cao - Thông qua thực hành, mô tả được quy trình: + Nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; + Thụ phấn cho cây (thụ phấn hoặc quan sát thụ phấn ở ngô). - Trình bày được một số ứng dụng về điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người.
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Trường THPT Lương Thúc Kỳ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Sinh học 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian (Đề thi có 02 trang) phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề GỐC 1 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Neuron không có chức năng nào sau đây? A. Tiếp nhận kích thích. B. Phân loại kích thích. C. Tạo xung thần kinh. D. Truyền xung thần kinh. Câu 2. Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được gọi là gì? A. Synapse. B. Thụ thể. C. Giác quan. D. Neuron. Câu 3. Loại thuốc giảm đau nào sau đây có tác dụng lên thần kinh trung ương? A. Morphin. B. Novocaine. C. Pregabalin. D. Procaine. Câu 4. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật được gọi là gì? A. Mô phân sinh. B. Tầng sinh mạch. C. Tầng sinh bần. D. Vòng sinh trưởng. Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây tạo nên sinh trưởng thứ cấp ở thực vật ? A. Hoạt động của mô phân sinh bên. B. Hoạt động của mô phân sinh đỉnh chồi. C. Hoạt động của mô phân sinh đỉnh rễ. D. Hoạt động của mô phân sinh lóng. Câu 6. Trong đời sống của thực vật, ở cấp độ tế bào hormone thực vật có vai trò nào sau đây? A. Điều tiết phân chia, dãn dài tế bào. B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường. C. Mở kênh Ca2+ trên màng tế bào. D. Thúc đẩy quá trình hấp thụ chất khoáng. Câu 7. Chất nào sau đây gây kích thích sinh trưởng ở thực vật? A. Daminozide. B. Gibberelin. C. Abscisic acid. D. Ethylene. Câu 8. Động vật nào sau đây phát triển không qua biến thái? A. Ếch. B. Khỉ. C. Châu chấu. D. Ve sầu. Câu 9. Ở người, dậy thì ở bé trai do tác động của việc tăng loại hormone nào sau đây? A. Estrogen. B. Testosterone. C. Ecdysone. D. Thyroxine. Câu 10. Ở động vật, hormone thyroxine có vai trò nào sau đây? A. Kích thích xương dài ra. B. Chuyển calcium vào xương. C. Kích thích phát triển thần kinh. D. Hình thành cơ quan sinh dục. Câu 11. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Ánh sáng. B. Thức ăn. C. Nhiệt độ. D. Nồng độ O2. Câu 12. Kĩ thuật nhân giống sử dụng đoạn cành bánh tẻ và các kĩ thuật nông học để tạo cây hoàn chỉnh được gọi là gì? A. Chiết cành. B. Ghép cành. C. Giâm cành. D. Đoạn cành. Câu 13. Khi nói về synapse hóa học, nhận định nào sau đây đúng? A. Mỗi synapse thường chứa một số loại chất chuyển giao thần kinh. B. Acetylcholine là chất chuyển giao thần kinh ở động vật có vú. C. Thụ thể tiếp nhận chất chuyển giao thần kinh nằm ở chùy synapse. D. Túi chứa chất chuyển giao thần kinh nằm ở khe synapse. Câu 14. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Xảy ra tại một số vị trị, cơ quan trên cơ thể. B. Chỉ diễn ra trong một thời kì (giai đoạn) nhất định. C. Do sự phân chia liên tục của tất cả tế bào trong cơ thể. D. Là hình thức sinh trưởng và phát triển có giới hạn. Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Là sản phẩm của quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật.
  10. B. Là nguồn năng lượng của quá trình tổng hợp chất hữu cơ. C. Là yếu tố quyết định sự phân bố của thực vật trong tự nhiên. D. Là thành phần cấu tạo của tế bào, điều tiết các quá trình sinh lí trong cây. Câu 16. Nhận định nào đúng khi nói về hormone cytokinin? A. Được tổng hợp chủ yếu ở chồi ngọn, lá non, phôi hạt. B. Được vận chuyển chủ yếu theo hệ thống mạch rây. C. Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm sự già hóa. D. Thúc đẩy sự hình thành rễ bên, làm tăng rụng lá, quả. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nhân tố bên ngoài chi phối sự phát triển của thực vật có hoa? A. Thực vật đêm dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài. B. Thanh long, dâu tây là thực vật thuộc nhóm thực vật ngày dài. C. Cà chua ra hoa không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày. D. Ánh sáng điều tiết ra hoa ở nhóm thực vật cảm ứng với sự xuân hóa. Câu 18. Trong sản xuất nông nghiệp để làm giảm tỉ lệ rụng quả ở cây bông, người ta có thể phun loại hormone nào sau đây? A. Auxin. B. Abscisic acid. C. Cytokinin. D. Ethylene. Câu 19. Khi nói về sinh trưởng và phát triển ở người nhận định nào sau đây là đúng? A. Giai đoạn phôi thai diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ. B. Giai đoạn phôi thai trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. C. Quá trình phát triển ở người có trải qua biến thái. D. Ba tháng cuối của thai kì được gọi là giai đoạn phôi. Câu 20. Ở động vật, phát triển qua biến thái hoàn toàn có đặc điểm nào sau đây? A. Con non mới sinh ra hoặc mới nở ra từ trứng có cấu tạo giống con trưởng thành. B. Ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác so với con trưởng thành. C. Con non có hình thái và cấu tạo, sinh lí tương tự so với con trưởng thành. D. Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Câu 21. Hình ảnh bên mô tả cho phương pháp nhân giống nào ở thực vật? A. Giâm cành. B. Chiết cành. C. Ghép cành. D. Ghép mắt. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) - Tại sao cần có chế độ ăn uống phù hợp cho phụ nữ đang mang thai? - Dựa vào những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở người, hãy đề xuất một số biện pháp (4 biện pháp) giúp phụ nữ có một thai kì khỏe mạnh? Câu 2. (1,0 điểm) - Bố mẹ bạn Linh trồng một vườn hoa cúc vàng, vào mùa đông bạn Linh thấy bố mẹ phải mua đèn về để chiếu sáng cho cây vào ban đêm. Linh không rõ mục đích của việc làm này là gì. Dựa trên hiểu biết của em về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình phát triển của thực vật, em hãy giải thích để bạn Linh hiểu về mục đích và cơ sở khoa học của việc thắp đèn cho cây cúc của bố mẹ bạn? ------ HẾT ------
  11. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Trường THPT Lương Thúc Kỳ NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: Sinh học 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi có 02 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ....... Mã đề GỐC 2 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Neuron không có chức năng nào sau đây? A. Tiếp nhận kích thích. B. Phân loại kích thích. C. Tạo xung thần kinh. D. Truyền xung thần kinh. Câu 2. Diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác được gọi là gì? A. Synapse. B. Thụ thể. C. Giác quan. D. Neuron. Câu 3. Loại thuốc giảm đau nào sau đây có tác dụng lên thần kinh ngoại biên? A. Morphin. B. Endorphins. C. Codein. D. Procaine. Câu 4. Các chất hữu cơ có hoạt tính sinh học cao, được tổng hợp với lượng nhỏ trong cây, tham gia điều tiết các hoạt động sống của thực vật được gọi là gì? A. Mô phân sinh. B. Hormone thực vật. C. Pheromone. D. Vòng sinh trưởng. Câu 5. Nguyên nhân nào sau đây tạo nên sinh trưởng sơ cấp ở thực vật ? A. Hoạt động của mô phân sinh bên. B. Hoạt động của mô phân sinh đỉnh. C. Hoạt động của tầng sinh mạch. D. Hoạt động của tầng sinh bần. Câu 6. Trong đời sống của thực vật, ở cấp độ tế bào hormone thực vật có vai trò nào sau đây? A. Điều tiết phân chia, dãn dài tế bào. B. Tiếp nhận kích thích từ môi trường. 2+ C. Mở kênh Ca trên màng tế bào. D. Thúc đẩy quá trình hấp thụ chất khoáng. Câu 7. Chất nào sau đây gây ức chế sinh trưởng ở thực vật? A. Auxin. B. Gibberelin. C. Cytokinin. D. Ethylene. Câu 8. Động vật nào sau đây phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Ếch. B. Khỉ. C. Châu chấu. D. Gián. Câu 9. Ở người, dậy thì ở bé gái do tác động của việc tăng loại hormone nào sau đây? A. Estrogen. B. Testosterone. C. Ecdysone. D. Thyroxine. Câu 10. Ở động vật, hormone sinh trưởng (GH) có vai trò nào sau đây? A. Kích thích xương dài ra. B. Duy trì hàm lượng oxygen trong máu. C. Kích thích phát triển thần kinh. D. Hình thành cơ quan sinh dục. Câu 11. Yếu tố nào sau đây ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật? A. Ánh sáng. B. Thức ăn. C. Nhiệt độ. D. Nồng độ O2. Câu 12. Kĩ thuật nhân giống sử dụng đoạn cành của cây này ghép lên thân hay gốc của cây khác cùng loài được gọi là gì? A. Chiết cành. B. Ghép cành. C. Giâm cành. D. Đoạn cành. Câu 13. Khi nói về synapse hóa học, nhận định nào sau đây đúng? A. Mỗi synapse thường chứa một loại chất chuyển giao thần kinh. B. Acetylcholine là chất chuyển giao thần kinh ở các loại côn trùng. C. Thụ thể tiếp nhận chất chuyển giao thần kinh nằm ở chùy synapse. D. Túi chứa chất chuyển giao thần kinh nằm ở khe synapse. Câu 14. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có đặc điểm nào sau đây? A. Xảy ra tại một số vị trị, cơ quan trên cơ thể. B. Chỉ diễn ra trong một thời kì (giai đoạn) nhất định. C. Do sự phân chia liên tục của tất cả tế bào trong cơ thể. D. Là hình thức sinh trưởng và phát triển có giới hạn. Câu 15. Nhận định nào sau đây đúng khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của thực vật?
  12. A. Là nguyên liệu của quá trình quang hợp, hô hấp ở thực vật. B. Là nguồn năng lượng của quá trình tổng hợp chất hữu cơ. C. Là yếu tố quyết định sự phân bố của thực vật trong tự nhiên. D. Là thành phần cấu tạo của tế bào, điều tiết các quá trình sinh lí trong cây. Câu 16. Nhận định nào không đúng khi nói về hormone auxin? A. Được tổng hợp chủ yếu ở chồi ngọn, lá non, phôi hạt. B. Được vận chuyển chủ yếu theo hệ thống mạch gỗ. C. Kích thích sự phân bào, dãn dài tăng kích thước tế bào. D. Thúc đẩy sự hình thành rễ bên, hạn chế rụng lá, quả. Câu 17. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về các nhân tố bên ngoài chi phối sự phát triển của thực vật có hoa? A. Thực vật đêm dài ra hoa trong điều kiện ngày ngắn, đêm dài. B. Thanh long, dâu tây là thực vật thuộc nhóm thực vật ngày dài. C. Cà chua ra hoa không phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng trong ngày. D. Ánh sáng điều tiết ra hoa ở nhóm thực vật cảm ứng với sự xuân hóa. Câu 18. Trong sản xuất nông nghiệp để thúc đẩy cây dứa (thơm) ra hoa trái vụ, người ta có thể phun loại hormone nào sau đây? A. Auxin. B. Abscisic acid. C. Cytokinin. D. Ethylene. Câu 19. Khi nói về sinh trưởng và phát triển ở người nhận định nào sau đây là đúng? A. Giai đoạn phôi thai diễn ra bên ngoài cơ thể mẹ. B. Giai đoạn phôi thai trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. C. Quá trình phát triển ở người có trải qua biến thái. D. Ba tháng cuối của thai kì được gọi là giai đoạn phôi. Câu 20. Ở động vật, phát triển qua biến thái không hoàn toàn có đặc điểm nào sau đây? A. Con non mới sinh ra hoặc mới nở ra từ trứng có cấu tạo giống con trưởng thành. B. Ấu trùng có hình thái và cấu tạo rất khác so với con trưởng thành. C. Con non có hình thái và cấu tạo, sinh lí tương tự so với con trưởng thành. D. Ấu trùng phát triển chưa hoàn thiện, trải qua lột xác biến đổi thành con trưởng thành. Câu 21. Hình ảnh dưới đây mô tả cho phương pháp nhân giống nào ở thực vật? A. Giâm cành. B. Chiết cành. C. Ghép cành. D. Ghép mắt. B. TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) - Tại sao cần có chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ em? - Dựa vào những hiểu biết về sinh trưởng và phát triển ở người, hãy đề xuất một số phương pháp (4 phương pháp) hỗ trợ sự phát triển thể chất của trẻ em. Câu 2. (1,0 điểm) - Bố mẹ bạn Hoa trồng một vườn thanh long, vào mùa đông bạn Hoa thấy bố mẹ mua đèn về để chiếu sáng cho cây vào ban đêm. Hoa không rõ mục đích của việc làm này là gì. Dựa trên hiểu biết của em về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh đến quá trình phát triển của thực vật, em hãy giải thích để bạn Hoa hiểu về mục đích và cơ sở khoa học của việc thắp đèn cho thanh long của bố mẹ bạn? ------ HẾT ------
  13. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI KÌ II – NĂM HỌC 2023- 2024 TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 11 HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM ( theo file riêng) II. TỰ LUẬN * MÃ ĐỀ 101, 103, 105, 107 Câu 1. - Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. (0,25đ) - Khi người mẹ mang thai, ngoài chất dinh dưỡng và năng lượng cần cung cấp cho người mẹ, còn cần cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng cho phôi thai phát triển. Nếu cung cấp không đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho người mẹ trong thời kì mang thai, trẻ em sinh ra sẽ nhẹ cân, sức sống kém. (0,75đ) - Biện pháp (4 biện pháp) giúp phụ nữ có thai kì khỏe mạnh: (Mỗi biện pháp đúng 0.25đ) + Khám tiền sản. + Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng + Nghỉ ngơi đầy đủ + Khám thai định kì + Vận động, tập thể dục phù hợp. + Tránh xa các chất độc hại. + Không sử dụng các chất kích thích + …….. Câu 2. - Mục đích: Kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng (sinh trưởng của thân, lá) và làm chậm quá trình ra hoa của cây cúc, qua đó tăng chất lượng của bông cúc → tăng giá trị kinh tế của hoa thành phẩm. (0,5đ) - Cơ sở khoa học: + Cúc vàng là cây ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì (cây đêm dài), cụ thể cây sẽ ra hoa trong điều kiện đêm dài, ngày ngắn. (0,25đ) + Mùa đông ngày ngắn, đêm dài kích thích cúc vàng ra hoa. Do đó, việc điều chỉnh thời gian tối/sáng trong ngày bằng cách thắp đèn vào ban đêm làm cho thời gian chiếu sáng lớn hơn thời gian tối ( đêm ngắn) → làm chậm sự phân hoá mầm hoa từ đỉnh sinh trưởng → ức chế quá trình hình thành hoa ở cây (ra hoa chậm) (0,25đ) * MÃ ĐỀ 102, 104, 106, 108 Câu 1. (2 điểm) - Thức ăn là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật. (0,25đ) - Trẻ em từ khi sinh ra đến khi trưởng thành tăng nhanh về chiều cao và cân nặng. Chính vì vậy, lượng chất dinh dưỡng và năng lượng bổ sung cũng phải tăng lên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ em. (0,75đ) - Phương pháp (4 phương pháp) giúp hỗ trợ phát triển thể chất của trẻ em: (Mỗi phương pháp đúng 0.25đ) + Cung cấp dinh dưỡng phù hợp + Vận động thể thao hợp lí + Tạo môi trường sống, vui chơi lành mạnh + Vệ sinh, giữ môi trường sống trong sạch + Vận động, tập thể dục phù hợp + Tránh xa các chất chất kích thích + Tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ theo khuyến cáo. + …….. Câu 2. (1 điểm) - Mục đích: Nhằm kích thích cây ra hoa, kết trái, tăng năng suất, thu quả trái vụ.→ tăng giá trị kinh tế của quả thành phẩm. (0,5đ) - Cơ sở khoa học:
  14. + Thanh long là cây ra hoa phụ thuộc vào quang chu kì (cây đêm ngắn), cụ thể cây sẽ ra hoa trong điều kiện đêm ngắn, ngày dài. (0,25đ) + Mùa đông ngày ngắn đêm dài ức chế thanh long ra hoa. Do đó, việc điều chỉnh thời gian tối/sáng trong ngày bằng cách thắp đèn vào ban đêm làm cho thời gian chiếu sáng lớn hơn thời gian tối ( đêm ngắn) → kích thích sự phân hoá mầm hoa từ đỉnh sinh trưởng → giúp cho thanh long ra hoa, kết quả trong điều kiện mùa đông. (0,25đ) ----- HẾT -----
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2