intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

Chia sẻ: Lãnh Mạc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

45
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì 2 sắp diễn ra cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy dưới đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học số 2 Sen Thủy

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN ĐỌC HIỂU CUỐI HỌC KỲ II ­ LỚP 4 TT Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL   Đọc hiểu văn bản: ­Xác  Số  02 02 01 01 04 02 câu định   được   hình   ảnh,   nhân  Số  1 1 1 1 2 2 vật, chi tiết có ý nghĩa trong  điể bài   đọc   “Hình   dáng   của  m nước”  ­ Hiểu nội  dung và  Câu  1,2 3,4 5 6 1,2,3, 5,6 1 hiểu ý nghĩa của bài ­ Nhận  số 4, xét   được   hoạt   động,   đặc  điểm tính cách của nhân vật  trong  bài   đọc.  Biết   liên   hệ  những điều đã học với bản  thân và thực tế.  Kiến thức tiếng Việt:  Số  01 01 01 01 02 02 ­   Xác   định   được   kiểu   câu  câu kể Số  0,5 0,5 1 1 1 2 ­ Tìm được chủ ngữ trong  2 câu cho sẵn điể ­ Xác định đúng trạng ngữ  m của câu Câu  7 8 9 10 7,8 9,10 ­ Đặt được câu cảm trong   số tình huống cho trước. Số  03 03 01 02 01 6 4 câu Số  1,5 1,5 1 2 1 3,0 4,0 Tổng số điể m Câu  1,2 3,  9 5,  6 1,2,3, 5,6,9 số 7 4,8 10 4,7,8 ,10
  2. TRƯỜNG TH SỐ 2 SEN THỦY                KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019–  2020 Họ và tên:…………………………………….                 MÔN ĐỌC HIỂU LỚP 4 Lớp: …………..        Thời gian làm bài 30 phút (không kể thời gian giao  Điểm Nhận xét của GV chấm GV coi thi GV chấm thi đề) Đề A: Đọc thầm câu chuyện sau: HÌNH DÁNG CỦA NƯỚC Màn đêm đã buông xuống. Trong không gian yên ắng chỉ còn nghe thấy tiếng tí  tách của những hạt mưa rơi. Nằm trong nhà bếp ghé mắt ra cửa sổ, anh Đũa Kều   hỏi bác Tủ Gỗ: ­ Bác Tủ gỗ ơi, nước thì có hình gì bác nhỉ? Không kịp để bác Tủ Gỗ lên tiếng. Cốc Nhỏ nhanh nhảu: ­Tất nhiên là nước có hình chiếc cốc rồi. Anh Đũa Kều chưa bao giờ nhìn thấy  nước được đựng vừa in trong những chiếc cốc xinh xắn à? Bát Sứ không đồng tình, ngúng nguẩy: ­ Cốc Nhỏ nói sai rồi! Nước có hình giống một chiếc bát. Mọi người vẫn đựng   nước canh trong những chiếc bát mà. Chai Nhựa gần đấy cũng không chịu thua: ­ Nước có hình dáng giống tôi. Cô chủ  nhỏ  lúc nào chẳng dùng tôi để  đựng  nước uống. Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt. Bác Tủ Gỗ lúc này mới lên tiếng: ­Các cháu đừng cãi nhau nữa! Nước không có hình dạng cố  định. Trong tự  nhiên nước tồn tại ba thể: rắn, lỏng, khí. Ở thể rắn nước tồn tại dưới dạng băng,  ở thể khí nước tồn tại  ở dạng hơi nước và nước chúng ta sử  dụng hàng ngày để  sinh hoạt là thể lỏng. Tất cả mọi người lắng nghe chăm chú và nhìn nhau gật gù: ­Ô! Hóa ra là như vậy. Chúng cháu cảm ơn bác Tủ Gỗ.                                                                                           Lê Ngọc Huyền
  3. Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng hoặc viết câu trả lời. Câu 1 (M1­0,5đ) Câu chuyện trên có mấy nhân vật ? A. Ba B. Bốn C. Năm D. Sáu Câu 2 (M1­0,5đ) Cốc Nhỏ, Chai Nhựa, Bát Sứ tranh cãi nhau về điều gì? A. Tác dụng của nước B. Mùi vị của nước C. Hình dáng của nước D. Màu sắc của nước Câu 3 (M2­0,5đ) Ý kiến của Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ  về  hình dáng  của nước có gì giống nhau? A. Nước có hình chiếc cốc B. Nước có hình cái bát C. Nước có hình dạng của vật chứa nó D. Nước có hình cái chai Câu 4 (M2­0,5đ) Vì sao ba bạn Cốc nhỏ, Chai Nhựa và Bát Sứ  đã tranh cãi  gay gắt? A. Vì các bạn không giữ được bình tĩnh khi có ý kiến khác mình B. Vì các bạn không nhìn sự việc từ góc nhìn của người khác C. Vì các bạn không có hiểu biết đầy đủ về điều đang được bàn luận D. Tất cả ý kiến trên Câu 5 (M3­1,0đ) Lời giải thích của bác Tủ Gỗ giúp ba bạn Bát Sứ, Cốc Nhỏ  và Chai Nhựa hiểu được điều gì về hình dáng của nước ?  Viết câu trả lời của em: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Câu 6 (M4­1,0đ) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên ? Viết ý kiến của em: …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………. Câu 7 (M1­0,5đ) Câu “Cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt.” thuộc kiểu câu kể  nào ? A. Ai là gì ? B. Ai thế nào ?  C. Ai làm gì ? Câu 8 (M2­0,5đ) Chủ ngữ trong câu “Cô chủ nhỏ lúc nào chẳng dùng tôi để  đựng nước uống.” là những từ ngữ nào ? A. Cô chủ B. Cô chủ nhỏ C. Cô chủ nhỏ lúc nào D. Cô chủ nhỏ lúc nào cũng dùng tôi Câu 9 (M2­1,0đ) Gạch chân dưới bộ phận trạng ngữ trong câu sau: Ở Trường Sơn, mỗi khi trời nổi gió, cảnh tượng thật là dữ dội.
  4. Câu 10 (M3­1,0đ) Cho tình huống sau: Cô giáo ra một bài toán khó, cả  lớp   chỉ có bạn Hoa làm được.  Hãy đặt một câu cảm để bày tỏ sự thán phục. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………….
  5. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 – 2020 KĨ NĂNG CHÍNH TẢ LỚP 4 Thời gian làm bài: 15 phút Giáo viên đọc cho học sinh viết trên giấy kẻ li: Khuất phục tên cướp biển Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt   dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:  ­Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên  tòa sắp tới.  Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một  đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng   như con thú dữ nhốt chuồng. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 ­ 2020 KĨ NĂNG TẬP LÀM VĂN LỚP 4 Thời gian làm bài: 35 phút Đề A: Em hãy tả một con vật mà em yêu quý. Đề B: Em hãy tả một cây mà em yêu thích.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2