intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023– 2024 TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN MÔN : SINH HỌC LỚP 9 1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1. Ứng dụng Di truyền học 3 3 1 2. Sinh vật và môi trường 1 1 3 1 4 2,33 3. Hệ sinh thái 1 1 1 1 2,33 4. Con người, dân số và môi 2 1 1 1 3 2 trường 5. Bảo vệ môi trường 1 4 1 4 2,33 Số câu 2 6 9 1 1 4 15 19 Điểm số 2 2 3 2 1 5 5 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm 10 điểm 10đ Tỷ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% 100%
  2. 2. BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Số ý TL/số Câu hỏi câu hỏi TN Mức Nội dung Yêu cầu cần đạt TL TN TL độ TN (Số (Số (Số (Số câu) ý) câu) ý) Nhận - Nguyên nhân của hiện tượng 1 C1 1. Ứng biết thoái hóa. dụng Di - Biểu hiện của ưu thế lai. 1 C2 truyền - Mục đích của việc ứng dụng tự 1 C3 học thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất. Nhận Nhân tố sinh thái của môi 1 C4 2. Sinh biết trường. vật và môi Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời 1 C16 trường sống sinh vật Thông - Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các 3 C5, C6, C7 hiểu sinh vật. Thông Đặc trưng cơ bản của quần thể 1 C8 hiểu 3. Hệ sinh thái Vận Xây dựng được chuỗi thức ăn, 1 C17 dụng lưới thức ăn đơn giản. Nhận Tác động của con người tới môi 1 C9 biết trường qua các thời kì phát triển của xã hội. 4. Con Tác động của con người làm suy 1 C10 người, thoái môi trường tự nhiên. dân số và Thông Tác động của con người tới môi 1 C11 môi hiểu trường qua các thời kì phát triển trường của xã hội. Vận Đánh giá tình hình ô nhiễm môi 1 C18 dụng trường ở địa phương cao 5. Bảo vệ Nhận Bảo vệ nguồn tài nguyện sinh 1 C19 môi biết vật ở nước ta. trường Thông Các dạng tài nguyên thiên 2 C12, C13 hiểu nhiên. 2 C14, C15 Bảo vệ tài nguyên rừng, biển. 3. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II
  3. Trường THCS Lê Văn Tám KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên:………………………… Lớp 9/ MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Đề gồm có .. trang; thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: Nhận xét của thầy/cô: I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau. Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất? A. Tạo ra dòng thuần chủng để làm giống. B. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. C. Tập hợp các đặc tính quý vào giống để sản xuất. D. Phát hiện và loại bỏ gen xấu ra khỏi quần thể. Câu 2: Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào? A. Tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp không thay đổi. B. Tỉ lệ thể đồng hợp giảm, thể dị hợp tăng. C. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp không đổi. D. Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm. Câu 3: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai? A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh. B. Cơ thể lai F1 phát triển chậm, năng suất giảm, nhiều cây bị chết. C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường. D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Câu 4: Nhân tố sinh thái hữu sinh của môi trường gồm A. động vật, thực vật, địa hình. B. động vật, thực vật, con người. C. đất, nước, không khí. D. động vật, vi khuẩn, không khí. Câu 5: Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là gì? A. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành. B. Là cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. C. Cây trồng không mọc được các cành ở phía dưới. D. Là hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng. Câu 6: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là quan hệ cộng sinh? A. Ấu trùng trai bám trên da cá. B. Vi khuẩn trong nốt sần cây họ đậu. C. Địa y bám trên cành cây. D. Cây Tầm gửi sống trên cây hồng. Câu 7: Lúa và cỏ dại là mối quan hệ A. cạnh tranh. B. hội sinh. C. cộng sinh. D. kí sinh. Câu 8: Mật độ của quần thể động vật tăng khi nào? A. Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột như lụt lội, cháy rừng, dịch bệnh, … B. Khi khu vực sống của quần thể mở rộng. C. Khi có sự tách đàn của một số cá thể trong quần thể. D. Khi nguồn thức ăn trong quần thể dồi dào. Câu 9: Con người bắt đầu tạo ra cây trồng vật nuôi vào thời kì xã hội nào?
  4. A. Xã hội nguyên thuỷ. B. Xã hội nông nghiệp. C.Xã hôi công nghiệp. D. Xã hội chiếm hữu nô lệ. Câu 10: Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là: A. Phá hủy thảm thực vật. B. Tạo giống vật nuôi, cây trồng mới. C. Săn bắn nhiều loài động vật. D. Phục hồi và trồng rừng mới. Câu 11: Nhận định nào sai trong các nhận định sau: A. Vào thời kỳ nguyên thủy, các hoạt động sống cơ bản của con người là săn bắn động vật và hái lượm cây rừng. B. Các hoạt động của con người ở thời kỳ xã hội nông nghiệp không gây ô nhiễm môi trường. C. Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống ở thời kỳ xã hội công nghiệp. D. Công nghiệp khai khoáng phát triển làm phá hủy rất nhiều diện tích rừng, mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. Câu 12: Tài nguyên nào sau đây được xem là nguồn năng lượng sạch? A. Bức xạ mặt trời, gió, nhiệt trong lòng đất B. Dầu mỏ và khí đốt C. Than đá và nguồn khoáng sản kim loại D. Dầu mỏ, thủy triều, khí đốt Câu 13: Cho các tài nguyên sau: dầu lửa, than đá, năng lượng gió, tài nguyên đất, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều, tài nguyên nước. Số tài nguyên thuộc dạng tài nguyên không tái sinh là A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 14: Phát biểu nào sau đây sai? A. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. B. Trồng rừng giúp chống xói mòn, lũ quét. C. Rừng mưa nhiệt đới không phải là một hệ sinh thái. D. Rừng là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Câu 15: Biện pháp không bảo vệ hệ sinh thái biển là A. tăng cường sử dụng và khai thác tài nguyên biển. B. bảo vệ và nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm. C. chống ô nhiễm môi trường biển. D. xử lí nước thải trước khi đổ ra sông, biển. II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16.(1,0 điểm) Trình bày ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống sinh vật. Câu 17. (2,0 điểm) Giả sử có 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, thỏ, dê, sâu, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu. a) Hãy viết ra 4 chuỗi thức ăn ở quần xã. b) Vẽ lưới thức ăn, chỉ rõ: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 18. (1,0 điểm) Em hãy nhận xét tình hình môi trường ở địa phương em và đưa ra một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường nơi mình đang sinh sống? Câu 19. (1,0 điểm) Qua các kiến thức đã học, em hãy cho biết, nước ta đã và đang làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật? ---HẾT---
  5. 4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Học sinh trả lời đúng 1 câu đạt 0.33 điểm, đúng 3 câu đạt 1 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C D B B B B A D B A B A A C A II. PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu Đáp án Thang điểm Câu 16 - Ánh sáng ảnh hưởng tới hoạt động sinh lí và đặc điểm hình thái của 0,25 (1,0 điểm) thực vật. - Chia thực vật thành 2 nhóm tùy theo khả năng thích nghi với điều 0.25 kiện chiếu sáng: + Nhóm cây ưa sáng. + Nhóm cây ưa bóng. - Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật, tạo điều kiện cho động 0.25 vật nhận biết, định hướng di chuyển trong không gian, ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản của động vật. - Chia động vật thành 2 nhóm tùy theo khả năng thích nghi với điều 0.25 kiện chiếu sáng: + Nhóm động vật ưa sáng. + Nhóm động vật ưa tối. Câu 17 a) 4 chuỗi thức ăn trong quần xã: (2,0 điểm) + Cỏ -> Thỏ - > Mèo rừng -> Vi sinh vật. 0,25 + Cỏ -> Thỏ - > Hổ -> Vi sinh vật. 0,25 + Cỏ -> Dê - > Hổ -> Vi sinh vật. 0,25 + Cỏ -> Sâu- > Chim sâu -> Vi sinh vật. 0,25 b) Lưới thức ăn: Sâu Chim sâu Cỏ Thỏ Mèo rừng VSV 0,5 Dê Hổ - Chỉ rõ : + SV sản xuất : cỏ; + SV phân giải: vi sinh vật 0,25 + SV tiêu thụ: dê, thỏ, hổ, mèo rừng, chim sâu, sâu. 0,25 Câu 18 Môi trường địa phương đang bị ô nhiễm: 0,5 (1,0 điểm) + Nguồn nước bị bẩn do rác thải, nước thải sinh hoạt. + Đất bị ô nhiễm do sử dụng quá nhiều thuốc BVTV trong trồng trọt. + Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm cả môi trường đất, nước, không khí. Đề xuất một số biện pháp hạn chế ô nhiễm: 0,5 + Xử lí nước thải sinh hoạt, chăn nuôi trước khi thải ra môi trường + Phân loại, vứt rác đúng nơi quy định + Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người đân trong công tác bảo vệ môi trường sống chung. (HS có thể trả lời khác nhưng đúng vẫn đạt điểm tối đa)
  6. Câu 19 - Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn. 0,25 (1,0 điểm) - Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật 0,25 hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. - Cấm săn bắn động vật hoang dã. 0,25 - Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. 0,25 Tiên Phong, ngày 20 tháng 04 năm 2024 Duyệt của Tổ CM GV ra đề Nguyễn Thị Minh Tâm Nguyễn Thị Thủy Tiên DUYỆT CỦA PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Ngọc Thành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2