intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀKIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I1- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO MÔN:SINH HỌC 12 Thời gian bàm bài:45 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi:775 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật nhờ quá trình nào? A. hô hấp của sinh vật B. khuếch tán C. phân giải chất hữu cơ D. quang hợp của cây xanh Câu 2. Mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng nhất đối với sự hình thành chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái là A. quan hệ đối kháng B. quan hệ hợp tác C. quan hệ cạnh tranh D. quan hệ vật sinh vật này ăn sinh vật khác Câu 3. Giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong 1 chuỗi thức ăn như sau: Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 kcal Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 trong chuỗi thức ăn trên là A. 11% B. 12% C. 9% D. 10% Câu 4. Các đặc trưng cơ bản của quần xã là A. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã B. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong C. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ D. độ phong phú, sự phân bố các cá thể trong quần xã Câu 5. Xét tập hợp sinh vật sau: (I)Cá rô phi đơn tính ở trong hồ, (II)Cá trắm cỏ trong ao, (III)Sen trong đầm, (IV)Cây ở ven hồ, (V)Chuột trong vườn, (VI) Bèo tấm trên mặt ao. Có bao nhiêu tập hợp là quần thể sinh vật? A. 6 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 6. Trong quan hệ giữa 2 loài, có ít nhất 1 loài có lợi và không loài nào bị hại thì đó là mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ kí sinh - vật chủ B. Quan hệ hỗ trợ C. Quan hệ cạnh tranh D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm Câu 7. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên? (I) tần số alen thay đổi không theo một chiều hướng nhất định. (II) tần số alen thay đổi theo hướng giảm dần alen có lợi và tăng dần tần số alen có hại. (III) có thể làm giảm tần số alen có lợi vì có thêm các alen mới. (IV) một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 8. Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa A. duy trì số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp B. đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn C. đảm bảo cho quần thể luôn ổn định D. giúp khai thác tối ưu nguồn sống Câu 9. Cho các loại môi trường sau: (I)Môi trường không khí, (II)Môi trường trên cạn, (III)Môi trường đất, (IV)Môi trường xã hội, (V) Môi trường nước, (VI) Môi trường sinh vật. Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là A. (I), (II), (IV) và (VI) B. (II), (III), (V) và (VI) C. (II), (III), (IV) và (V) D. (I), (III), (V) và (VI) Sinh học, Mã đề: 775, 3/28/2023. Trang 1 / 4
  2. Câu 10. Khi nói về diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng? (I) Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật. (II) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian. (III) Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường. (IV) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực. A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 11. Khi nóivềthànhphầncủahệsinhthái,cóbaonhiêuphátbiểusauđâyđúng? (I) Một hệsinhtháiluôncócácloàisinhvậtvàmôitrườngsốngcủasinhvật. (II) Tấtcảcácloàiđộng vậtđềuđượcxếpvàonhómsinhvậttiêu thụ. (III) Sinh vật phân giải có chức năng chuyển hóa chất vô cơ thành chất hữu cơ đểcungcấpchocác sinhvậttiêuthụtronghệsinhthái. (IV) Xácchếtcủasinhvậtđượcxếpvàothànhphầnhữusinhcủahệsinhthái. A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 12. Cho các phát biểu sau về chu trình sinh địa hóa: (I) Trong chu trình nitơ, nguyên tố này được thực vật hấp thu chủ yếu dưới hai dạng là NH4+ và NO3-. (II) Chu trình sinh địa hóa xảy ra đối với các nguyên tố hay các chất như C, N, P hay H2O. (III) Trong chu trình sinh địa hóa cacbon, một phần chúng bị lắng đọng trong các dạng trầm tích. (IV) Chu trình sinh địa hóa duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển. Số phát biểu đúng là A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 13. Trong các mối quan hệ giữa các loài sinh vật sau, mối quan hệ nào khác kiểu so với các mối quan hệ còn lại? A. Phong lan sống bám trên các thân cây gỗ. B. Giun sán sống trong ruột người. C. Tơ hồng sống bám trên các bụi cây. D. Tầm gửi sống bám trên thân cây mít. Câu 14. Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình A. Củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể. B. Hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. D. Duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể. Câu 15. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật, người ta chia lịch sử Trái Đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là A. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh. C. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. D. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. Câu 16. Chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. Hai loài này không giao phối được với nhau, đây là hiện tượng cách li A. thời gian. B. nơi ở C. cơ học. D. tập tính. Câu 17. Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp A. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. B. nuôi cấy hạt phấn. C. dung hợp tế bào trần. D. cấy truyền phôi. Sinh học, Mã đề: 775, 3/28/2023. Trang 2 / 4
  3. Câu 18. Hình ảnh sau mô tả đường cong tăng trưởng của quần thể sinh vật. Kích thước quần thể sinh vật có đường tăng trưởng như hình ảnh với tổ hợp các điều kiện nào sau đây? (I) Nguồn sống của môi trường hoàn toàn thỏa mãn nhu cầu của các cá thể. (II) Không gian cư trú của quần thể không bị giới hạn. (III) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. (IV) Điều kiện ngoại cảnh và khả năng sinh học của các cá thể đều thuận lợi cho sự sinh sản. (V) Điều kiện sống của môi trường phân bố đồng đều trong môi trường. A. (I), (II), (IV). B. (I), (IV), (V). C. (I), (III), (IV). D. (II), (III), (V). Câu 19. Mối quan hệ vật kí sinh – vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài. B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi. C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi. D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại. Câu 20. Khi nói về nhiệm vụ của tư vấn di truyền, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cho lời khuyên trong kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh ở trạng thái dị hợp B. Góp phần chế tạo ra 1 số loại thuốc chữa bệnh di truyền C. Chẩn đoán, cung cấp thông tin và cho lời khuyên và khả năng mắc 1 loại bệnh di truyền nào đó ở thế sau D. Định hướng sinh đẻ để dự phòng và hạn chế hậu quả xấu của các bệnh di truyền Câu 21. Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì? A. Các cá thể tận dụng được nguồn sống từ môi trường B. Tăng khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường D. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Câu 22. Khi quần thể đạt kích thước tối đa thì những sự kiện nào sau đây đang có khả năng xảy ra? (I) Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. (II) Mật độ cá thể cao nhất. (III) Mức sinh sản tăng do khả năng gặp gỡ giữa đực và cái tăng. (IV) Khả năng lây lan của dịch bệnh cao. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 23. Công đoạn nào sau đây không được tiến hành trong tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp? A. Lai các dòng thuần chủng với nhau và chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. B. Loại bỏ thành tế bào của các cơ thể lai. C. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. D. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng về chọn lọc tự nhiên(CLTN) theo quan niệm hiện đại? A. CLTN chỉ tác động đối với từng cá thể riêng rẽ. B. CLTN thực chất là sự phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. CLTN chống lại alen trội làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen lặn. D. CLTN tác động gián tiếp lên kiểu hình từ đó làm biến đổi tần số alen của quần thể. Sinh học, Mã đề: 775, 3/28/2023. Trang 3 / 4
  4. Câu 25. Năm 1953, S. Miller thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh: A. Ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hóa học trong tự nhiên. B. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. C. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy Trái Đất nhờ các vi sinh vật. D. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học. Câu 26. Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm (%) A. chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng B. năng lượng được tích lũy ở bậc dinh dưỡng thấp so với bậc dinh dưỡng cao liền kề C. năng lượng được tích lũy ở mỗi bậc dinh dưỡng thấp so với năng lượng đầu vào của chuỗi thức ăn D. năng lượng đầu vào so với đầu ra cuối cùng Câu 27. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (I) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. (II) Cách li địa lý sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. (III) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa thường gặp ở động vật. (IV) Hình thành loài bằng cách li địa lý xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 28. Trong tiến hóa, các cơ quan tương tự phản ánh A. sự tiến hóa phân li B. sự tiến hóa song hành C. sự tiến hóa đồng quy D. nguồn gốc chung giữa các loài -------------- Hết ------------- Sinh học, Mã đề: 775, 3/28/2023. Trang 4 / 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2