intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

  1. Trường THCS …………..……………. KIỂM TRA CUỐI KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 Họ và tên: MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 ………………………… … Lớp…. Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau Sử dụng (sơ đồ giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam) để trả lời các câu 1;2;3 Câu 1. Cá rô phi ở Việt Nam sống và phát triển trong khoảng nhiệt độ nào? A. Từ 00 C đến 50 C. B. Từ 00 C đến 300 C. C. Từ 00 C đến 420 C. D. Từ 50 C đến 420 C. Câu 2. Cá rô phi ở Việt Nam sinh trưởng và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào? A. 00 C. B. 50 C. C. 300 C. D. 420 C. Câu 3. Nhiệt độ dưới 50 C và trên 420 C cá rô phi Việt Nam sinh trưởng như thế nào? A. Sinh trưởng yếu dần và chết. B. Sinh trưởng và phát triển bình thường. C. Chỉ tồn tại nhưng không phát triển. D. Sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Câu 4. Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường A. luôn có hại cho sinh vật. B. luôn có lợi cho sinh vật. C. tác động tới sinh vật. D. không tác động lên sinh vật. Câu 5. Có mấy loại môi trường chủ yếu của sinh vật? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 6. Ở vùng ôn đới, cây thường rụng nhiều lá về mùa đông giá lạnh là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 7. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các loài thủy sinh trong một ao. B. Rừng cây thông phân bố tại vùng núi Lâm Đồng - Việt Nam. C. Tập hợp tất cả các con chuột đồng sống trên một cánh đồng lúa. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 8. Ở quần thể người, nhóm tuổi sinh sản và lao động có độ tuổi thuộc khoảng nào sau đây? A. Từ 15 đến 55 tuổi. B. Từ 15 đến 60 tuổi. C. Từ 15 đến 64 tuổi. D. Từ 15 đến 70 tuổi.
  2. Câu 9. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Thành phần loài và thành phần nhóm tuổi. B. Số lượng loài và thành phần loài. C. Số lượng loài và mật độ quần thể. D. Mật độ quần thể và tỉ lệ giới tính. Câu 10. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể? A. Nguồn thức ăn từ môi trường. B. Mức sinh sản của từng cá thể. C. Mức tử vong của từng cá thể. D. Sự tăng trưởng của các cá thể. Câu 11. Các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới, sa mạc, thảo nguyên thuộc hệ sinh thái gì? A. Hệ sinh thái trên cạn. B. Hệ sinh thái nước ngọt. C. Hệ sinh thái nước mặn. D. Hệ sinh thái nước đứng. Câu 12. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì? A. Làm cạn kiệt nguồn nước. B. Phá hủy thảm thực vật. C. Săn bắt động vật hoang dã. D. Gây ô nhiễm môi trường. Câu 13. Tài nguyên nào sau đây là dạng tài nguyên không tái sinh? A. Khí đốt thiên nhiên. B. Đất. C. Nước. D. Sinh vật. Câu 14. Biện pháp nào sau đây không có vai trò bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên? A. Bảo vệ các loài sinh vật. B. Phục hồi và trồng rừng mới. C. Phát triển nhiều khu dân cư. D. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Câu 15. Trong các biện pháp sau, những biện pháp nào có tác dụng cải tạo hệ sinh thái bị thoái hóa? 1. Thay đổi các loại cây trồng hợp lí. 2. Bón phân, tưới tiêu hợp lí cho cây trồng. 3. Trồng cây gây rừng đối với đất trống, đồi trọc. 4. Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm. Phương án đúng là A. 1; 2; 3. B.1; 2; 4. C. 1; 3; 4. D. 2; 3; 4. II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) Câu 1. (1.0 điểm) Trong các mối quan hệ hỗ trợ khác loài, em hãy phân biệt mối quan hệ cộng sinh và hội sinh. Mỗi mối quan hệ cho 1 ví dụ minh họa. Câu 2. (2.0 điểm) a. Ô nhiễm môi trường có thể do những tác nhân nào? b. Hiện nay, môi trường không khí có nguy cơ bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Em hãy đề xuất các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí. Câu 3. (2.0 điểm) Cho sơ đồ lưới thức ăn sau: Chuột Cầy hương Đại bàng Cây cỏ Vi khuẩn Sâu Bọ ngựa Rắn a. Em hãy phân tích các thành phần chủ yếu của lưới thức ăn trên. b. Trong lưới thức ăn trên, rắn là sinh vật tiêu thụ bậc mấy? Giải thích. ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................
  3. ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... c. Ở Quảng Nam ta, cầy được gọi với tên khác, đó là chồn. Chồn mướp (cầy hương) là loài có giá trị dược liệu (lấy xạ), thịt thơm ngon nên bị săn bắt ráo riết và hiện nay đã trở thành loài có tên trong danh mục Động vật rừng nguy cấp. Dựa vào sơ đồ lưới thức ăn trên, em hãy cho biết việc săn bắt cầy hương quá mức sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quần xã sinh vật tự nhiên? Cần làm gì để bảo tồn loài cầy hương? ----------- HẾT ---------- PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN NGƯỜI RA ĐỀ Trần Thị Hiền Nguyễn Thị Ánh Nguyệt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2