Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên
lượt xem 1
download
Với mong muốn giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập thật tốt trong kì thi sắp tới. TaiLieu.VN xin gửi đến các bạn ‘Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên’. Vận dụng kiến thức và kỹ năng của bản thân để thử sức mình với đề thi nhé! Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên
- UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN SINH HỌC - LỚP 9 ĐỀ 901 Thời gian thi: 45 phút (Đề thi gồm 04 trang) Ngày thi: 16/04/2024 Tô kín ô tròn tương ứng với đáp án đúng trong phiếu trả lời trắc nghiệm! Câu 1. Tháp dân số thể hiện: A. thành phần dân số của mỗi nước. B. nhóm tuổi dân số của mỗi nước. C. đặc trưng dân số của mỗi nước. D. tỉ lệ nam/ nữ của mỗi nước. Câu 2. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào? A. Cây luôn quay về phía mặt trời. B. Cây vẫn mọc thẳng. C. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng. D. Ngọn cây rũ xuống. Câu 3. Vai trò của chọn lọc trong chọn giống là: A. làm nâng cao năng suất và chất lượng của vật nuôi, cây trồng. B. tạo ra giống mới góp phần phát triển chăn nuôi, trồng trọt. C. một biện pháp quan trọng đầu tiên không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp. D. phục hồi các giống đã thoái hóa, tạo ra giống mới hoặc cải tạo giống cũ. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không phải là mục đích của việc ứng dụng tự thụ phấn và giao phối gần vào chọn giống và sản xuất? A. Củng cố và duy trì một số tính trạng mong muốn. B. Phát hiện và loại bỏ những gen xấu ra khỏi quần thể. C. Tạo ra dòng thuần dùng để làm giống. D. Tập hợp các đặc tính quý vào chọn giống và sản xuất. Câu 5. Những biện pháp nào góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường? 1. Hạn chế sự tăng nhanh dân số 2. Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên 3. Tăng cường trồng rừng ở khắp mọi nơi 4. Bảo vệ các loài sinh vật 5. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm 6. Tạo ra các loài vật nuôi, cây trồng có năng suất cao 7. Tăng cường xây dựng các công trình thuỷ điện Phương án đúng là: A. 1, 2, 3, 4, 7. B. 1, 2, 4, 5, 6. C. 2, 3, 4, 5, 6. D. 1, 3, 4, 5, 7. Câu 6. Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng? A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão. B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cây hạn chế tác động của ánh sáng. C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng bảo vệ được khỏi con người phá hoại. D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô hạn của sa mạc. Câu 7. Để tạo ưu thế lai, khâu quan trọng đầu tiên là: A. lai kinh tế. B. tạo ra các dòng thuần.
- C. lai khác dòng. D. lai phân tích. Câu 8. Động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật và thực vật bắt sâu bọ thuộc quan hệ khác loài nào sau đây? A. Cộng sinh. B. Cạnh tranh. C. Kí sinh. D. Sinh vật ăn sinh vật khác. Câu 9. Quần thể người có đặc trưng nào sau đây khác so với quần thể sinh vật? A. Mật độ. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Đặc trưng kinh tế xã hội. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 10. Ở nhiệt độ quá cao (cao hơn 40 C) hay quá thấp (00C) các hoạt động sống của hầu hết 0 các loại cây xanh diễn ra như thế nào? A. Quang hợp giảm – hô hấp tăng. B. Các hạt diệp lục được hình thành nhiều. C. Quang hợp tăng – hô hấp tăng. D. Quang hợp giảm thiểu và ngưng trệ, hô hấp ngưng trệ. Câu 11. Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì? A. Tiềm năng sinh sản của loài. B. Giới tính nào có tuổi thọ thấp hơn. C. Giới tính nào có tuổi thọ cao hơn. D. Giới tính nào được sinh ra nhiều hơn. Câu 12. Khi nào các yếu tố đất, nước, không khí, sinh vật đóng vai trò của một môi trường? A. Là nơi sinh vật có thể kiếm được thức ăn. B. Khi nơi đó có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở cho sinh vật. C. Khi nơi đó không có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật. D. Khi đó là nơi sinh sống của sinh vật. Câu 13. Sử dụng nguồn năng lượng nào sau đây ít gây ô nhiễm môi trường nhất? A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí đốt. D. Năng lượng gió. Câu 14. Cơ chế điều hòa mật độ quần thể phụ thuộc vào: A. tuổi thọ của các cá thể trong quần thể. B. sự thống nhất mối tương quan giữa tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong. C. mối tương quan giữa tỉ lệ số lượng đực và cái trong quần thể. D. khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. Câu 15. Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là: A. từ sơ sinh đến dưói 25 tuổi. B. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi. C. từ sơ sinh đến dưói 20 tuổi. D. từ 15 đến dưói 20 tuổi. Câu 16. Vai trò quan trọng nhất của ánh sáng đối với động vật là: A. định hướng di chuyển trong không gian. B. sinh sản. C. kiếm mồi. D. nhận biết các vật. Câu 17. Nếu một nước có số trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, số lượng người già chiếm dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp thì được xếp vào loại nước có: A. tháp dân số ổn định. B. tháp dân số tương đối ổn định. C. tháp dân số giảm sút. D. tháp dân số phát triển. Câu 18. Sinh vật sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất ở vị trí nào trong giới hạn sinh thái? A. Ở trung điểm của điểm gây chết dưới và điểm gây chết trên. B. Gần điểm gây chết dưới. C. Ở điểm cực thuận.
- D. Gần điểm gây chết trên. Câu 19. Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa giống là: A. con lai sinh trưởng mạnh hơn bố mẹ. B. năng suất thu hoạch luôn tăng lên. C. con lai có sức sống cao hơn bố mẹ. D. con lai có sức sống kém dần. Câu 20. Điều kiện nào dưới đây phù hợp với quan hệ hỗ trợ? A. Diện tích chỗ ở hợp lí, nguồn sống đầy đủ. B. Số lượng cá thể cao. C. Môi trường sống ấm áp. D. Khả năng sinh sản giảm. Câu 21. Trong chuỗi thức ăn sau: Cây cỏ Bọ rùa Ếch Rắn Vi sinh vật. Thì rắn là: A. sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. sinh vật tiêu thụ bậc 3. C. sinh vật tiêu thụ bậc 2. D. sinh vật sản xuất. Câu 22. Số lượng các loài trong quần xã thể hiện chỉ số nào sau đây? A. Độ nhiều, độ đa dạng, độ tập trung. B. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ nhiều. C. Độ thường gặp, độ nhiều, độ tập trung. D. Độ đa dạng, độ thường gặp, độ tập trung. Câu 23. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là: A. độ tập trung. B. độ đa dạng. C. độ thường gặp. D. độ nhiều. Câu 24. Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thuỷ là: A. săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. B. bắt cá, hái quả. C. hái quả, săn bắt thú. D. săn bắt thú, bắt cá. Câu 25. Dòng năng lượng trong chuỗi thức ăn, năng lượng khởi đầu trong sinh giới được lấy từ đâu? A. Từ năng lượng mặt trời. B. Từ môi trường không khí. C. Từ chất dinh dưỡng trong đất. D. Từ nước. Câu 26. Mục đích của việc thực hiện Pháp lệnh dân số ở Việt Nam là: A. bảo vệ môi trường không khí trong lành. B. bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. C. nâng cao dân trí cho người có thu nhập thấp. D. bảo vệ tài nguyên khoáng sản của quốc gia. Câu 27. Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành: A. khu chăn thả vật nuôi. B. khu sản xuất nông nghiệp. C. khu dân cư. D. khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp. Câu 28. Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do: A. con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn. B. con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt. C. con người dùng lửa sưởi ấm. D. con người dùng lửa để lấy ánh sáng. Câu 29. Thành phần hữu sinh của hệ sinh thái gồm: A. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. C. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ. D. sinh vật tiêu thụ bậc 1, sinh vật tiêu thụ bậc 2, sinh vật phân giải. Câu 30. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên. C. Một ao cá. D. Một đàn chuột đồng.
- Câu 31. Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên: A. làm ức chế hoạt động của các vi sinh vật. B. làm suy giảm hệ sinh thái rừng. C. mất cân bằng sinh thái. D. làm suy giảm tài nguyên sinh vật. Câu 32. Sinh vật nào là mắt xích cuối cùng trong chuỗi thức ăn hoàn chỉnh? A. Thực vật. B. Vi sinh vật phân giải. C. Động vật ăn thịt. D. Động vật ăn thực vật. Câu 33. Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên là: A. săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi. B. khai thác tài nguyên thiên nhiên, săn bắt động vật hoang dã. C. chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên. D. chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên thiên nhiên. Câu 34. Săn bắt động vật hoang dã quá mức dẫn đến hậu quả: A. mất cân bằng sinh thái. B. mất cân bằng sinh thái và mất nhiều loài sinh vật. C. mất nơi ở của sinh vật. D. mất nhiều loài sinh vật. Câu 35. Hoạt động nào sau đây của con người không ảnh hưởng đến môi trường? A. Hái lượm. B. Chiến tranh. C. Hái lượm, săn bắn, chiến tranh. D. Săn bắn quá mức. Câu 36. Hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác trong quần xã kìm hãm là hiện tượng nào sau đây? A. Cạnh tranh giữa các loài. B. Khống chế sinh học. C. Hỗ trợ giữa các loài. D. Hội sinh giữa các loài. Câu 37. Trong một hệ sinh thái, cây xanh là: A. sinh vật phân giải. B. sinh vật sản xuất. C. sinh vật phân giải và sinh vật tiêu thụ. D. sinh vật phân giải và sinh vật sản xuất. Câu 38. Quần thể người có 3 dạng tháp tuổi như hình sau: Dạng tháp nào là tháp dân số già? A. Dạng a, b. B. Dạng b, c. C. Dạng a, c. D. Dạng c. Câu 39. Rừng mưa nhiệt đới là: A. một quần xã thực vật. B. một quần xã động vật. C. một quần xã sinh vật. D. một quần thể sinh vật. Câu 40. Tập hợp các sinh vật nào sau đây được coi là một quần xã? A. Đồi cọ ở Vĩnh Phúc. B. Đàn hải âu ở biển. C. Tôm, cá trong hồ tự nhiên. D. Bầy sói trong rừng. ------ HẾT ------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 451 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 301 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 510 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 331 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 693 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 277 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p | 74 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 68 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 249 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p | 74 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p | 92 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 208 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 133 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn