intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp’ để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu, Đồng Tháp

  1. TRƯỜNG THCS ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: SINH HỌC – Lớp: 9 Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Đề chính thức (Đề kiểm tra này có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. (Mỗi câu đúng: 0,25 điểm) Câu 1: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở? A. F B. F0 C. F1 D. F2 Câu 2: Trong cây trồng, biện pháp nào được dùng để duy trì ưu thế lai? A. Cho F1 lai với nhau B. Dùng phương pháp gieo hạt C. Cho F1 lai với F2 D. Dùng phương pháp giâm cành, chiết, ghép cành Câu 3: Trong chăn nuôi, phương pháp chủ yếu nào được dùng để tạo ưu thế lai? A. Giao phối gần B. Lai khác giống. C. Lai khác loài D. Lai kinh tế Câu 4: Địa y là dạng ………. giữa tảo và nấm: A. cộng sinh B. cạnh tranh C. kí sinh, nữa kí sinh D. hội sinh Câu 5: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Là mối quan hệ? A. Cộng sinh B. Cạnh tranh C. Kí sinh, nữa kí sinh D. Hội sinh Câu 6: Trên cánh đồng lúa, cỏ dại phát triển, năng xuất lúa giảm. Là mối quan hệ? A. Cộng sinh B. Cạnh tranh C. Sinh vật ăn sinh vật D. Hội sinh Câu 7: Dạng quan hệ nào dưới đây là quan hệ nữa kí sinh? A. Rận, bét trên da trâu,bò B. Giun sán trong ruột người C. Tầm gửi trên cây sung D. Tôm ở nhờ và hải quỳ Câu 8: Trong các ví dụ sau, đâu là quần thể sinh vật? A. Một cái ao cá B. Các cá thể rắn hổ mang. C. Các cá thể chuột đồng trên đồng lúa D. Trâu, bò cùng ăn cỏ trên cánh đồng Câu 9: Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc……….., cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau A. các loài khác nhau B. các loài giống nhau C. các loài sống chung nhau D. các loài hổ trợ nhau Câu 10: Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng ……… có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. A. động vật B. thực vật C. vi khuẩn D. sinh vật Câu 11: Số lượng các loài trong quần xã được đánh giá qua các chỉ số: A. Độ đa dạng, độ nhiều B. Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp C. Độ đa dạng, độ thường gặp D. Độ nhiều, độ thường gặp, độ đặc trưng Câu 12: Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định? A. Loài ưu thế B. Loài ưu thế, loài đặc trưng C. Loài đặc trưng D. Loài đặc trưng, loài thường gặp Câu 13: Thời kì nguyên thủy hoạt động chủ yếu của con người là: A. Săn bắt, hái lượm. B. Săn bắt. C. Khai thác khoáng sản. D. Trồng trọt. Trang 1
  2. Câu 14: Trong các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường, hoạt động nào thuộc xã hội nông nghiệp A. Chặt phá rừng lấy đất trồng trọt B. Khai thác khoáng sản C. Hái lượm, săn bắt động vật hoang dã D. Chiến tranh Câu 15: Các chất thải gây ô nhiễm bao gồm các dạng vật liệu được thải ra qua quá trình sản xuất và sinh hoạt. Đó là ô nhiễm do? A. Các chất phóng xạ B. Hóa chất bảo vệ thực thực vật C. Chất thải rắn D. Sinh vật gây bệnh Câu 16: Muỗi truyền mầm bệnh sốt rét sang người là? A. Muỗi vằn B. Muỗi cỏ C. Muỗi anophen D. Muỗi alibaza II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 1: (3,0 điểm) a. Tại địa phương em có những tác nhân nào gây ô nhiễm môi trường? Nêu tác hại của của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người. b. Giả sử có các sinh vật sau: vi khuẩn, cỏ, ếch, châu chấu. Viết một chuỗi thức ăn và xác định các thành phần như: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 2: (2,0 điểm) a. Cây hoa hồng sống trong vườn nhà, chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái nào? (kể tên 8 nhân tố sinh thái) b. Một hệ sinh thái đồng cỏ có các loài sinh vật sau: Vi sinh vật, dê, gà, cáo, hổ, cỏ, thỏ. Vẽ sơ đồ lưới thức ăn trong quần xã đó. Câu 3: (1,0 điểm) a. Giải thích sự cân bằng sinh học trong quần xã sinh vật. b. Em hãy đề ra các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường ở địa phương em. Hết./. Trang 2
  3. TRƯỜNG THCS HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUOI KÌ II NGUYỄN THỊ LỰU NĂM HỌC 2022 -2023 Môn: SINH HỌC - Lớp 9 Đề chính thức (Hướng dẫn chấm này có 02 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 C. F1 0.25 Câu 2 D. Dùng phương pháp giâm cành, chiết, ghép cành 0.25 Câu 3 D. Lai kinh tế 0.25 Câu 4 A. Cộng sinh 0.25 Câu 5 D. Hội sinh. 0.25 Câu 6 B. Cạnh tranh 0.25 Câu 7 C. Tầm gửi trên cây sung 0.25 Câu 8 C. Các cá thể chuột đồng trên đồng lúa 0.25 Câu 9 A. Các loài khác nhau 0.25 Câu 10 D. Sinh vật 0.25 Câu 11 B. Độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp 0.25 Câu 12 B. Loài ưu thế, loài đặc trưng 0.25 Câu 13 A. Săn bắt, hái lượm 0.25 Câu 14 A. Chặt phá rừng lấy đất trồng trọt . 0.25 Câu 15 C. Chất thải rắn 0.25 Câu 16 C. Muỗi anophen 0.25 II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Nội dung yêu cầu Điểm Câu 1 a. (3 điểm) -Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương + Khói, nước bẩn thải từ nhà máy, khu công nghiệp. 0.25 + Chất thải sinh hoạt. 0.25 + Chất thải của các phương tiện tham gia giao thông. 0.25 Trang 3
  4. + Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy cách, sau đó vứt vỏ 0.25 đựng thuốc trừ sâu ra môi trường. - Tác hại của ô nhiễm môi trường với sức khỏe con người 0.5 + Gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới đường hô hấp + Gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con 0.5 người,… b. Chuổi thức ăn: Cỏ -> châu chấu -> ếch -> vi khuẩn 0.25 + Cỏ là sinh vật sản xuất 0.25 + Châu chấu, ếch là sinh vật tiêu thụ 0.25 + Vi khuẩn là sinh vật phân giải 0.25 Câu 2 a. (2 điểm) - Nhân tố vô sinh: Đất, ánh sáng, gió, nhiệt độ,… 0.5 - Nhân tố hữu sinh: Sâu ăn lá, kiến, ong mật, chuột,… 0.5 b. Dê Hổ 1 Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật Gà Câu 3 a. Cân bằng sinh học được biểu hiện ở số lượng cá thể sinh vật trong 0.5 (1điểm) quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. b. Các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường: 0.25 + Xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh. 0.25 + Không vứt rác bừa bãi, xử lí các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp cách hợp lí khoa học trước khi thải ra môi trường. + Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. + Sử dụng các năng lượng mới không gây ra ô nhiễm môi trường như năng lượng gió, mặt trời. + Giáo dục tuyên truyền mọi người nâng cao hiểu biết và ý thức về phòng chống ô nhiễm môi trường. ( Nêu 2 trên 5 biện pháp trên ) …………. Lưu ý: Học sinh diễn đạt đúng ý vẫn có điểm Hết./. Trang 4
  5. Trang 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2