Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Hải Chánh
lượt xem 2
download
‘Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Hải Chánh’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2022-2023 có đáp án - Trường TH&THCS Hải Chánh
- Trường: TH &THCS Hải Chánh BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II Lớp: 2.. Năm học: 2022 - 2023 Họ và tên: ................................................................ Môn: Tiếng Việt Thời gian làm bài: 40 phút Điểm: Lời phê của thầy cô giáo: A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc hiểu (6 điểm) - Thời gian: 35 phút Đọc thầm bài văn sau, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1. (0.5đ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì? a. Tháp đèn khổng lồ b. Ngọn lửa hồng c. Ngọn nến d. Cả ba ý trên. Câu 3. (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo? a. Bắt sâu b. Làm tổ c. Trò chuyện ríu rít d. Tranh giành Câu 4: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu nêu sự vật. b. Câu nêu đặc điểm. c. Câu nêu hoạt động. Câu 5. (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng
- Câu 6: (M4) Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp: a) Từ chỉ sự vật:………………………………………………………………………….. b) Từ chỉ hoạt động: …………………………………………………………………….. Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Là gì? c. Khi nào? d. Thế nào? Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật: a. Con đường này là ………………………………………………….. b. Cái bút này là ……………………………………………………… Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau: Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa. Câu 10. Em hãy đặt một câu với từ "kính yêu "( 0,5 đ ) II. Đọc thành tiếng (4 điểm) - Thời gian cho mỗi em khoảng 1 - 2 phút GV kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp trả lời 1 câu hỏi đối với từng học sinh qua các đoạn văn, thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách TV2, tập 2, bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ( Điểm đọc: 3 điểm; Điểm trả lời 1 câu hỏi: 1 điểm) Tên bài đọc: ........................................................................................... Điểm: ................ B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I/ Viết chính tả (4 điểm) - Thời gian: 15 phút
- Nghe - viết: Bài: Trên các miền đất nước ( sách Tiếng Việt lớp 2 - tập 2, trang 115) II/ Viết đoạn văn ngắn ( 6 điểm) - Thời gian: 25 phút Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) về một đồ vật hoặc đồ chơi mà em yêu thích. Gợi ý: a. Đồ vật em yêu thích là đồ vật gì? b. Đồ vật đó có hình dáng, màu sắc gì nổi bật? c. Em thường dùng đồ vật đó vào những lúc nào? d. Tình cảm của em đối với đồ vật đó? Em giữ gìn đồ vật đó như thế nào? Bài làm
- HƯỚNG DẪN CHẤM TIẾNG VIỆT 2 CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 A/ ĐIỂM ĐỌC (10 điểm) I. ĐỌC HIỂU: (6 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1 2 3 4 7 Đáp án a a c c a Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5: Cây Gạo → gọi đến bao nhiêu là chim ( 0,5 đ)
- Câu 6 (1đ) Từ chỉ sự vật là: mùa xuân, cây gạo, chim chóc ( 0,5đ) Từ chỉ hoạt động: gọi, bay đến, hót, trò chuyện ( 0,5 đ) Câu 8: ( 0,5đ) - Con đường này là con đường em đến trường./ là con đường đẹp nhất . /.. - Cái bút này là cái bút đẹp nhất./ Cái bút này là cái bút to nhất./…. Câu 9: Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát, hiền hòa ( 0,5đ) – Mỗi dấu phẩy đúng 0,25đ Câu 10: 0,5 điểm: Viết đúng câu theo yêu cầu. VD: Em rất kính yêu ông bà. (Đặt câu phải đảm bảo: Chữ cái đầu câu viết hoa và cuối câu có dấu chấm, trong câu có từ " k ính yêu", câu diễn đạt một ý trọn vẹn thì được 0,5 điểm. Nếu thiếu mỗi ý đó trừ 0,3 điểm.) II. Kiểm tra đọc thành tiếng :4 điểm Học sinh đọc 1 đoạn trong các bài đọc đã học SGK TV2 TẬP 2: (Yêu cầu HS trả lời 1câu hỏi trong n ội dung bài đọc. (1 điểm ) B/ BÀI VIẾT: (10 điểm) 1. Viết chính tả (4,0 điểm): - Tốc độ viết đạt yêu cầu: 1 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. Nếu học sinh viết mắc trên 5 lỗi (từ 6 lỗi trở lên): 0 điểm. - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm 2. Tập làm văn (6,0 điểm): HS viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài đảm bảo: + Nội dung: (3 điểm) - Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài về một đồ vật hoặc đồ chơi mà em yêu thích thành một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu. (Viết câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả, chữ viết trình bày sạch sẽ, rõ ràng.) + Kĩ năng: (3 điểm) - Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1điểm - Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1điểm - Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1điểm
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 Họ và tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc hiểu (6 điểm) - Thời gian: 35 phút Đọc thầm bài văn sau, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận: Cây gạo Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. (Theo Vũ Tú Nam) Câu 1: (0.5đ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông Câu 2: (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì? a. Tháp đèn khổng lồ b. Ngọn lửa hồng c. Ngọn nến d. Cả ba ý trên. Câu 3: (0.5đ ) Những chú chim làm gì trên cây gạo? a. Bắt sâu b. Làm tổ c. Trò chuyện ríu rít d. Tranh giành Câu 4: (0.5đ ) Câu “Cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu nêu sự vật. b. Câu nêu đặc điểm. c. Câu nêu hoạt động. Câu 5: (M4) Cho các từ: gọi, mùa xuân, bay đến, hót, cây gạo, chim chóc, trò chuyện. Em hãy sắp xếp các từ trên vào hai nhóm cho phù hợp: a) Từ chỉ sự vật:………………………………………………………………………….. b) Từ chỉ hoạt động: ……………………………………………………………………..
- Câu 6: (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người? Nối với đáp án em cho là đúng Câu 7: (0,5đ ) Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” trả lời cho câu hỏi nào? a. Làm gì? b. Là gì? c. Khi nào? d. Thế nào? Câu 8: (0,5đ ) Hoàn thành câu văn sau để giới thiệu về sự vật: a. Con đường này là ………………………………………………….. b. Cái bút này là ……………………………………………………… Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu văn sau: Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền hòa. Câu 10: Em hãy đặt một câu với từ "kính yêu "( 0,5 đ ) B. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) I/ Chính tả: Nghe - viết: Bài: Tạm biệt cánh cam ( sách TV lớp 2 - tập 2, trang 65)
- Họ và tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… *Chính tả: Nghe - viết: Bài: Cỏ non cười rồi ( sách TV lớp 2 - tập 2, trang 58) *Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn kể về việc chăm sóc cây cối.
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 Họ và tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… Đọc thầm bài văn, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Món quà hạnh phúc Trong khu rừng kia có những chú thỏ con với cặp mắt hồng lóng lánh như hai viên ngọc, đôi tai dài và cái đuôi cộc quây quần bên Thỏ Mẹ.Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Thấy mẹ vất vả, chúng rất yêu thương và vâng lời mẹ. Những chú thỏ con bàn nhau làm một món quà tặng mẹ. Chúng sẽ cùng làm một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa đủ màu sắc. Góc khăn là dòng chữ “ Kính chúc mẹ vui, khỏe ” được thêu nắn nót bằng sợi chỉ vàng. Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Thỏ Mẹ rất bất ngờ và cảm động khi nhận được món quà do chính tay các con bé bỏng làm tặng. Nó cảm thấy mình thật hạnh phúc, Thỏ Mẹ thấy những mệt nhọc, vất vả như bay biến mất. Câu 1: Từ ngữ diễn tả sự vất vả của Thỏ Mẹ: A. yêu thương và vâng lời.
- B. quây quần bên Thỏ Mẹ. C. làm việc quần quật suốt ngày. Câu 2: Để tỏ lòng biết ơn và yêu thương mẹ, bầy thỏ con đã: A. Hái tặng mẹ những bông hoa đẹp. B. Tự tay làm khăn trải bàn tặng mẹ. C. Đan tặng mẹ một chiếc khăn quàng. Câu 3: Thỏ Mẹ cảm thấy hạnh phúc vì: A. Các con chăm ngoan, hiếu thảo. B. Được tặng món quà mà mình thích. C. Được nghỉ ngơi nhân dịp Tết đến. Câu 4: Nếu em là Thỏ Mẹ, em sẽ nói gì với những chú thỏ con của mình sau khi nhận được món quà ? Câu 5: Câu “ Thỏ Mẹ làm việc quần quật suốt ngày.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu nêu sự vật. b. Câu nêu đặc điểm. c. Câu nêu hoạt động. Câu 6: Từ trắng tinh trong câu “Chiếc khăn trải bàn trắng tinh ” là từ chỉ gì? A. đặc điểm B. sự vật C. hoạt động Câu 7: Gạch dưới từ ngữ chỉ hoạt động trong các từ dưới đây: thêu, vất vả, tặng, viên ngọc, lóng lánh, bàn nhau,thỏ, làm việc, sợi chỉ. Câu 8: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau: Tết đến, những chú thỏ con đem tặng mẹ món quà. Câu 9: Điền dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm hỏi vào dấu ( ) trong những câu sau: Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân ( ) Chúng thường cùng nhau kiếm mồi ( ) cùng ăn và cùng nhau vui chơi ( ) Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng ( ) Một hôm ( ) Kiến Vàng hỏi Kiến Đen: - Kiến Đen này ( ) bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không ( ) * Chính tả: Nghe - viết: Bài: Thư viện biết đi ( đoạn 3 sách TV lớp 2 - tập 2, trang 80)
- * Tập làm văn: Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về công việc của một người.
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 Họ và tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… Đọc thầm bài thơ sau, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Con đường của bé Đường của chú phi công Còn con đường của bố Lẫn trong mây cao tít Đi trên giàn giáo cao Khắp những vùng trời xanh Những khung sắt nối nhau Những vì sao chi chít. Dựng lên bao nhà mới. Đường của chú hải quân Và con đường của mẹ Mênh mông trên biển cả Là ở trên cánh đồng Tới những vùng đảo xa Cỏ ruộng dâu xanh tốt Và những bờ bến lạ. Thảm lúa vàng ngát hương. Con đường làm bằng sắt Bà bảo đường của bé Là của bác lái tàu Chỉ đi đến trường thôi Chạy dài theo đất nước Bé tìm mỗi sớm mai Đi song hành bên nhau. Con đường trên trang sách. Câu 1: Hình ảnh những con đường của mỗi người trong 5 khổ thơ đầu rất khác nhau, điều đó cho em biết điều gì? A. Quê hương, đất nước nơi nào cũng đẹp. B. Mỗi người có những công việc, nghề nghiệp khác nhau. C. Chúng ta có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau. Câu 2: Hãy nối hình ảnh ở cột A với các ý thích hợp ở cột B A B Đường của chú phi công Trên giàn giáo cao Đường của chú hải quân Làm bằng sắt chạy dài theo đất nước Đường của bác lái tàu Mênh mông trên biển cả Con đường của bố Con đường trên trang sách Con đường của mẹ Lẫn trong mây cao tít Con đường của bé Trên cánh đồng Câu 3: Lời của bà trong khổ thơ cuối ý nói gì? A. Công việc của bé là đến trường học tập. B. Trang sách của bé có hình vẽ con đường. C. Mỗi sớm mai bé sẽ tìm thấy một con đường. Câu 4: Bài thơ muốn nhắn nhủ với em điều gì? A. Em có thể chọn rất nhiều công việc khác nhau trong cuộc sống.
- B. Em cần trân trọng công việc của những người khác. C. Mỗi người đều có công việc riêng và cần làm tốt việc của mình. Câu 5: Lớn lên em muốn làm nghề gì? Vì sao em muốn làm nghề đó?Viết câu trả lời Câu 6: Điền dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi vào dấu ( ) Ông ngoại đang đi chân đất, ngó nghiêng tìm thứ gì đó trong vườn ( ) Thấy vậy, Lan ngạc nhiên: - Ông ơi, sao ông đi chân đất thế ạ ( ) - Con chó vừa mới tha mất dép của ông ( ) Ông tìm mãi mà không thấy ( ) - Vô lí ! Thế sao lúc nãy cháu thấy nó vẫn đi chân đất ( ) Câu 7: Gạch chân dưới các từ chỉ sự vật trong câu sau: Tôi sốt ruột, lo lắng lắm khi mẹ già ở quê đau đáu mong chờ, hai con nhỏ phải tự chăm sóc nhau khi bố cũng bận rộn với công việc là bác sĩ. Câu 8: Câu “Tôi lại tạm gác lại nỗi niềm riêng tư để hết lòng chú tâm vào công việc” thuộc kiểu câu: A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm * Chính tả: Nghe - viết: Bài: Tiếng gà mở cửa (sách TV lớp 2 - tập 2, trang 137)
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT 2 Họ tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… Đọc thầm bài văn sau, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Mặt Trăng và Mặt Trời Mặt Trăng và Mặt Trời tranh cãi với nhau về Trái Đất. Mặt Trời nói: “Lá và cây cối, tất cả đều màu xanh”. Nhưng Mặt Trăng thì lại cho rằng, tất cả chúng mang một ánh bạc lấp lánh. Mặt Trăng nói rằng con người trên Trái Đất rất yên lặng. Còn Mặt Trời lại bảo con người luôn hoạt động nhộn nhịp đấy chứ. Và họ cãi nhau rất lâu, cho đến khi Gió bay ngang qua: - Tôi đã ở bên cạnh Mặt Trời khi Mặt Trời nhìn xuống Trái Đất và tôi cũng đi cùng Mặt Trăng khi Mặt Trăng xuất hiện. Khi Mặt Trời xuất hiện, mọi thứ là ban ngày, cây cối màu xanh, con người hoạt động. Còn khi Trăng lên, đêm về, mọi người chìm vào giấc ngủ… Nếu chỉ nhìn mọi việc dưới con mắt của mình, thì mọi thứ chẳng có gì là trọn vẹn cả. Câu 1: Mặt Trăng và Mặt Trời cãi nhau về điều gì? A. Họ cãi nhau về sự hoạt động của Trái Đất. B. Họ cãi nhau về sự có mặt của mây. C. Họ cãi nhau xem ai là người có quyền có quyền lực nhất. D. Họ cãi nhau để tranh nhau cây cối, sinh vật. Câu 2: Vì sao Mặt Trăng nói Trái Đất yên lặng ? A. Vì khi Mặt Trăng lên, con người đã chìm vào giấc ngủ. B. Vì Mặt Trăng không nhìn thấy con người. C. Vì Mặt Trăng chỉ thấy mọi vật màu bạc, lấp lánh. D. Vì Mặt Trăng chỉ nhìn thấy con người vào ban ngày. Câu 3: Câu chuyện trên dạy chúng ta điều gì? A. Khi hai người cãi nhau cần người thứ ba phân xử. B. Phải biết quan sát khung cảnh của cả ngày lẫn đêm. C. Mọi việc đều cần đánh giá công bằng, không thiên vị. D. Nên nhìn mọi thứ theo nhiều hướng để đưa ra những đánh giá đúng đắn nhất. Câu 4: Câu “ Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 5: Câu “ Cây cối trên Trái Đất có màu xanh” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm Câu 6: Câu “ Mặt Trời là bạn củaTrái Đất ” thuộc kiểu câu gì ? A. Câu giới thiệu B. Câu nêu hoạt động C. Câu nêu đặc điểm * Tập làm văn: Hãy viết 4 – 5 câu kể về một buổi đi chơi cùng người thân.
- * Tập làm văn: Hãy viết 4 – 5 câu thể hiện tình cảm, cảm xúc của em khi năm học sắp kết thúc. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT 2
- Họ tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… Đọc thầm bài văn sau, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất: Hai lần được gặp Bác Lần đầu ra miền Bắc, Thu được gặp Bác Hồ. Bác hỏi: - Cháu đã biết chữ chưa? Thu xúc động trả lời: - Thưa Bác, cháu chưa biết chữ. Nhà cháu nghèo, cha cháu mất sớm nên cháu không được đi học. Bác nhìn Thu, hai dòng nước mắt rưng rưng. Lần thứ hai ra miền Bắc, Thu lại được gặp Bác. Bác hỏi: - Đồng bào miền Nam chiến đấu như thế nào? Thu đứng lên thưa với Bác: - Thưa Bác, đồng bào miền Nam đấu tranh rất anh hùng, không sợ gian khổ, không sợ hi sinh. Đồng bào chỉ lo sau này nước nhà thống nhất. Bác vào thăm, không được nhìn thấy Bác. Thu ngước nhìn lên, Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt. Câu 1: Lần đầu nghe Thu nói, Bác Hồ xúc động vì điều gì ? A. Vì Thu chưa biết chữ. B. Vì nhà Thu nghèo, cha mất sớm. C. Vì cả hai lí do trên. Câu 2: Thu thưa với Bác nỗi lo của đồng bào miền Nam là gì? A. Không được nhìn thấy Bác vào thăm miền Nam. B. Không được nhìn thấy nước nhà trong ngày vui thống nhất. C. Không được nhìn thấy Bác Hồ trong ngày vui thống nhất. Câu 3: Theo em, lần thứ hai nghe Thu nói, vì sao Bác Hồ lại rưng rưng nước mắt ? A. Vì nghĩ đến gia đình của Thu B. Vì nghĩ đến đồng bào miền Nam C. Vì nghĩ đến Thu Câu 4: Câu nào dưới đây của nhà thơ Tố Hữu nói đúng tình cảm của Bác Hồ được thể hiện trong câu chuyện? A. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế / Ôm cả non sông, mọi kiếp người. B. Bác mong con cháu mau khôn lớn / Nối gót ông cha, bước kịp mình. C. Có phải mỗi lần ta gặp Bác / Bác vui như trẻ lại cùng ta. Câu 5: Đặt 1 câu nêu đặc điểm để nói về Bác Hồ. Câu 6: Chọn từ trong ngoặc đơn (chịu đựng, nề nếp, tập thể dục, giản dị, dọn dẹp, leo lên, leo núi) để điền vào chỗ chấm: Bác Hồ sống rất ............................ nhưng rất có ....................... Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi, năm giờ, khi sường mù còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Người đã dậy, .............................. chăn màn, rồi chạy xuống bờ suối..................................
- và tắm rửa. Sáng sớm, Bác thường tập ............................ Bác chọn những quả núi quanh vùng cao nhất để ............................... với đôi bàn chân không. Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện ...................................... với giá rét. Câu 7: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào dấu ( ) Lúc ở chiến khu ( ) Bác Hồ nuôi một con chó ( ) một con mèo và một con khỉ ( ) Thông thường thì cả ba loài đó vốn chẳng ưa nhau ( ) Không biết Bác dạy thế nào mà chúng lại quấn quýt nhau ( ) không hề trêu chọc hay cắn nhau bao giờ ( ) Câu 8: Nối từ ngữ để tạo câu nêu đặc điểm phù hợp: Bộ lông mèo Vàng nhọn hoắt Đôi mắt của chú chó mịn mượt Chiếc sừng trâu sáng long lanh Câu 9: Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi hoặc dấu phẩy vào dấu ( ) Loài vật ngụy trang bằng cách nào ( ) Tắc kè hoa thay đổi màu sắc rất nhanh ( ) Nó có thể chuyển từ màu xám sang màu xanh khi bò từ thân cây xuống bãi cỏ ( ) Vậy bạn có biết tại sao nhiều loài vật sống trong rừng có màu nâu hay màu xám không ( ) Đó là vì những màu này lẫn với màu của thân cây và lá mục ( ) giúp chúng ngụy trang rất tốt ( ) Câu 10: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong câu sau: Mùa xuân, Tuấn được đi vào rừng chơi. * Chính tả: Nghe - viết: Bài: Từ chú bồ câu đến in- tơ -nét
- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 2 Họ và tên học sinh: …………….........…………………………….............................................…………. Lớp:…………........… A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất các câu hỏi trắc nghiệm và trả lời các câu hỏi tự luận: Cây và hoa bên lăng Bác Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc, tỏa ngát hương thơm. Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một hàng quân danh dự đứng trang nghiêm. Hướng chính lăng, cạnh hàng dầu nước thẳng tắp, những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.
- Sau lăng, những cành đào Sơn La khỏe khoắn vươn lên, reo vui với nhành sứ đỏ của đồng bằng Nam Bộ. Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang tỏa hương ngào ngạt. Cây và hoa của non sông gấm vóc đang dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Câu 1: (0.5đ) Lăng Bác được xây dựng ở đâu? A. Nghệ An B. Trên quảng trường Ba Đình lịch sử C. Thành phố Hồ Chí Minh Câu 2: (0.5đ) Những loài cây nào được trồng phía trước lăng Bác ? A. Cây vạn tuế, dầu nước, hoa ban B. Cây vạn tuế C. Tre ngà Câu 3: (1đ) Những loài hoa nổi tiếng ở khắp miền đất nước được trồng ở quanh lăng Bác là: A. đào Sơn La. B. hoa dạ hương. C. đào, sứ đỏ, hoa dạ hương, hoa nhài, hoa mộc, hoa ngâu. Câu 4: (1đ) Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối với Bác ? A. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi, phô sắc và tỏa ngát hương thơm. B. Cây và hoa của non sông gấm vóc đã về đây. C. Cây và hoa theo đoàn người vào lăng viếng Bác. Câu 5: (0.5đ ) Câu “ Những đóa hoa ban đã nở lứa đầu.” thuộc kiểu câu gì? a. Câu nêu sự vật. b. Câu nêu đặc điểm. c. Câu nêu hoạt động. Câu 6: (0,5đ ) Từ trắng mịn trong câu: “ Hoa nhài trắng mịn ” là từ chỉ gì ? a. từ chỉ sự vật b. từ chỉ hoạt động c. từ chỉ đặc điểm Câu 7: (0,5đ ) Viết 2 từ ngữ ca ngợi Bác Hồ: .............................................................................................................. Câu 8: (1,5đ ) a. Gạch dưới từ ngữ nói lên phẩm chất của nhân dân Việt Nam ta: thông minh, cao lớn, gan dạ, rực rỡ, đoàn kết, cần cù. b. Đặt 1 câu với 1 từ có ở câu a. ........................................................................................................................................... * Chính tả: Nghe - viết: Bài: Từ chú bồ câu đến in- tơ -nét (trang 88)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1238 | 34
-
Bộ 16 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
61 p | 212 | 28
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 453 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 302 | 19
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2019-2020 có đáp án
34 p | 239 | 14
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 281 | 9
-
8 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 có đáp án
42 p | 80 | 8
-
Bộ 10 đề thi học kì 2 môn Toán lớp 11 năm 2019-2020 có đáp án
45 p | 122 | 8
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
5 p | 70 | 7
-
7 đề thi học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án
41 p | 87 | 6
-
Bộ 20 đề thi học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
71 p | 184 | 6
-
7 đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 có đáp án
48 p | 53 | 5
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 86 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 250 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 10 có đáp án - Sở GD&ĐT Hòa Bình
3 p | 65 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 90 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2019-2020 có đáp án - THPT Yên Lạc 2
7 p | 50 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 213 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn