intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường TH&THCS Phước Năng, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG TH&THCS PHƯỚC NĂNG MÔN: SINH HỌC – KHỐI 9 Năm học 2023 - 2024 Thời gian: 45 phút (Không kể giao đề) Điểm Lời phê của giáo viên Họ và tên: …………………… Lớp 9/... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1. Nhân tố sinh thái là A. những yếu tố của môi trường tác động đến đời sống sinh vật. B. nơi sinh sống của sinh vật. C. nơi sinh sản của sinh vật. D. khả năng chịu đựng của cơ thể sinh vật. Quan sát hình và trả lời các câu 2, 3, 4 Câu 2. Hình ảnh mô tả giới hạn chịu đựng của cá rô phi ở Việt Nam đối với nhân tố sinh thái nào? A. Nước. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Ánh sáng. Câu 3. Điểm A được gọi là A. giới hạn trên. B. giới hạn. C. giới hạn dưới. D. khoảng thuận lợi. Câu 4. Cá rô phi Việt Nam sinh trưởng tốt nhất ở khoảng bao nhiêu oC? A. 5oC. B. 30oC. C. 40oC. D. 42oC. Câu 5. Ý nào dưới đây thể hiện đặc điểm của mối quan hệ cộng sinh? A. Các sinh vật kìm hãm sự phát triển của nhau. B. Sinh vật này tiêu diệt sinh vật khác. C. Sự hợp tác chỉ có một bên có lợi, bên kia không bị ảnh hưởng gì. D. Sự cộng tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Câu 6. Trâu và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng. Đây là ví dụ về mối quan hệ nào? A. Cạnh tranh. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 7. Con người bắt đầu biết dùng lửa để nấu chín thức ăn trong thời kì phát triển nào của xã hội? A. Công nghiệp. B. Nông nghiệp. C. Nguyên thủy. D. Công nghiệp 4.0. Câu 8. Ô nhiễm môi trường A. là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn. B. bao gồm tất cả những hoạt động của con người. C. không ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. D. tạo điều kiện cho tất cả các sinh vật đều phát triển. Câu 9. Hoạt động nào dưới đây là đúng để góp phần bảo vệ môi trường? A. Khai thác keo. B. Đi học đúng giờ.
  2. C. Phơi lúa. D. Quét dọn đường. Câu 10. Hoạt động nào dưới đây của con người đã phá hủy môi trường tự nhiên? A. Trồng rừng. B. Phá rừng. C. Bón phân. D. Tưới nước. Câu 11. Loại tài nguyên nào dưới đây không thuộc dạng tài nguyên tái sinh? A. Đất. B. Nước. C. Dầu mỏ. D. Rừng. Câu 12. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất là A. chống xói mòn, lở đất. B. thành lập các khu bảo tồn. C. lai tạo giống mới. D. sử dụng tiết kiệm. II. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 1. (1 điểm) Cho ví dụ minh họa về chất thải đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước. Quan sát hình bên và trả lời câu 2, 3 Câu 2. (2 điểm) Viết cụ thể các chuỗi thức ăn có liên quan đến cá thể chuột. Câu 3. (1 điểm) Sinh vật nào cần được bảo vệ để tiêu diệt chuột? Em cần làm gì để góp phần bảo vệ sinh vật có lợi đó? Câu 4. (2 điểm) Nêu các biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất, rừng (bốn biện pháp đối với mỗi loại tài nguyên). ---Hết---
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC – KHỐI 9 Năm học 2023 - 2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm) Khoanh tròn vào mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm; 3 câu được 1 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A B C B D A C A D B C A II/ PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm) Biểu Câu Đáp án điểm Ví dụ minh họa về chất thải đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước. 1 Hiện nay, nước thải từ các khu khai thác vàng đổ ra suối đã 1đ (1 điểm) làm ô nhiễm nguồn nước làm cho nhiều sinh vật (cá) bị chết. HS cho ví dụ khác đúng vẫn đạt điểm. - HS liệt kê 4 chuỗi thức ăn có liên quan đến cá thể chuột. + Cỏ  Châu chấu  Chuột  Diều hâu. 0,5đ 2 0,5đ + Cỏ  Châu chấu  Chuột  Rắn  Diều hâu. (2 điểm) 0,5đ + Cỏ  Kiến  Chuột  Diều hâu. 0,5đ + Cỏ  Kiến  Chuột  Rắn  Diều hâu. 3 - Rắn cần được bảo vệ để tiêu diệt chuột. 0,25 đ (1 điểm) - Các biện pháp góp phần bảo vệ rắn: + Không nên săn bắt, mua bán rắn. 0,25 đ + Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ 0,5 đ
  4. sinh vật có lợi. Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất: - Cải tạo, tăng độ màu mỡ cho đất. 0,25 đ - Chống sạt lở, xói mòn đất. 0,25 đ - Phòng chống ngập mặn. 0,25 đ - Trồng cây phù hợp với đất. 0,25 đ 4 Biện pháp sử dụng hợp lí tài nguyên rừng: (2 điểm) - Khai thác hợp lí kết hợp với trồng lại rừng. 0,25 đ - Phòng chống cháy rừng. 0,25 đ - Phát triển dân số hợp lí. 0,25 đ - Tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ 0,25 đ rừng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1