intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Ama Khê

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:10

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Ama Khê” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Ama Khê

  1. PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ BUÔN HỒ TRƯỜNG TIỂU HỌC AMA KHÊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 3 (Thời gian làm bài: 80 phút) A KIỂM TRA ĐỌC: (40 phút - 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - HS bốc thăm và đọc một đoạn khoảng 50 tiếng/ phút và trả lời một câu hỏi một trong các bài tập đọc sau: Bài 1. Ông tổ nghề thêu (Trang 22, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào ? Bài 2. Nhà bác học và bà cụ (Trang 31, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Nhờ đâu mà mong ước của bà già được thực hiện ? Bài 3. Đối đáp với vua (Trang 49, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Cao Bá Quát có mong muốn gì ? Bài 4. Hội đua voi ở Tây Nguyên (Trang 61, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Cuộc đua diễn ra thế nào ? Bài 5. Cuộc chạy đua trong rừng (Trang 80, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Ngựa Con rút ra bài học gì ? Bài 6. Người đi săn và con Vượn (Trang 113, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn? Bài 7. Cóc kiện Trời (Trang 122, SGK Tiếng Việt 3, tập 2) Câu hỏi: Vì sao Cóc phải lên kiện Trời ? 2. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng việt: (6 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: Bài đọc: Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
  2. - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi. Câu 1.(M1-0,5 điểm) Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? A. Sống theo đàn B. Sống theo nhóm C. Sống theo cấp bậc D. Sống lẻ một mình Câu 2.(M1-0,5 điểm) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? A. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. D. Về ở chung, để cùng bắt nạt những con vật khác. Câu 3.(M2-0,5 điểm) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? A. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động. C. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại. D. Vì họ hàng nhà kiến không muốn lao động. Câu 4.(M2-0,5 điểm) Vì sao kiến phải đào hang ở dưới đất? A. Vì kiến sợ bị những con vật khác bắt nạt. B. Vì kiến ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. C. Vì kiến ở trên cây sẽ không kiếm ăn được. D. Vì kiến ở dưới đất sẽ dễ kiếm ăn. Câu 5.(M2-0,5 điểm) Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa là: A. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như dải lụa. B. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như chiếc ô đỏ khổng lồ. C. Mặt biển buổi sáng trong xanh như viên ngọc biếc. D. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như quả cầu lửa. Câu 6.(M1-0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ tổ quốc:
  3. A. Con song B. Dòng sông C. Non song D. Mặt sông. Câu 7.(M3-1 điểm) Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? ….……………………………………………………………………………….… ….……………………………………………………………………………….… ….…………………………………………………………………………….…… Câu 8.(M4-1 điểm) Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? ….……………………………………………………………………………….… ….……………………………………………………………………………….… ….…………………………………………………………………………….…… ….…………………………………………………………………………….…… ….…………………………………………………………………………….…… Câu 9.(M3-1 điểm) Hãy đặt một câu có từ ngữ thể hiện sự nhân hóa. ….……………………………………………………………………………….… ….……………………………………………………………………………….… B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (40 phút - 10 điểm) 1. Chính tả: (3 điểm - 15 phút) Nghe - viết đoạn 3 bài: Sự tích chú Cuội cung trăng Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lừng lững bay lên trời. Thấy thế, Cuội vội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, mỗi khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý. 2. Tập làm văn: (7 điểm - 25 phút) Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 – 10 câu) kể về một việc làm tốt mà em đã làm để bảo vệ môi trường. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 NĂM HỌC: 2019-2020
  4. A. Kiểm tra đọc (10 điểm ) 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Đánh giá: + Đọc rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1điểm + Đọc đúng tiếng từ (sai không quá 5 tiếng): 1điểm + Ngắt nghỉ hơi đúng ở dấu câu: 1điểm + Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1điểm Trả lời chưa đủ ý hoặc chưa rõ ràng (có thể cho 0,75 hoặc 0,5; 0,25 điểm). Trả lời sai hoặc không trả lời được không có điểm . Bài 1. Đáp án - Hồi còn nhỏ, Trần Quốc Khái rất ham học. Cậu học cả khi đi đốn củi, lúc kéo vó tôm. Tối đến, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng làm đèn để đọc sách. Bài 2. Đáp án - Nhờ tài năng, sức sáng tạo và lòng kiên trì lao động của nhà bác học mà mong ước của bà cụ đã thành hiện thực. Bài 3. Đáp án - Cậu bé Cao Bá Quát có mong muốn được nhìn rõ mặt vua. Bài 4. Đáp án - Cuộc đua diễn ra như sau : Đến giờ xuất phát, chiêng trống nổi lên. Mười con voi lao đầu chạy như bay. Bụi cuốn mù mịt. Các chàng man gát gan dạ và khéo léo điều khiển cho voi về đích. Bài 5. Đáp án - Ngựa Con rút ra bài học rất quý giá : đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Bài 6. Đáp án - Chi tiết nói lên tài săn bắn của bác thợ săn : Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như ngày tận số. Bài 7. Đáp án - Cóc kiện Trời vì Trời làm nắng hạn quá lâu, ruộng đồng nứt nẻ, cây cỏ trơ trụi, chim muông khát khô cả họng, muôn loài đều khổ sở. 2. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng việt: (6 điểm) Câu số 1 2 3 4 5 6 Đáp án D A C B D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Mức 1 1 2 2 1 2 Câu 7.(M3-1 điểm) HS viết được 1 câu chính xác được 1 điểm (Nếu viết có ý đúng: 0,5 điểm) VD: Cho rằng kiến đỏ nói phải nên cùng nhau đoàn kết làm theo Câu 8.(M4-1 điểm) Câu trả lời phải đảm bảo ý: Bài học từ câu chuyện của loài kiến: Đoàn kết là sức mạnh.
  5. Câu 9.(M3-1 điểm) VD: Con đò dịu dàng trôi theo dòng nước. B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe - viết (3 điểm) (20 phút) - Viết đúng tốc độ: 0,5 điểm - Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ; 1 điểm - Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm - Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 0,5 điểm 2. Tập làm văn (7 điểm) (35 phút) HS làm bài đảm bảo các yêu cầu sau được 7 điểm: - Nội dung: 5 điểm + Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. - Kĩ năng: 2 điểm + Viết đúng chính tả: 1 điểm + Dùng từ, đặt câu phù hợp: 1 điểm An lạc, ngày 6 /5 /2021 Duyệt củaBGH Duyệt của TKT Người ra đề H Marita Mlô Thứ …. ngày …. tháng …. năm 2021 TRƯỜNG TH A MA KHÊ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên:…………………..………. NĂM HỌC: 2020 - 2021 Lớp: …….. MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Thời gian làm bài : 40 phút
  6. Điểm Lời phê của giáo viên ……………………………………………………………………………. ………….. ……………………………………………………………………….…… A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) 2. Đọc hiểu văn bản và kiến thức tiếng việt: (6 điểm) Đọc thầm đoạn văn sau, trả lời các câu hỏi và làm bài tập: Bài đọc: Chuyện của loài kiến Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp bị chết, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sống sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. (Theo Truyện cổ dân tộc Chăm) Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo câu hỏi. Câu 1.(0,5 điểm) Khi xưa, loài kiến sống như thế nào? A. Sống theo đàn B. Sống theo nhóm C. Sống theo cấp bậc D. Sống lẻ một mình Câu 2.(0,5 điểm) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? A. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
  7. D. Về ở chung, để cùng bắt nạt những con vật khác. Câu 3.(0,5 điểm) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? A. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động. C. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại. D. Vì họ hàng nhà kiến không muốn lao động. Câu 4.(0,5 điểm) Vì sao kiến phải đào hang ở dưới đất? A. Vì kiến sợ bị những con vật khác bắt nạt. B. Vì kiến ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. C. Vì kiến ở trên cây sẽ không kiếm ăn được. D. Vì kiến ở dưới đất sẽ dễ kiếm ăn. Câu 5.(0,5 điểm) Câu có sử dụng biện pháp nhân hóa là: A. Dải mây trắng, mỏng, mềm mại như dải lụa. B. Cây phượng vĩ nở hoa đỏ rực trông như chiếc ô đỏ khổng lồ. C. Mặt biển buổi sáng trong xanh như viên ngọc biếc. D. Ông mặt trời nhô lên khỏi mặt biển đỏ rực giống như quả cầu lửa. Câu 6.(0,5 điểm) Từ nào cùng nghĩa với từ tổ quốc: A. Con song B. Dòng sông C. Non song D. Mặt sông. Câu 7.(1 điểm) Trước ý kiến của kiến đỏ, những con kiến khác có phản ứng như thế nào? ….………………………………………………………………………………. …….………………………………………………………………………………. …….……………………………………………………………………………. …… Câu 8.(1 điểm) Chuyện của loài kiến cho em bài học gì? ….………………………………………………………………………………. …….………………………………………………………………………………. …….……………………………………………………………………………. ……….……………………………………………………………………………. ……….……………………………………………………………………………. …… Câu 9.(1 điểm) Hãy đặt một câu có từ ngữ thể hiện sự nhân hóa. ….………………………………………………………………………………. …….………………………………………………………………………………. …
  8. MA TRẬN CÂU HỎI ĐỀ KIỂM TRA LỚP 3 MÔN TIẾNG VIỆT HKII MỨC MỨC MỨC MỨC TỔNG CHỦ 1 2 3 4 TT ĐỀ TN TL TN TL TN TL TN TL 1 1.Đọc Số hiểu 2 2 1 1 6 câu văn Câu bản 1,2 3,4 7 8 - Xác số định Số 1 1 1 1 4 được điểm chi tiết, nhân vật, hình ảnh trong văn bản ; nêu đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh trong văn bản - Hiểu ý chính của đoạn trong văn bản - Giải thích chi tiết trong bài bằng suy
  9. luận trực tiếp, rút ra thông tin mới từ văn bản - Nhận xét về nhận vật chi tiết, hình ảnh trong văn bản, ; 2 2. Số Kiến 1 1 1 3 câu thức Câu Tiếng 6 5 9 Việt số - Tìm Số 0,5 0,5 1 2 được điểm một số từ ngữ về các chủ điểm Bảo vệ tổ quốc, Sáng
  10. tạo, Nghệ thuật - Nhận biết được các từ ngữ thể Tổng số 3 3 2 1 9 câu Tổng số 1,5 1,5 2 1 6 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2