intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Công Trứ, Thăng Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Công Trứ, Thăng Bình” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Nguyễn Công Trứ, Thăng Bình

  1. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ VÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HKII MÔN: SINH HỌC 9. NĂM HỌC: 2023-2024 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra cuối kì II môn Sinh học, lớp 9 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra cuối học kì II (Từ tuần 19 đến tuần 33, từ bài 34 đến bài 60) - Thời gian làm bài: 45 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm, (gồm 15 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 3 câu,), mỗi câu 0,33 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (thông hiểu: 2 điểm; Vận dụng: 2 điểm; Vận dụng cao: 1 điểm). 2. Ma trận MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm ứng dụng di truyền 2 2 0.67 học Sinh vật và môi 2 3 5 1.67 trường Hệ sinh 1 2 1 1 3 3.0 thái Con người, dân số và 2 2 1 1 4 2.33 môi trường Bảo vệ môi 1 1 1 1 2.33 trường Số câu 1 6 0 9 3 15
  2. Điểm số 2.0 2.0 0 3.0 1 2.0 1 1.0 5.0 5.0 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10 điểm
  3. 3. Đặc tả
  4. Số ý TL/số câu Câu hỏi Yêu cầu cần hỏi TN Nội dung Mức độ đạt TL(Số TN(Số TL(Số TN(Số ý) câu) ý) câu) 1. Ứng dụng di truyền học Thông hểu - Giải thích hiện tượng thoái hóa giống 1 C1 - Giải thích vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất 1 C2 ở F1 2. Sinh vật và môi trường Nhận biết - Các môi trường sống của sinh vật 1 C7 - Nêu được ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt 1 C6 độ đến đời sống sinh vật Thông hiểu - Phạm vi phân bố của sinh vật đối với 1 C3 giới hạn sinh thái. - Xác định mối quan hệ giữa các loài sinh 1 C4 vật 1 C5 - Tập tính của sinh vật trước ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái. 3. Hệ sinh thái Nhận biết - Nhận biết ý nghĩa sinh thái của các 1 C8 nhóm tuổi Thông hiểu - Giải thích vì sao quần thể người lại có 1 C9 những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có. - Qua ví dụ chỉ ra được dấu hiệu điển hình 1 C10 của quần xã Vận dụng - Vẽ và chỉ ra được thành phần của một 1 C16 hệ sinh thái 4. Con người, dân số và môi trường Nhận biết - Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường 1 C11
  5. - Khái niệm ô nhiễm môi trường 1 C13 Thông hiểu - Các biện pháp bảo vệ và cải tạo môi 1 C12 trường. 1 C14 - Đề xuất biện pháp hiệu quả nhất trong hạn chế bảo vệ môi trường Vận dụng cao - Giải thích tại sao khi ăn rau quả có nhiều 1 C17 trường hợp bị ngộ độc, từ đó đề xuất các biện pháp phòng tránh. 5. Bảo vệ môi trường Nhận biết - Nêu được khái niệm tài nguyên thiên 1 C18 nhiên, các dạng tài nguyên thiên nhiên và cho ví dụ 1 C15 - Ý nghĩa của việc giữ gìn thiên nhiên hoang giã
  6. TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên…...................................................... MÃ ĐỀ A SBD: ......................... Lớp.............................. I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết? A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. B. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp. C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt. D. Không có đáp án nào đúng. Câu 2. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ? A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện. B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu. C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu. D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu. Câu 3. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố rộng. B. Có vùng phân bố hạn chế. C. Có vùng phân bố hẹp. D. Không xác định được vùng phân bố. Câu 4. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng; số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. Các loài sinh vật trên có mối quan hệ gì? A. Cộng sinh B. Kí sinh C. Sinh vật ăn sinh vật khác D. Hội sinh Câu 5. Chim én bay về phương Bắc khi mùa xuân tới là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 6. Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với ánh sáng người ta chia chúng thành hai nhóm: A. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa tối B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn D. Thực vật ưa khô và thực vật ưa bóng Câu 7. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là A. đất, nước, trên mặt đất - không khí. B. đất, trên mặt đất- không khí. C. đất, nước và sinh vật. D. đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật.
  7. Câu 8. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào? A. Sơ sinh B. Trước sinh sản C. Sinh sản D. Sau sinh sản Câu 9. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người: A. có tổ chức xã hội cao. B. phụ thuộc vào lãnh thổ. C. có lao động và tư duy. D. có tuổi thọ trung bình cao. Câu 10. Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài: A. ưu thế B. đặc trưng C. tiên phong D. ổn định Câu 11. Có bao nhiêu tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 12. Trong những hoạt động sau: 1. Nghiên cứu khoa học; 2. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên; 3. Trồng rừng; 4. Chăn thả nhiều gia súc trong rừng; 5. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Hoạt động nào nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 5. D. 3, 4, 5. Câu 13. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là A. Ô nhiễm môi trường B. Ô nhiễm không khí C. Ô nhiễm nguồn nước D. Ô nhiễm đất Câu 14. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải. C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật. D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường. Câu 15. Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? A. Bảo vệ các loại động vật hoang dã B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16. Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Cho ví dụ Câu 17. Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. a. (1,0 điểm) Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên.
  8. b. (0,5 điểm) Loài G tham gia vào mấy chuỗi thức ăn? Loài G thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy? c. (0,5 điểm) Mắt xích nào trong lưới thức ăn trên có thể là sinh vật tiêu thụ cấp 2? Câu 18. (1.0 điểm) Khi ăn rau quả tại sao có nhiều trường hợp bị ngộ độc? Bản thân em có những biện pháp gì để phòng tránh? ----------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------
  9. TRƯỜNG TH&THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ KIỂM TRA CUỐI KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn: SINH HỌC – Lớp 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên…...................................................... MÃ ĐỀ B SBD: ......................... Lớp.............................. I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. Ví dụ 1A, 2B,... Câu 1. Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết? A. Do chúng có những gen có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp. B. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt. D. Không có đáp án nào đúng. Câu 2. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ? A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện. B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu. C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu. D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu. Câu 3. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố hẹp. B. Có vùng phân bố rộng. C. Có vùng phân bố hạn chế. D. Không xác định được vùng phân bố. Câu 4. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. Các loài trên có mối quan hệ gì? A. Cộng sinh B. Kí sinh C. Sinh vật ăn sinh vật khác D. Hội sinh Câu 5. Chim bim bịp và gà cỏ sống trong rừng thường đi ăn trước lúc Mặt Trời mọc là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 6. Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với độ ẩm người ta chia chúng thành hai nhóm: A. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa tối B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu han D. Thực vật ưa khô và thực vật ưa bóng Câu 7. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là: A. đất, nước, trên mặt đất, không khí. B. đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật C. đất, nước và sinh vật. D. đất, trên mặt đất- không khí và sinh vật. Câu 8. Có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào?
  10. A. Sơ sinh B. Trước sinh sản C. Sinh sản D. Sau sinh sản Câu 9. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người: A. có tổ chức xã hội cao. B. phụ thuộc vào lãnh thổ. C. có tuổi thọ trung bình cao. D. có lao động và tư duy. Câu 10. Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài: A. ưu thế B. đặc trưng C. tiên phong D. ổn định Câu 11. Có bao nhiêu tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? A. 7 B. 6 C. 5 D. 4 Câu 12. Trong những hoạt động sau: 1. Nghiên cứu khoa học; 2. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên; 3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt; 4. Chăn thả nhiều gia súc trong rừng; 5. Trồng rừng; Hoạt động nào nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 5. C. 1, 2, 4. D. 3, 4, 5. Câu 13. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là A. Ô nhiễm môi đất B. Ô nhiễm không khí C. Ô nhiễm nguồn nước D. Ô nhiễm môi trường Câu 14. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải. C. Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường. D. Bảo quản và sử dụng hợp lí hóa chất bảo vệ thực vật. Câu 15. Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? A. Bảo vệ các loại động vật hoang dã B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng D. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16. Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Cho ví dụ Câu 17. Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. a. (1,0 điểm) Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên.
  11. b. (0,5 điểm) Loài G tham gia vào mấy chuỗi thức ăn? Loài G thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy? c. (0,5 điểm) Mắt xích nào trong lưới thức ăn trên có thể là sinh vật tiêu thụ cấp 2? Câu 18. ( 1.0 điểm) Khi ăn rau quả tại sao có nhiều trường hợp bị ngộ độc? Bản thân em có những biện pháp gì để phòng tránh? ----------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------
  12. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 9. NĂM HỌC: 2023-2024 I. TRẮC NGHIỆM (5 Điểm) Một đáp án đúng được 0.33đ, nếu 2 đáp án đúng thì được 0,7 điểm. Đúng 3 đáp án làm tròn 1,0 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐỀ A A C A C D B D C C B B A A D D ĐỀ B B D B D A C B B D B C B D C D II. TỰ LUẬN (5 Điểm) Câu 16 - Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại 0.5 (2đ) trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. - Có 3 dạng tài nguyên thiên nhiên: + Tài nguyên tái sinh: có khả năng phục hồi khi sử dụng hợp lý 0.5 VD: Tài nguyên đất, rừng, sinh vật... + Tài nguyên không tái sinh: sau 1 thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. 0.5 VD: Tài nguyên khoáng sản,... + Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: sử dụng mãi mãi, không gây ô nhiễm môi 0.5 trường. - VD: Năng lượng mặt trời, gió, nước... Câu 17 a. Những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên: 07 chuỗi 1.0 (2đ) A → B → E → K.
  13. A → B → G → K. A → C → G → K. A → C → B → E → K. A → C → B → G → K. A → D → H → K. A → D → G → K. HS làm đúng 1-2 chuỗi 0,25 đ; 3-4 chuỗi 0,5 đ; 5-6 chuỗi 0,75 đ; đủ 7 chuỗi 1,0 đ. b. Loài G tham gia vào 04 chuỗi thức ăn 0.25 Loài G thuộc sinh vật tiêu thụ cấp 2 hoặc 3 0.25 c. Sinh vật tiêu thụ cấp 2 trong lưới thức ăn trên có thể là: B, E, G, H. 0.5 HS làm đúng 1 mắt xích được 0,125 đ. Câu 18 - Khi sử dụng rau quả bị ngộ độc do: Trong trồng trọt dùng sai thuốc, (1đ) thuốc kém chất lượng, dùng quá liều, không tuân thủ thời gian thu 0.5 hoặc khi phun thuốc. - Khi sử dụng cần phải rửa thật sạch dưới vòi nước, ngâm nước muối 0.5 hoặc thuốc khử trùng trước khi sử dụng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2