Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
lượt xem 1
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
- SỞ GDĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT MÔN: SINH 12 NƯỚC OA HUYỆN BẮC TRÀ MY Thời gian làm bài : 45 Phút; Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 280 Câu 1: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, sự kiện nào sau đây không diễn ra ở giai đoạn tiến hoá hoá học? A. Các nuclêôtit liên kết với nhau tạo nên các phân tử axit nuclêic. B. Các axit amin liên kết với nhau tạo nên các chuỗi pôlipeptit đơn giản. C. Từ các chất vô cơ hình thành nên các chất hữu cơ đơn giản. D. Hình thành nên các tế bào sơ khai (tế bào nguyên thuỷ). Câu 2: Giả sử lưới thức ăn đơn giản của một ao nuôi cá như sau: Biết rằng cá mè hoa là đối tượng được chủ ao chọn khai thác để tạo ra hiệu quả kinh tế. Biện pháp tác động nào sau đây sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của ao nuôi này? A. Làm tăng số lượng cá mương trong ao. B. Hạn chế số lượng thực vật phù du có trong ao. C. Loại bỏ hoàn toàn giáp xác ra khỏi ao. D. Thả thêm cá quả vào ao. Câu 3: Quần xã là tập hợp A. các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào các thời điểm khác nhau. B. các quần thể khác loài, sống trong các khoảng không gian khác nhau, vào 1 thời điểm nhất định. C. các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định. D. các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như 1 thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định. Câu 4: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào? A. Cạnh tranh khác loài. B. Kí sinh cùng loài. C. Cạnh tranh cùng loài. D. Quan hệ hỗ trợ. Câu 5: Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. khoảng thuận lợi. C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu. Câu 6: Tuổi sinh thái của quần thể là A. tuổi bình quân của quần thể. B. thời gian sống thực tế của cá thể. C. tuổi thọ trung bình của loài. D. tuổi thọ do môi trường quyết định. Trang 1/6 - Mã đề 280
- Câu 7: Tương quan giữa số lượng thỏ và mèo rừng ở Canada biến động theo chu kỳ nhiều năm. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này? (1) Kích thước quẩn thể thỏ bị số lượng mèo rừng khống chế và ngược lại. (2) Mối quan hệ giữa mèo rừng và thỏ là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi. (3) Sự biến động số lượng thỏ và mèo rừng là do sự thay đổi của nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể. (4) Thỏ là loài thiên địch của mèo rừng trong tự nhiên A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 8: Mật độ cá thể của quần thể được xem là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể vì mật độ A. là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá mức độ thích nghi của cá thể sinh vật cũng như quần thể với môi trường. B. ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của cá thể trong quần thể. C. phản ánh khả năng cạnh tranh của quần thể sinh vật này với quần thể thuộc loài khác trong cùng một môi trường sống. D. thể hiện chiều hướng phát triển của quần xã tương ứng với sự biến đổi của điều kiện môi trường. Câu 9: Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã sinh vật? A. Sự phân bố của các loài trong không gian. B. Số lượng cá thể cùng loài trên một đơn vị diện tích hay thể tích. C. Nhóm tuổi. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 10: Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa A. giúp số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp. B. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thái tối ưu nguồn sống của môi trường. C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. D. đảm bảo sự phân bố các cá thể hợp lí hơn. Câu 11: Cho các phát biểu sau về sơ đồ lưới thức ăn ở hình bên: Trang 2/6 - Mã đề 280
- I. Sâu ăn lá và xén tóc thuộc cùng bậc dinh dưỡng. II. Quan hệ giữa chuột và rắn là quan hệ đối kháng. III. Nếu rắn bị loại bỏ hoàn toàn thì số lượng chuột có thể tăng. IV. Có tối đa 3 loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2. Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 12: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể? (1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá. (2) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở. (3) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng. (4) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết. A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 13: Trình tự nào sau đây đúng khi nói về các giai đoạn của quá trình tiến hóa? A. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học – tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học. Câu 14: Trong một bể cá nuôi, 2 loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi thoáng đãng, còn một loài lại thích sống dựa dẫm vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể 1 ít rong với mục đích để A. làm tăng hàm lượng oxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong. B. bổ sung lượng thức ăn cho cá. C. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi. D. giảm sự cạnh tranh của 2 loài về nơi ở. Câu 15: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng? Trang 3/6 - Mã đề 280
- A. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau. B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại. C. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn. D. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn. Câu 16: Giun đũa kí sinh sống ở trong môi trường nào sau đây? A. Trên cạn. B. Nước. C. Sinh vật. D. Đất Câu 17: Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa A. giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa cá cá thể trong quần thể. D. làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. Câu 18: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau: A Tháp tuổi của quần thể 1 B Tháp tuổi của quần thể 2 C Tháp tuổi của quần thể 3 Nhóm tuổi trước sinh sản Nhóm tuổi đang sinh sản Nhóm tuổi sau sinh sản A B C Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được: A. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái). B. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái). C. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). D. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái). Câu 19: Những nội dung nào sau đây giải thích vì sao trong tự nhiên kiến thường sống theo đàn? 1. Giúp sinh vật dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn. 2. Giúp sinh vật dễ kết cặp trong mùa sinh sản. Trang 4/6 - Mã đề 280
- 3. Giúp sinh vật chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu. 4. Giúp sinh vật có sức khoẻ tốt hơn sống đơn độc. A. 1,3,4. B. 1,2,3. C. 2,3,4. D. 1,2,4. Câu 20: Trong các mối quan hệ sinh thái sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia? (1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm. (2) Cây phong lan sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. (3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. (4) Cây tầm gửi sống trên tán các cây trong rừng. (5) Loài kiến sống trên cây kiến. A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 21: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, trật tự nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng? A. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vượn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut. B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khỉ Rhesut - khỉ Capuchin. C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khỉ Capuchin - khỉ Vervet. D. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - khỉ Capuchin. Câu 22: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể? A. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. B. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. C. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. D. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. Câu 23: Vào mùa xuân và mùa hè hằng năm có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều là dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây? A. Theo chu kỳ mùa. B. Không theo chu kỳ. C. Theo chu kỳ ngày đêm. D. Theo chu kỳ nhiều năm. Câu 24: Một quần thể có kích thước giảm dưới mức tối thiểu dễ đi vào trạng thái suy vong vì A. số lượng cá thể ít làm giảm tiềm năng sinh học của quần thể, quần thể không thể phục hồi. B. kích thước quần thể nhỏ dễ chịu tác động của các yếu tố ngẫu nhiên, dẫn đến biến động di truyền, tăng giao phối cận huyết, làm nghèo vốn gen. C. kích thước quần thể nhỏ dẫn đến suy giảm di nhập gen,làm giảm sự đa dạng di truyền. D. số lượng cá thể quá ít dẫn đến nguy cơ xuất cư sang khu vực khác của một bộ phận cá thể làm quần thể tan rã. Trang 5/6 - Mã đề 280
- Câu 25: Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ hội sinh. B. Quan hệ giữa vi sinh vật và rận là quan hệ ức chế cảm nhiễm. C. Quan hệ giữa rận và bò là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ cộng sinh. Câu 26: Cây phong lan sống trên thân cây gỗ là biểu hiện của mối quan hệ nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Kí sinh. C. Hợp tác. D. Hội sinh. Câu 27: Đặc điểm nào sau đây về sự phân tầng của các loài sinh vật trong quần xã rừng mưa nhiệt đới là đúng? A. Sự phân tầng của các loài thực vật kéo theo sự phân tầng của các loài động vật. B. Các loài thực vật phân bố theo tầng còn các loài động vật không phân bố theo tầng. C. Các loài thực vật hạt kín không phân bố theo tầng còn các loài khác phân bố theo tầng. D. Sự phân tầng của thực vật và động vật không phụ thuộc vào các nhân tố sinh thái. Câu 28: Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là A. hình thành các hợp chất hữu cơ phức tạp. B. hình thành các tế bào sơ khai. C. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay. D. hình thành sinh vật đa bào. Câu 29: Trong nghề nuôi cá, để thu được năng suất tối đa trên một đơn vị diện tích mặt nước thì biện pháp nào sau đây là phù hợp? A. Nuôi nhiều loài cá thuộc cùng một chuỗi thức ăn. B. Nuôi nhiều loài cá với mật độ cao nhằm tiết kiệm diện tích nuôi trồng. C. Nuôi một loài cá thích hợp với mật độ cao và cho dư thừa thức ăn. D. Nuôi nhiều loài cá sống ở các tầng nước khác nhau. Câu 30: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào sau đây? A. Cạnh tranh cùng loài. B. Cạnh tranh khác loài. C. Kí sinh cùng loài. D. Quan hệ hỗ trợ. ------ HẾT ------ Trang 6/6 - Mã đề 280
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 393 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 810 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 409 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường TH&THCS Tú Thịnh
6 p | 71 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn