intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

Chia sẻ: Hoangnhanduc25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị’ là tài liệu tham khảo được TaiLieu.VN sưu tầm để gửi tới các em học sinh đang trong quá trình ôn thi kết thúc học phần, giúp sinh viên củng cố lại phần kiến thức đã học và nâng cao kĩ năng giải đề thi. Chúc các em học tập và ôn thi hiệu quả!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II–NĂM HỌC 2021- 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : Mã đề 101 ................... Câu 61: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? A. Vi khuẩn hoại sinh. B. Động vật ăn thực vật. C. Thực vật. D. Nấm hoại sinh. Câu 62: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường sinh vật. B. môi trường đất. C. môi trường trên cạn. D. môi trường nước. Câu 63: Diễn thế nguyên sinh A. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người. Câu 64: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. giới hạn sinh thái. B. ổ sinh thái. C. nơi ở. D. sinh cảnh. Câu 65: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. B. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. C. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. D. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. Câu 66: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp năng lượng. B. Tháp số lượng. C. Tháp tuổi. D. Tháp sinh khối. Câu 67: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể gọi là A. tỉ lệ giới tính. B. nhóm tuổi. C. mật độ cá thể. D. kích thước quần thể. Câu 68: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là A. hệ sinh thái. B. sinh quyển. C. quần xã sinh vật. D. quần thể sinh vật. Câu 69: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 70: Theo vĩ độ, rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây? A. Cận Bắc Cực. B. Nhiệt đới. C. Ôn đới. D. Bắc Cực. Trang 1/4
  2. Câu 71: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Kí sinh. Câu 72: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. B. Tỉ lệ giới tính. C. Sự phân bố của các loài trong không gian. D. Nhóm tuổi. Câu 73: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. hợp tác. B. dinh dưỡng. C. cạnh tranh. D. sinh sản. Câu 74: Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm thì quần thể tăng trưởng theo đường cong nào sau đây? A. Hình chữ M. B. Hình chữ J. C. Hình chữ S. D. Hình chữ L. Câu 75: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. B. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. Câu 76: Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 0C. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể A. theo chu kì nhiều năm. B. theo chu kì ngày đêm. C. không theo chu kì. D. theo chu kì mùa. Câu 77: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ là quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. hội sinh. Câu 78: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. B. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. C. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. D. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Câu 79: Qua mỗi bậc dinh dưỡng, sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau tích lũy được khoảng bao nhiêu % năng lượng của bậc dinh dưỡng trước? A. 30%. B. 70%. C. 90%. D. 10%. Câu 80: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, phát biểu nào sau đây sai? A. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. B. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. C. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. D. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. Câu 81: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2- IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. Trang 2/4
  3. A. II và IV. B. I và II. C. III và IV. D. I và III. Câu 82: Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng sau: Nhóm tuổi Thời điểm I Thời điểm II Thời điểm III Trước sinh sản 55% 42% 20% Đang sinh sản 30% 43% 45% Sau sinh sản 15% 15% 35% Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển. II. Tại thời điểm II có thể đánh bắt với mức độ vừa phải. III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt. IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ giảm số lượng trong tương lai. A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 83: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình dưới đây I. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng. II. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng. III. Quan hệ giữa chim sâu và chim gõ kiến là quan hệ cạnh tranh. IV. Nếu loại bỏ hoàn toàn chuột thì cú mèo sẽ mất đi. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 84: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hợp tác. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ kí sinh. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. Câu 85: Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình sau. Cho biết loài A và loài B là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? Trang 3/4
  4. I. Các loài C, G, F, D thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. II. Nếu loài E bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì số lượng cá thể của loài F chắc chắn tăng lên. III. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn. IV. Số chuỗi thức ăn mà loài M tham gia bằng số chuỗi thức ăn mà loài B tham gia. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 86: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. B. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. C. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. D. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất rất đa dạng, được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Câu 87: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối. B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động của cơ thể...). C. Một phần năng lượng bị mất qua các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, lột xác ở động vật...). D. Một phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài tiết...). Câu 88: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. B. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. C. Thả thêm cá quả vào ao. D. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. Câu 89: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 2. B. 4 C. 3. D. 1. Câu 90: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 6%. B. 10%. C. 15%. D. 12%. ------ HẾT ------ Trang 4/4
  5. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II–NĂM HỌC 2021 - TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 2022 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : Mã đề 102 Câu 61: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường nước. B. môi trường đất. C. môi trường sinh vật. D. môi trường trên cạn. Câu 62: Diễn thế nguyên sinh A. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người. B. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. Câu 63: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. sinh cảnh. B. nơi ở. C. giới hạn sinh thái. D. ổ sinh thái. Câu 64: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Tỉ lệ giới tính. B. Nhóm tuổi. C. Sự phân bố của các loài trong không gian. D. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 65: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Ức chế - cảm nhiễm. D. Kí sinh. Câu 66: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? A. Động vật ăn thực vật. B. Thực vật. C. Vi khuẩn hoại sinh. D. Nấm hoại sinh. Câu 67: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể gọi là A. mật độ cá thể. B. kích thước quần thể. C. tỉ lệ giới tính. D. nhóm tuổi. Câu 68: Theo vĩ độ, rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây? A. Nhiệt đới. B. Cận Bắc Cực. C. Bắc Cực. D. Ôn đới. Câu 69: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là A. sinh quyển. B. quần thể sinh vật. C. hệ sinh thái. D. quần xã sinh vật. Câu 70: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. B. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. C. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. D. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. Trang 1/4
  6. Câu 71: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp sinh khối. B. Tháp số lượng. C. Tháp năng lượng. D. Tháp tuổi. Câu 72: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 73: Qua mỗi bậc dinh dưỡng, sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau tích lũy được khoảng bao nhiêu % năng lượng của bậc dinh dưỡng trước? A. 10%. B. 30%. C. 70%. D. 90%. Câu 74: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, phát biểu nào sau đây sai? A. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. B. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. C. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. D. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. Câu 75: Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 0C. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể A. theo chu kì mùa. B. theo chu kì nhiều năm. C. theo chu kì ngày đêm. D. không theo chu kì. Câu 76: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. sinh sản. B. hợp tác. C. dinh dưỡng. D. cạnh tranh. Câu 77: Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm thì quần thể tăng trưởng theo đường cong nào sau đây? A. Hình chữ J. B. Hình chữ L. C. Hình chữ S. D. Hình chữ M. Câu 78: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ là quan hệ A. cộng sinh. B. ức chế - cảm nhiễm. C. hội sinh. D. kí sinh. Câu 79: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. B. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. D. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường Câu 80: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2- IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. A. I và II. B. III và IV. C. I và III. D. II và IV. Trang 2/4
  7. Câu 81: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. C. Tập hợp cá trong Hồ Tây. D. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. Câu 82: Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình sau. Cho biết loài A và loài B là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? I. Các loài C, G, F, D thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. II. Nếu loài E bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì số lượng cá thể của loài F chắc chắn tăng lên. III. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn. IV. Số chuỗi thức ăn mà loài M tham gia bằng số chuỗi thức ăn mà loài B tham gia. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 83: Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng sau: Nhóm tuổi Thời điểm I Thời điểm II Thời điểm III Trước sinh sản 55% 42% 20% Đang sinh sản 30% 43% 45% Sau sinh sản 15% 15% 35% Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển. II. Tại thời điểm II có thể đánh bắt với mức độ vừa phải. III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt. IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ giảm số lượng trong tương lai. A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 84: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. B. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. C. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. D. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất rất đa dạng, được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. Câu 85: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hợp tác. B. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ kí sinh. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. Trang 3/4
  8. Câu 86: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình dưới đây I. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng. II. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng. III. Quan hệ giữa chim sâu và chim gõ kiến là quan hệ cạnh tranh. IV. Nếu loại bỏ hoàn toàn chuột thì cú mèo sẽ mất đi. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 87: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Một phần năng lượng bị mất qua các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, lột xác ở động vật...). B. Một phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài tiết...). C. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối. D. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động của cơ thể...). Câu 88: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 3. B. 2. C. 1. D. 4 Câu 89: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. B. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. C. Thả thêm cá quả vào ao. D. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. Câu 90: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 6%. B. 12%. C. 15%. D. 10%. ------ HẾT ------ Trang 4/4
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ –NĂM HỌC 2021 - 2022 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : Mã đề 103 ................... Câu 61: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. B. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. Câu 62: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là A. sinh quyển. B. quần thể sinh vật. C. hệ sinh thái. D. quần xã sinh vật. Câu 63: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. giới hạn sinh thái. B. sinh cảnh. C. ổ sinh thái. D. nơi ở. Câu 64: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? A. Vi khuẩn hoại sinh. B. Thực vật. C. Động vật ăn thực vật. D. Nấm hoại sinh. Câu 65: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. C. Tỉ lệ giới tính. D. Sự phân bố của các loài trong không gian. Câu 66: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường sinh vật. B. môi trường nước. C. môi trường trên cạn. D. môi trường đất. Câu 67: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp sinh khối. B. Tháp năng lượng. C. Tháp tuổi. D. Tháp số lượng. Câu 68: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể gọi là A. nhóm tuổi. B. tỉ lệ giới tính. C. mật độ cá thể. D. kích thước quần thể. Câu 69: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 70: Theo vĩ độ, rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân Trang 1/4
  10. bố ở vùng nào sau đây? A. Cận Bắc Cực. B. Ôn đới. C. Bắc Cực. D. Nhiệt đới. Câu 71: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài? A. Ức chế - cảm nhiễm. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Cạnh tranh. Câu 72: Diễn thế nguyên sinh A. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. B. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người. C. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Câu 73: Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 0C. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể A. theo chu kì ngày đêm. B. theo chu kì mùa. C. không theo chu kì. D. theo chu kì nhiều năm. Câu 74: Qua mỗi bậc dinh dưỡng, sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau tích lũy được khoảng bao nhiêu % năng lượng của bậc dinh dưỡng trước? A. 10%. B. 30%. C. 90%. D. 70%. Câu 75: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cá trong Hồ Tây. B. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. Câu 76: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. B. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. C. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. D. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. Câu 77: Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm thì quần thể tăng trưởng theo đường cong nào sau đây? A. Hình chữ M. B. Hình chữ J. C. Hình chữ L. D. Hình chữ S. Câu 78: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. sinh sản. D. dinh dưỡng. Câu 79: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, phát biểu sau nào đây sai? A. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. B. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. C. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. D. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. Câu 80: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ là quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. kí sinh. Câu 81: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. Trang 2/4
  11. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2- IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. A. III và IV. B. I và II. C. I và III. D. II và IV. Câu 82: Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình sau. Cho biết loài A và loài B là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? I. Các loài C, G, F, D thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. II. Nếu loài E bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì số lượng cá thể của loài F chắc chắn tăng lên. III. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn. IV. Số chuỗi thức ăn mà loài M tham gia bằng số chuỗi thức ăn mà loài B tham gia. A. 3. B. 4. C. 2. D. 1. Câu 83: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. B. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. C. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất rất đa dạng, được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. D. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. Câu 84: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Một phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài tiết...). B. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối. C. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động của cơ thể...). D. Một phần năng lượng bị mất qua các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, lột xác ở động vật...). Câu 85: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. B. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hợp tác. C. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ kí sinh. D. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ cộng sinh. Câu 86: Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng sau: Nhóm tuổi Thời điểm I Thời điểm II Thời điểm III Trước sinh sản 55% 42% 20% Đang sinh sản 30% 43% 45% Sau sinh sản 15% 15% 35% Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 3/4
  12. I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển. II. Tại thời điểm II có thể đánh bắt với mức độ vừa phải. III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt. IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ giảm số lượng trong tương lai. A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 87: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình dưới đây I. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng. II. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng. III. Quan hệ giữa chim sâu và chim gõ kiến là quan hệ cạnh tranh. IV. Nếu loại bỏ hoàn toàn chuột thì cú mèo sẽ mất đi. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 88: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Thả thêm cá quả vào ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. C. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. D. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. Câu 89: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 10%. B. 6%. C. 12%. D. 15%. Câu 90: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 4 B. 3. C. 1. D. 2. ------ HẾT ------ Trang 4/4
  13. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II–NĂM HỌC 2021 - TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 2022 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : Mã đề 104 ................... Câu 61: Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? I. Sử dụng tiết kiệm nguồn điện. II. Trồng cây gây rừng. III. Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên. IV. Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, không đốt rừng làm nương rẫy. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 62: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. nơi ở. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 63: Có thể hiểu diễn thế sinh thái là sự A. thay đổi hệ động vật trước, sau đó thay đổi hệ thực vật. B. thay thế quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác. C. thu hẹp vùng phân bố của quần xã sinh vật. D. biến đổi số lượng cá thể sinh vật trong quần xã. Câu 64: Tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong khoảng không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất được gọi là A. hệ sinh thái. B. quần xã sinh vật. C. sinh quyển. D. quần thể sinh vật. Câu 65: Trong các đặc trưng sau, đặc trưng nào là đặc trưng của quần xã sinh vật? A. Nhóm tuổi. B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. C. Tỉ lệ giới tính. D. Sự phân bố của các loài trong không gian. Câu 66: Trong quần xã sinh vật, quan hệ sinh thái nào sau đây thuộc quan hệ hỗ trợ giữa các loài? A. Cộng sinh. B. Ức chế - cảm nhiễm. C. Kí sinh. D. Cạnh tranh. Câu 67: Diễn thế nguyên sinh A. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người. B. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. C. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. D. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. Câu 68: Theo vĩ độ, rừng mưa nhiệt đới (rừng ẩm thường xanh nhiệt đới) là khu sinh học phân bố ở vùng nào sau đây? A. Nhiệt đới. B. Cận Bắc Cực. C. Ôn đới. D. Bắc Cực. Câu 69: Loại tháp nào sau đây được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích, trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng? A. Tháp sinh khối. B. Tháp năng lượng. C. Tháp tuổi. D. Tháp số lượng. Trang 1/4
  14. Câu 70: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là A. môi trường sinh vật. B. môi trường nước. C. môi trường trên cạn. D. môi trường đất. Câu 71: Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ? A. Thực vật. B. Động vật ăn thực vật. C. Vi khuẩn hoại sinh. D. Nấm hoại sinh. Câu 72: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể gọi là A. nhóm tuổi. B. tỉ lệ giới tính. C. kích thước quần thể. D. mật độ cá thể. Câu 73: Trong điều kiện môi trường không hoàn toàn thuận lợi, tăng trưởng của quần thể giảm thì quần thể tăng trưởng theo đường cong nào sau đây? A. Hình chữ L. B. Hình chữ S. C. Hình chữ M. D. Hình chữ J. Câu 74: Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8 0C. Đây là ví dụ về kiểu biến động số lượng cá thể A. theo chu kì nhiều năm. B. theo chu kì mùa. C. không theo chu kì. D. theo chu kì ngày đêm. Câu 75: Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ là quan hệ A. hội sinh. B. kí sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh. Câu 76: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là quan hệ A. dinh dưỡng. B. sinh sản. C. hợp tác. D. cạnh tranh. Câu 77: Khi nói về chu trình sinh địa hoá, những phát biểu nào sau đây sai? I. Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên. II. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. III. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO2- IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. A. II và IV. B. I và II. C. I và III. D. III và IV. Câu 78: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. B. Tập hợp cá trong Hồ Tây. C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. Câu 79: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, phát biểu sau nào sau đây sai? A. Lưới thức ăn có xu hướng phức tạp dần trong quá trình biến đổi này. B. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. C. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. D. Đây là quá trình diễn thế sinh thái. Câu 80: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. B. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật. Trang 2/4
  15. C. Diễn thế sinh thái có thể xảy ra do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã. D. Diễn thế thứ sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Câu 81: Qua mỗi bậc dinh dưỡng, sinh vật ở bậc dinh dưỡng sau tích lũy được khoảng bao nhiêu % năng lượng của bậc dinh dưỡng trước? A. 90%. B. 30%. C. 70%. D. 10%. Câu 82: Khi khảo sát một quần thể cá tại ba thời điểm, thu được tỉ lệ các nhóm tuổi như bảng sau: Nhóm tuổi Thời điểm I Thời điểm II Thời điểm III Trước sinh sản 55% 42% 20% Đang sinh sản 30% 43% 45% Sau sinh sản 15% 15% 35% Theo suy luận lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tại thời điểm I quần thể có tháp tuổi dạng phát triển. II. Tại thời điểm II có thể đánh bắt với mức độ vừa phải. III. Tại thời điểm I quần thể có thể bị suy kiệt nếu tiếp tục đánh bắt. IV. Tại thời điểm III quần thể có nguy cơ giảm số lượng trong tương lai. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 83: Giải thích nào dưới đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng? A. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối. B. Một phần năng lượng bị mất qua các bộ phận rơi rụng (lá cây rụng, lột xác ở động vật...). C. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động của cơ thể...). D. Một phần năng lượng bị mất qua chất thải (phân động vật, chất bài tiết...). Câu 84: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai? A. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái đất rất đa dạng, được chia thành hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước. B. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh vật sản xuất. C. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng. D. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi dưới tác động của con người. Câu 85: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình dưới đây I. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng. II. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng. III. Quan hệ giữa chim sâu và chim gõ kiến là quan hệ cạnh tranh. IV. Nếu loại bỏ hoàn toàn chuột thì cú mèo sẽ mất đi. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 86: Một lưới thức ăn gồm các loài sinh vật được mô tả ở hình sau. Cho biết loài A và loài B Trang 3/4
  16. là sinh vật sản xuất, các loài còn lại là sinh vật tiêu thụ. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? I. Các loài C, G, F, D thuộc cùng một bậc dinh dưỡng. II. Nếu loài E bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần xã thì số lượng cá thể của loài F chắc chắn tăng lên. III. Lưới thức ăn này có 7 chuỗi thức ăn. IV. Số chuỗi thức ăn mà loài M tham gia bằng số chuỗi thức ăn mà loài B tham gia. A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 87: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hóa được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hợp tác. B. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. C. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ cộng sinh. D. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ kí sinh. Câu 88: Trong 1 khu vườn, người ta trồng xen các loài cây với nhau. Kĩ thuật trồng xen này đem lại bao nhiêu lợi ích sau đây? I. Tận dụng diện tích gieo trồng. II. Tận dụng nguồn sống của môi trường. III. Thu được nhiều loại nông phẩm trong 1 khu vườn. IV. Rút ngắn thời gian sinh trưởng của tất cả các loài cây. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4 Câu 89: Giả sử trong một hồ tự nhiên, tảo là thức ăn của giáp xác; cá mương sử dụng giáp xác làm thức ăn đồng thời lại làm mồi cho cá quả. Cá quả tích lũy được 1152.103 kcal, tương đương 10% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp liền kề với nó. Cá mương tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 8% năng lượng tích lũy ở giáp xác. Tảo tích lũy được 12.108 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 và bậc dinh dưỡng cấp 1 là A. 15%. B. 6%. C. 12%. D. 10%. Câu 90: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Thả thêm cá quả vào ao. B. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. C. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. D. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. ------ HẾT ------ Trang 4/4
  17. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2021 - TRƯỜNG THPT LÊ LỢI 2022 MÔN: SINH HỌC - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 101 102 103 104 61 B C A B 62 A B D C 63 B D C B 64 B C C B 65 D A D D 66 A A A A 67 A C B C 68 C A B A 69 B D C B 70 B C D A 71 A C B B 72 C B D B 73 B A C B 74 C D A C 75 C D A A 76 C C A A 77 D C D D 78 D C D B 79 D B D B 80 A B A D 81 C C A D 82 C B C C 83 D D B A 84 D C B B 85 D D A A 86 B D C A 87 A C C B 88 C A A C 89 C C C C 90 D B B A Trang 5/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1