Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định
lượt xem 0
download
Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định
- SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN -------------------- (Đề thi có 04 trang) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất? A. Rừng lá rụng ôn đới. B. Rừng mưa nhiệt đới. C. Thảo nguyên. D. Hoang mạc. Câu 2. Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng thay đổi như thế nào? A. Không thay đổi. B. Tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng. C. Càng tăng. D. Càng giảm. Câu 3. Giả sử lưới thức ăn trong 1 hệ sinh thái được mô tả ở hình bên. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về lưới thức ăn này? (1) Rắn có thể là sinh vật tiêu thụ bậc 2 hoặc là sinh vật tiêu thụ bậc 3. (2) Chuỗi thức ăn dài nhất có 4 mắc xích. (3) Nếu chuột bị loại bỏ hoàn toàn khỏi hệ sinh thái này thì lưới thức ăn còn 3 chuỗi thức ăn. (4) Đại bàng có thể thuộc 3 bậc dinh dưỡng khác nhau. A. 4. B. 1. C. 2. D. 3. Câu 4. : Giả sử sự thay đổi sinh khối trong quá trình diễn thế sinh thái của 4 quần xã sinh vật được mô tả ở các hình I, II, III và IV. Trong 4 hình trên, 2 hình nào đều mô tả sinh khối của quần xã trong quá trình diễn thế nguyên sinh? A. I và IV. B. III và IV. C. II và III. D. I và II. Câu 5. Khi nói về quá trình diễn thế sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (2) Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế sinh thái. (3) Diễn thế nguyên sinh thường dẫn tới hình thành quần xã ổn định tương đối. (4) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, cây có mạch lên cạn ở đại: A. Nguyên sinh. B. Trung sinh. C. Tân sinh. D. Cổ sinh. Mã đề 104 Trang 4/5
- Câu 7. Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kết thúc diễn thế thứ sinh luôn hình thành quần xã ổn định. B. Con người là nguyên nhân chủ yếu bên trong gây ra diễn thế sinh thái. C. Trong diễn thế nguyên sinh, càng về giai đoạn sau thì số lượng loài và số lượng cá thể mỗi loài đều tăng. D. Sự biến đổi của quần xã tương ứng với sự biến đổi điều kiện tự nhiên của môi trường. Câu 8. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể được gọi là tuổi sinh thái. II. Thời gian sống thực tế của một cá thể được gọi là tuổi sinh lí. III. Tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể sinh vật được gọi là tuổi quần thể. IV. Nếu mật độ cá thể của quần thể quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp thì thường dẫn đến tuổi sinh thái giảm. A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 9. Trong hệ sinh thái đồng cỏ, nhân tố nào sau đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Sâu ăn cỏ. B. Nhiệt độ. C. Ánh sáng. D. Mùn hữu cơ. Câu 10. : Trong chăn nuôi, người ta sử dụng tối đa bao nhiêu biện pháp dưới đây để tăng hiệu quả kinh tế? I. Luôn đảm bảo tỉ lệ giữa số lượng con đực và số lượng con cái là 1/1. II. Điều chỉnh mật độ đàn vật nuôi phù hợp. III. Nuôi ghép các loài vật nuôi có ổ sinh thái khác nhau về thức ăn. IV. Cung cấp đầy đủ lượng thức ăn cần thiết. A. 3 B. 1. C. 4. D. 2. Câu 11. Hình dưới đây biểu thị sự biến động về nhiệt độ giả định cao nhất và thấp nhất theo tháng ở một vùng. Thời gian sinh trưởng từ khi bắt đầu nuôi trong môi trường tự nhiên đến khi xuất chuồng của các giống vật nuôi A, B, C và D tối thiểu là 160 ngày. Bảng dưới đây cho biết giới hạn sinh thái về nhiệt độ của bốn giống vật nuôi này. Giả sử các điều kiện sinh thái khác của mỗi trường không ảnh hưởng đến sức sống của các giống vật nuôi đang nghiên cứu. Khi nhiệt độ môi trường thấp hơn giới hạn dưới hoặc cao hơn giới hạn trên của mỗi giống vật nuôi thì chúng sẽ bị chết. Dựa vào thông tin trong hình và bảng, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng để lựa chọn các giống vật nuôi A, B, C và D chăn thả tại vùng này cho phù hợp? I. Giống A phù hợp để chăn thả ở vùng này. II. Có thể nuôi giống D từ tháng hai để đảm bảo năng suất khi xuất chuồng là cao nhất. III. Để đảm bảo đủ thời gian xuất chuồng, giống C là phù hợp nhất chăn thả ở vùng này. IV. Không thể nuôi được giống B trong 160 ngày để xuất chuồng ở vùng này. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng về các thành phần hữu sinh của hệ sinh thái? A. Sinh vật tiêu thụ bậc 2 thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1. B. Vi khuẩn lam thuộc nhóm sinh vật sản xuất. C. Sinh vật kí sinh và hoại sinh đều là sinh vật phân giải. Mã đề 104 Trang 4/5
- D. Thực vật và tất cả các loài vi khuẩn thuộc nhóm sinh vật sản xuất. Câu 13. Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây: (1) Một số loài tảo nước ngọt tiết chất độc ra môi trường ảnh hường tới các loài cá tôm. (2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (3) Loài cá ép sống trên các loài cá lớn. (4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. (5) Vi khuẩn cố định đạm và cây họ Đậu. Có bao nhiêu mối quan hệ thuộc quan hệ đối kháng giữa các loài? A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 14. Trong quá trình tiến hoá của sự sống trên Trái Đất, giai đoạn đầu tiên là: A. Tiến hoá hoá học. B. Tiến hoá văn hoá C. Tiến hoá tiền sinh học. D. Tiến hoá sinh học. Câu 15. Trong nông nghiệp, sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại là ứng dụng của hiện tượng A. Cộng sinh. B. Hiệu quả nhóm. C. Khống chế sinh học. D. Ăn thịt đồng loại. Câu 16. Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. Câu 17. Cho các nhận định sau về hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên: I. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung vật chất và năng lượng cho chúng. II. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. III. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. IV. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. Số nhận định đúng là: A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 18. Trên thảo nguyên, sư tử bắt linh dương để ăn. Mối quan hệ giữa sư tử và linh dương thuộc mối quan hệ: A. Hỗ trợ. B. Hợp tác. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh. Câu 19. Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào? A. Phân giải chất hữu cơ B. Hô hấp của sinh vật C. Quang hợp của cây xanh D. Khuếch tán Câu 20. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. B. Tập hợp cá trong Hồ Tây. C. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. D. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng. Câu 21. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng lẻ. Đây là ví dụ về mối quan hệ: A. Hội sinh. B. Hỗ trợ cùng loài. С. Hợp tác. D. Cạnh tranh cùng loài. Câu 22. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mức độ đa dạng của quần xã được thể hiện qua số lượng các loài và số lượng cá thể của mỗi loài. B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài C. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản D. Sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau đồng thời tác động qua lại với môi trường Câu 23. Khi nói về chuỗi và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Khi thành phần loài trong quần xã thay đổi thì cấu trúc lưới thức ăn cũng bị thay đổi. B. Tất cả các chuỗi thức ăn đều được bắt đầu từ sinh vật sản xuất. C. Trong một quần xã, mỗi loài sinh vật chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn. D. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng chỉ có một loài. Câu 24. : Phát biểu nào sau đây đúng về chu trình cacbon? A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon điôxit (CO2). Mã đề 104 Trang 4/5
- B. Phần lớn cacbon ra khỏi chu trình và không được tái sử dụng. C. Chỉ thực vật mới có khả năng sử dụng cacbon điôxit (CO2). D. Các động vật không tham gia chuyển hoá cacbon. Câu 25. Tài nguyên nào sau đây thuộc tài nguyên không tái sinh? A. Tài nguyên sinh vật. B. Tài nguyên nước C. Tài nguyên khoáng sản D. Tài nguyên đất. Câu 26. Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ biến nhất của quần thể sinh vật? A. Phân bố đồng đều. B. Phân bố ngẫu nhiên. C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng. Câu 27. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể giao phối? A. Tỉ lệ giới tính. B. Mật độ cá thể. C. Tỉ lệ các nhóm tuổi. D. Độ đa dạng về loài. Câu 28. Có bao nhiêu biện pháp sau đây góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ? I. Xây dựng các nhà máy xử lí và tái chế rác thải II. Quản lí chặt chẽ các chất gây ô nhiễm môi trường III. Khoanh nuôi rừng và bảo vệ rừng IV. Giáo dục để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 II. PHẦN TỰ LUẬN ( 3điểm): : ( 1điểm) Phân biệt quần thể và quần xã sinh vật về các tiêu chí sau: Câu 1 Tiêu chí Quần thể Quần xã Số loài Quan hệ giữa các cá thể Đặc trưng cơ bản Sự phân bố cá thể Câu 2: (1 điểm) Lấy ví dụ 1 chuỗi thức ăn trên cạn, mở đầu bằng sinh vật sản xuất và có 5 mắc xích. Trong chuỗi thức ăn này, hãy cho biết: - Loài nào có sinh khối lớn nhất, loài nào có sinh khối nhỏ nhất. - Loài nào có khả năng truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật. Câu 3: (0.5điểm) Từ những hiểu biết về quần xã sinh vật hãy đề xuất cách lựa chọn những loài cây có thể trồng xen canh trong cùng một đơn vị diện tích để nâng cao hiệu quả kinh tế? Giải thích vì sao phải lựa chọn như vậy? Mã đề 104 Trang 4/5
- Câu 4(0.5điểm): Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 135 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 13 500 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 080 Kcal. Hãy tính hiệu suất sinh thái giữa : +bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 + bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3. ------ HẾT ------ Mã đề 104 Trang 4/5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 390 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 445 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 298 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 270 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 244 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 80 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 202 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn