intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Loài hiện tại không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua các thế hệ là A. đậu phộng. B. lúa. C. đậu Hà Lan. D. ngô. Câu 2. Trong chọn giống ở thực vật, người ta sử dụng phương pháp để tạo dòng thuần là A. lai khác dòng. B. tự thụ phấn. C. lai kinh tế. D. lai khác thứ. Câu 3. Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp chủ yếu để tạo ưu thế lai là A. lai kinh tế. B. lai khác thứ. C. lai khác giống. D. lai khác dòng. Câu 4. Nhân tố vô sinh của môi trường là A. đất, đá, nước. B. đất, đá, cá. C. nước, sinh vật, cây cỏ. D. khí hậu, thực vật. Câu 5. Ở sinh vật hằng nhiệt thì nhiệt độ cơ thể A. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. tăng theo nhiệt độ môi trường. C. thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. D. giảm theo nhiệt độ môi trường. Câu 6. Số lượng hươu, nai sống trong rừng bị khống chế bởi số lượng hổ thông qua mối quan hệ A. hội sinh. C. sinh vật ăn sinh vật khác. B. cạnh tranh. D. cộng sinh. Câu 7. Quần thể sinh vật là A. tập hợp những sinh vật cùng sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. B. tập hợp những sinh vật, sinh sống trong thời điểm nhất định, có khả năng giao phối tự do tạo thành thế hệ mới. C. tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. D. tập hợp những cá thể cùng loài, có thể sinh sống ở những nơi khác nhau, ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới. Câu 8. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là đặc điểm của chỉ số A. độ đa dạng. B. độ nhiều. C. độ thường gặp. D. loài ưu thế. Câu 9. Đặc trưng có ở quần xã mà không có ở quần thể là A. độ thường gặp. B. tỉ lệ giới tính. C. tỉ lệ nhóm tuổi. D. mật độ. Câu 10. Hệ sinh thái có quần xã thực vật đa dạng nhất là A. thảo nguyên. B. sa van. C. rừng nhiệt đới. D. hoang mạc. Câu 11. Đặc điểm có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác là A. mật độ. B. kinh tế. C. sinh sản. D. tử vong. Câu 12. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào là quần thể sinh vật?
  2. A. Tập hợp tất cả các loài thủy sinh trong một ao. B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. C. Tập hợp các cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng sống ở rừng mưa nhiệt đới. D. Các cá thể rắn hổ mang sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. Câu 13. Cho chỗi thức ăn : thực vật → sâu → cầy → hổ → vi sinh vật. Hổ thuộc sinh vật tiêu thụ cấp A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 14. Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và mất sinh vật nhiều nhất là do A. cháy rừng. B. rác thải xây dựng. C. thức ăn hỏng. D. rác thải sinh hoạt. Câu 15. Hoạt động của con người không phá hủy môi trường tự nhiên là A. hái lượm. B. săn bắt động vật hoang dã. C. chăn thả gia súc. D. trồng cây. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm) Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Câu 2. (1,0 điểm) Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh? Cho ví dụ. Câu 3. (2,0 điểm) Bản thân là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? Câu 4. (1.0 điểm) Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, thỏ, dê, sâu, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu. ---------------------HẾT--------------------
  3. - PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI Môn: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu có ý đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm. Câu 1. Giao phối cận huyết ở loài hiện tại không xảy ra hiện tượng thoái hóa là A. chim bồ câu. B. bò. C. lợn. D. gà. Câu 2. Trong chọn giống ở vật nuôi, người ta sử dụng phương pháp để tạo dòng thuần là A. lai khác dòng. B. lai kinh tế. C. giao phối gần. D. lai khác thứ. Câu 3. Trong trồng trọt, người ta dùng phương pháp chủ yếu để tạo ưu thế lai là A. lai kinh tế. B. lai khác thứ. C. lai khác giống. D. lai khác dòng. Câu 4. Nhân tố hữu sinh của môi trường gồm: A. động vật, địa hình. B. động vật, vi khuẩn, không khí. C. đá, cát, nước. D. động vật, thực vật, con người. Câu 5. Ở sinh vật biến nhiệt thì nhiệt độ cơ thể A. không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B. tăng theo nhiệt độ môi trường. C. thay đổi ngược với nhiệt độ môi trường. D. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Câu 6. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y là mối quan hệ A. hội sinh. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh. Câu 7. Quần xã sinh vật là A. tập hợp những quần thể động vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. B. tập hợp những quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. C. tập hợp những quần thể thực vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. D. tập hợp những cá thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Câu 8. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã là đặc điểm của chỉ số A. độ thường gặp. B. độ đa dạng. C. độ nhiều. D. loài ưu thế. Câu 9. Đặc trưng có ở quần thể mà không có ở quần xã là A. độ đa dạng. B. thành phần nhóm tuổi. C. loài ưu thế. D. độ nhiều. Câu 10. Hệ sinh thái có quần xã thực vật ít đa dạng là A. thảo nguyên. B. sa van. C. rừng nhiệt đới. D. hoang mạc. Câu 11. Đặc điểm có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác là A. hôn nhân. B. lứa tuổi. C. giới tính. D. tử vong. Câu 12. Trong các ví dụ sau, ví dụ nào không phải là quần thể sinh vật? A. Các cá thể chuột đồng cùng sống trên một đồng lúa.
  4. B. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. C. Tập hợp tất cả các loài thủy sinh trong một ao. D. Những cây bèo Nhật Bản cùng sống trên một mặt hồ. Câu 13. Cho chuỗi thức ăn sau: thực vật → sâu → cầy → hổ → vi sinh vật. Cầy thuộc sinh vật tiêu thụ cấp A.1 B. 2 C.3 D. 4 Câu 14. Tác động lớn nhất của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên là A. phục hồi và trồng rừng mới. B. tạo giống vật nuôi, cây trồng mới. C. săn bắn nhiều loài động vật. D. phá hủy thảm thực vật. Câu 15. Con người tác động nhiều nhất tới môi trường trong thời kì A. nguyên thủy. B. xã hội nông nghiệp. C. xã hội công nghiệp. D. Chiếm hữu nô lệ. B. PHẦN TỰ LUẬN. (5.0 điểm) Câu 1.(1,0 điểm): Ô nhiễm môi trường là gì ? Nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường? Câu 2.(1,0 điểm) Phân biệt tài nguyên không tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu? Cho ví dụ. Câu 3.(2,0 điểm) Bản thân là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ thiên nhiên? Câu 4.(1,0 điểm) Hãy lập 4 chuỗi thức ăn khác nhau từ các loài sinh vật sau: cỏ, dê, thỏ, gà, hổ, cáo, vi sinh vật. --------------HẾT-------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2