intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT TH&THCS Phước Kim, Phước Sơn

  1. UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS NĂM HỌC: 2023 - 2024 PHƯỚC KIM MÔN: SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: ........./........./2024 Họ và tên:.......................................... Điểm Nhận xét của giáo viên .......................................................... Lớp:……… I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Hãy khoanh vào chữ A, B, C, D chỉ câu trả lời đúng. Câu 1. Vì sao việc giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần giữ cân bằng sinh thái? A. Bảo vệ các loài động vật hoang dã là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái. B. Bảo vệ môi trường sống của sinh vật là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái. C. Bảo vệ tài nguyên thực vật rừng là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái. D. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ được các loài sinh vật hoang dã và môi trường sống của chúng, là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái. Câu 2. Vì sao một số loài thực vật tự thụ phấn nghiêm ngặt hoặc động vật thường xuyên giao phối gần không bị thoái hóa khi tự thụ phấn hay giao phối cận huyết? A. Do chúng mang cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. B. Do chúng có khả năng kiềm hãm sự biểu hiện bệnh của các cặp gen đồng hợp. C. Do khả năng gây bệnh của các gen đã bị bất hoạt. D. Do chúng mang cặp gen dị hợp không gây hại cho chúng. Câu 3. Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ? A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện. B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu. C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu. D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu. Câu 4. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái, thì chúng có vùng phân bố như thế nào? A. Có vùng phân bố rộng. B. Có vùng phân bố hạn chế. C. Có vùng phân bố hẹp. D. Không xác định được vùng phân bố. Câu 5. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng; số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ. Các loài sinh vật trên có mối quan hệ gì? A. Cộng sinh. B. Kí sinh. C. Hội sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 6. Hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác là A. ô nhiễm môi trường. B. ô nhiễm không khí. C. ô nhiễm nguồn nước. D. ô nhiễm đất. Câu 7. Chim én bay về phương Bắc khi mùa xuân tới là tập tính được hình thành do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 8. Tùy theo khả năng thích nghi của thực vật với ánh sáng người ta chia chúng thành hai nhóm: A. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa tối. B. Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng. C. Thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn. D. Thực vật ưa khô và thực vật ưa bóng. Câu 9. Các loại môi trường chủ yếu của sinh vật là
  2. A. trong đất, nước, trên mặt đất - không khí. B. trong đất, trên mặt đất- không khí. C. trong đất, nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật. D. trong đất, nước và sinh vật. Câu 10. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi nào? A. Sơ sinh. B. Sau sinh sản. C. Sinh sản. D. Trước sinh sản. Câu 11. Trong quần xã rừng U Minh, cây tràm được coi là loài A. ưu thế. B. đặc trưng. C. tiên phong. D. ổn định. Câu 12. Có bao nhiêu tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường? A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 13. Trong những hoạt động sau: 1. Nghiên cứu khoa học; 2. Sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên; 3. Trồng rừng; 4. Chăn thả nhiều gia súc trong rừng; 5. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. Hoạt động nào nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 5. D. 3, 4, 5. Câu 14. Biện pháp nào sau đây được coi là hiệu quả nhất trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường? A. Trồng nhiều cây xanh. B. Xây dựng các nhà máy xử lí rác thải. C. Bảo quản và sử dụng hợp lí hoá chất bảo vệ thực vật. D. Giáo dục nâng cao ý thức cho mỗi người về bảo vệ môi trường. Câu 15. Quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có vì con người A. có tổ chức xã hội cao. B. phụ thuộc vào lãnh thổ. C. có lao động và tư duy. D. có tuổi thọ trung bình cao. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 16. (2.0 điểm) Tài nguyên thiên nhiên là gì? Có những dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào? Cho ví dụ. Câu 17. (2.0 điểm) Cho một sơ đồ lưới thức ăn giả định ở hình bên. Mỗi chữ cái trong sơ đồ biểu diễn một mắt xích trong lưới thức ăn. a. Hãy liệt kê tất cả những chuỗi thức ăn có thể có trong lưới thức ăn trên. b. Loài G tham gia vào mấy chuỗi thức ăn? Loài G thuộc sinh vật tiêu thụ cấp mấy? c. Mắt xích nào trong lưới thức ăn trên có thể là sinh vật tiêu thụ cấp 2? Câu 18. (1.0 điểm) Tại sao khi ăn rau và quả có nhiều trường hợp bị ngộ độc? Bản thân em có những biện pháp gì để phòng tránh? ........................Hết........................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2