intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Câu 65. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Tỉ lệ các nhóm tuổi. B. Mật độ cá thể. C. Đa dạng loài. D. Tỉ lệ đực, cái. Câu 66. Giun, sán sống trong ruột lợn là biểu hiện của mối quan hệ A. Hợp tác. B. Cộng sinh. C. Kí sinh – vật chủ. D. Hội sinh. Câu 67. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã sinh vật? A. Tôm sông. B. Tảo lục đơn bào. C. Cá rô đồng. D. Chim bói cá. Câu 68. Diễn thế nguyên sinh A. Khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định. B. Xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người. C. Thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái. D. Khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. Câu 69. Trong chu trình cacbon, CO2 từ môi trường đi vào quần xã sinh vật thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào sau đây? A. Sinh vật sản xuất. B. Sinh vật tiêu thụ bậc 2. C. Sinh vật tiêu thụ bậc 3. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. Câu 70. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên vĩnh cữu? A. Dầu mỏ. B. Than đá. C. Khoáng sản. D. Ánh sáng mặt trời. Câu 71. Tài nguyên nào sau đây là tài nguyên không tái sinh? A. Dầu mỏ. B. Rừng. C. Nước sạch. D. Đất. Câu 72. Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng biến động số lượng cá thể A. Theo chu kì mùa. B. Theo chu kì nhiều năm. C. Theo chu kì ngày đêm. D. Không theo chu kì. Câu 73. Trong các quần xã sinh vật sau đây, quần xã nào có mức đa dạng sinh học cao nhất? A. Thảo nguyên. B. Hoang mạc. C. Savan. D. Rừng mưa nhiệt đới. Câu 74. Những tài nguyên nào sau đây là tài nguyên tái sinh? A. Năng lượng mặt trời và năng lượng gió. B. Đất, nước và sinh vật. C. Địa nhiệt và khoáng sản. D. Năng lượng sóng và năng lượng thủy triều. Câu 75. Trong hệ sinh thái, sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật sản xuất? A. Cây bưởi. B. Trăn. C. Rắn hổ mang. D. Sóc. 1/4 - Mã đề 002
  2. Câu 76. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên? A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Rừng trồng. C. Hồ nuôi cá. D. Đồng ruộng. Câu 77. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế A. Phân hủy B. Liên tục C. Thứ sinh D. Nguyên sinh Câu 78. Để hạn chế ô nhiễm môi trường, không nên A. Xây dựng thêm các công viên cây xanh và các nhà máy xử lí, tái chế rác thải. B. Lắp đặt thêm các thiết bị lọc khí thải cho các nhà máy sản xuất công nghiệp. C. Sử dụng các loại hoá chất độc hại vào sản xuất nông, lâm nghiệp. D. Bảo tồn đa dạng sinh học, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên. Câu 79. Để góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính, cần hạn chế sự gia tăng loại khí nào sau đây trong khí quyển? A. Khí nitơ. B. Khí cacbon điôxit. C. Khí neon. D. Khí heli. Câu 80. Quan hệ giữa các loài sinh vật nào sau đây thuộc quan hệ cạnh tranh? A. Trùng roi và mối. B. Chim sáo và trâu rừng. C. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. D. Lúa và cỏ dại trong ruộng lúa. Câu 81. Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: (1). Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. (2). Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. (3). Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. (4). Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 82. Trong một cái ao, kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa hai loài cá có cùng nhu cầu thức ăn là A. Vật ăn thịt – con mồi. B. Ký sinh. C. Cạnh tranh. D. Ức chế cảm nhiễm. Câu 83. Biện pháp nào sau đây giúp bảo vệ nguồn nước sạch ở nước ta trong giai đoạn hiện nay? A. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. B. Không xả rác, chất thải và chất độc hại ra môi trường. C. Tăng cường sử dụng thuốc trừ sâu hoá học trong sản xuất nông nghiệp. D. Chặt phá rừng đầu nguồn, đốt rừng làm nương rẫy. Câu 84. Sự biến động số lượng cá thể của quần thể cá cơm ở vùng biển Pêru liên quan đến hoạt động của hiện tượng El – Nino là kiểu biến động A. Theo chu kì mùa. B. Không theo chu kì. C. Theo chu kì tuần trăng. D. Theo chu kì nhiều năm. Câu 85. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là A. Sinh vật phân hủy. B. Sinh vật sản xuất. C. Sinh vật tiêu thụ cấp I. D. Sinh vật tiêu thụ cấp II. Câu 86. Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái? A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. C. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. D. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người. 2/4 - Mã đề 002
  3. Câu 87. Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng A. NO và NH4+ B. N2O và NO3– C. NO3– và NH4+ D. NO3– và N2 Câu 88. Cho các hoạt động của con người: (1). Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. (2). Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên không tái sinh. (3). Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. (4). Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. (5). Bảo vệ các loài thiên địch. (6). Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Có bao nhiêu hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 89. So với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diêt sinh vật gây hại, biện pháp sử dụng loài thiên địch có những ưu điểm nào sau đây? (1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con người. (2) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết. (3) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại dịch bệnh. (4) Không gây ô nhiễm môi trường. A. (1) và (4). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (2) và (3). Câu 90. Trong các hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình năng lượng thất thoát tới 90%, trong đó có khoảng 70% năng lượng bị tiêu hao do A. Hoạt động hô hấp (năng lượng tạo nhiệt, vận động cơ thể, ...) B. Hoạt động của nhóm sinh vật phân giải C. Các bộ phận rơi rụng (rụng lá, rụng lông, lột xác ở động vật). D. Chất thải (phân động vật và chất bài tiết) Câu 91. Trong các biện pháp sau đây, có bao nhiêu biện pháp giúp bổ sung hàm lượng đạm trong đất? (I). Trồng xen canh các loài cây họ Đậu. (II). Bón phân vi sinh có khả năng cố định nitơ trong không khí. (III). Bón phân đạm hóa học. (IV). Bón phân hữu cơ. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 92. Trong chăn nuôi để thu được sinh khối lớn nhất, người ta thường nuôi? A. Rắn hổ mang chúa, rắn mối, lươn, ốc B. Trâu, bò, cá trắm cỏ, rắn hổ mang. C. Trâu, bò, dê, cừu , hươu, nai. D. Trâu, bò, dê, lợn, thỏ, rắn mối. Câu 93. Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, do vậy cần được bảo vệ. Chiến lược khôi phục và bảo vệ rừng cần tập trung vào những giải pháp nào sau đây? (1). Xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học. (2). Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ nguyên liệu, vật liệu, dược liệu,... cho đời sống và công nghiệp. (3). Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên rừng để phát triển kinh tế xã hội. (4). Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rừng đầu nguồn. (5). Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản. A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (4). C. (3), (4), (5). D. (2), (3), (5). Câu 94. Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có là trảng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lí thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai ? (I). Đây là quá trình diễn thế sinh thái. (II). Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này. (III). Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này. 3/4 - Mã đề 002
  4. (IV). Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã. (V). Song song với quá trình biến đổi quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 95. Cho các biện pháp sau: (1). Thực hiện các biện pháp chống xói mòn cho đất. (2). Ngăn chặn nạn phá rừng đầu nguồn. (3). Khai thác tài nguyên sinh vật biển hợp lí kết hợp với bảo vệ môi trường biển. (4). Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng. (5). Tăng cường khai thác rừng nguyên sinh. (6). Xử lí chất thải công nghiệp trước khi đưa ra môi trường. (7). Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên. (8). Hạn chế sử dụng và xả thải túi nilon ra môi trường. (9). Các nhà máy thải khí ra môi trường cần sớm hành động mua tín chỉ cacbon để trung hòa cacbon. Trong các biện pháp trên, có bao nhiêu biện pháp góp phần khắc phục suy thoái môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu ? A. 7. B. 9. C. 6. D. 8. Câu 96. Khi nói về các chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai ? (1). Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên. (2). Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín. (3). Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây. (4). Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn. (5). Chu trình sinh địa hoá là chu trình trao đổi vật chất trong tự nhiên. (6). Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2 thông qua quá trình quang hợp. (7). Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và . (8). Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa cacbon. (9). Thực vật không phải là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng chuyển hóa CO 2 thành các hợp chất hữu cơ. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 002
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0