Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông
lượt xem 0
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông” được chia sẻ trên đây. Tham gia giải đề thi để rút ra kinh nghiệm học tập tốt nhất cho bản thân cũng như củng cố thêm kiến thức để tự tin bước vào kì thi chính thức các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông
- UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI TRƯỜNG PTDTBT TH PÚNG LUÔNG HỌC KỲ II Môn: Tiếng Việt Lớp 4 Năm học: 2023 – 2024 I. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Học sinh bắt thăm và đọc một đoạn bài. 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm Mạc Mức Mức Mức Tổng h Số 1 2 3 kiến câu, TN TL TN TL TN TL TN TL thức Số Đọc điểm Số Đọc hiểu hiểu 2 1 2 3 2 câu văn văn Câu bản bản: 1;2 3 4;7 1;2;3 4;7 trả số lời Số 2.0 1.0 2.0 3.0 2.0 được điểm các câu hỏi nội dung bài đọc. - Biết rút ra bài học cho bản thân qua bài đọc - Biết vận dụng liên
- hệ thực - Số Trạn 1 1 2 câu Kiến g Câu thức ngữ. 5 6 5;6 Tiến - số g Dấu Việt ngoặ Số 1.0 1.0 2.0 c điểm kép. Số Tổng số câu 3 2 2 5 2 câu Số Tổng số điểm 3.0 2.0 2.0 5.0 2.0 điểm II. Phần kiểm tra viết: (10 điểm) - Tập làm văn (10 điểm)
- UBND HUYỆN MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH PÚNG LUÔNG ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT 4 NĂM 2023 – 2024 Thời gian: 40 phút I. Kiểm tra đọc: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng: 3 điểm - Học sinh bắt thăm và đọc một đoạn bài. 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: 7 điểm Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc thực hiện theo yêu cầu: CHIẾC XE ĐẠP MỚI Một buổi chiều, tôi về nhà sau một buổi đi chơi với lũ trẻ con trong xóm. Vừa bước vào nhà, tôi đã nhảy cẫng lên sung sướng khi nhìn thấy chiếc xe đạp mi ni màu trắng dựng trong vách nhà. Niềm mơ ước bấy lâu của tôi đã được như mong ước. Trong đầu hình dung buổi sáng mai, được đến trường bằng chiếc xe đạp mới tôi sẽ hãnh diện với chúng bạn lắm. Tối hôm đó tôi đã ngủ một giấc thật ngon lành! Gần sáng, tôi mơ màng nghe ba mẹ chuyện trò sau gian bếp. Cuộc chuyện trò đã làm tôi như chết lặng, vì chiếc xe đạp mới toanh mà ba mẹ mua cho tôi cho kịp ngày khai giảng là tiền góp nhặt từ những bó rau đầy mồ hôi của ba mẹ. Tôi bỗng thấy hổ thẹn vì tấm lòng cao thượng của bố mẹ, vì sự vô tình đến vô trách nhiệm của mình bấy lâu. Buổi sáng ngày khai trường hôm đó tôi đã mặc lại bộ đồ cũ và lẳng lặng dắt chiếc xe đạp cũ xuống thềm. Ba tôi hỏi: “Sao con không đi xe mới?”. Tôi nghẹn lời vì thấy không xứng đáng được hưởng. Tôi xấu hổ đến độ không thốt được một lời xin lỗi với ba mẹ tôi. Ba tôi nhẹ nhàng đến dắt chiếc xe đạp mới xuống thềm, vuốt tóc tôi dặn dò: “Ráng học cho giỏi nghe con!”. Chỉ vậy thôi, rồi ông gỡ tay tôi dắt chiếc xe đạp cũ quay trở lên thềm nhà. Mẹ đứng nơi cửa lặng lẽ nhìn tôi, ánh mắt long lanh niềm hạnh phúc! Lê Ngọc Hạnh (Sưu tầm trên Intenet) Câu 1. Bạn nhỏ vui sướng vì: A. Bạn có chiếc xe đạp mới. B. Bạn có chiếc cặp mới. C. Bạn có chiếc áo mới. D. Bạn có đồ chơi mới. Câu 2. Số tiền mua xe đạp bố mẹ lấy từ : A. Tiền bố mẹ phải đi mượn mọi người. B. Tiền bố mẹ rút từ ngân hàng về.
- C. Tiền góp nhặt từ những bó rau đầy mồ hôi của ba mẹ. D. Tiền bố mẹ góp từ việc đi làm công cho nhà máy giấy. Câu 3. Bạn nhỏ lại thấy hổ thẹn khi nghe bố mẹ trò chuyện việc góp tiền mua xe đạp mới vì: A. Vì bạn nhỏ tiếc tiền mua xe đạp mới. B. Vì bạn nhỏ thấy mình ham chơi, vô tình và vô trách nhiệm với gia đình. C. Vì xe đạp mới mua không đẹp. D. Vì bạn nhỏ muốn mua xe đạp đẹp hơn. Câu 4. Qua câu chuyện “Chiếc xe đạp mới”, em rút ra được bài học gì? .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... Câu 5. Trạng ngữ trong câu: “Một buổi chiều, tôi về nhà sau một buổi đi chơi đã đời với lũ trẻ con trong xóm.” Là: A. tôi về nhà. B. đi chơi. C. một buổi chiều. D. trong xóm. Câu 6. Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu: Ba tôi hỏi: “Sao con không đi xe mới?”. A. Trích dẫn lời nói trực tiếp. B. Đánh dấu lời đối thoại. C. Đánh dấu tên tác phẩm. D. Đánh dấu tên tài liệu. Câu 7. Nếu cho bạn một lời khuyên, em sẽ nói điều gì? .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... KIỂM TRA VIẾT: Đề bài: Em hãy viết bài văn miêu tả một cây ăn quả mà em yêu thích.
- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT 4 NĂM 2023 – 2024 A. PHẦN ĐỌC: 10 điểm I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) GV cho học sinh đọc một bài đọc ngoài sách giáo khoa về một trong các chủ điểm: Sống để yêu thương; Uống nước nhớ nguồn; Quê hương trong tôi. Đánh giá, ghi điểm theo các yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đạt khoảng 80 tiếng/ 1 phút, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Đọc đúng tiếng, từ (không sai quá 5 tiếng): 0,5 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: (7 điểm) Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 5 Câu 6 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm A C B C A Câu 4. (1 điểm) Đáp án: Chúng ta cần phải trân trọng công sức của bố mẹ, không được đua đòi xã hội. Phải biết chăm lo và giúp đỡ gia đình, chăm chỉ học tập tốt. Câu 7 (1 điểm) Đáp án: Bạn ơi hãy hiểu rằng bố mẹ rất vất vả vì bạn, bạn cần phải thương yêu và giúp đỡ bố mẹ khi ở nhà đồng thời chăm chỉ học tập để có kết quả tốt làm bố mẹ vui lòng. Lưu ý: Ở các câu hỏi tự luận, giáo viên linh động chấm theo ý diễn đạt của học sinh. Chỉ cần các em nêu đúng ý nghĩa câu hỏi là đạt điểm, không máy móc tuyệt đối đáp án. B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Tập làm văn (10 điểm) 1. Mở bài: Viết được mở bài theo đúng yêu cầu của đề (2 điểm).
- - Mở bài giới thiệu đúng về cây sẽ tả (1 điểm). - Mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp, sáng tạo: 1 điểm (tùy mức độ viết bài của HS trừ điểm) 2. Thân bài ( 4 điểm). - Tả được hình dáng chung ( 1điểm) - Tả được các bộ phận chi tiết của cây ( 1,5 điểm). - Tả dược đặc diểm nổi bật của cây ( 1,5 điểm). 3. Kết bài: (2 điểm) - Nêu được cảm nghĩ của bản thân về cây được tả. 4. Chữ viết, chính tả (0,5 điểm). - Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, không mắc quá 5 lỗi. 5. Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm). Dùng từ và sắp xếp ý hợp lý; câu văn đúng ngữ pháp; diễn đạt chặt chẽ có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. 6. Sáng tạo ( 1 điểm). - Bài viết tự nhiên, có ý độc đáo, giàu hình ảnh không dập khuôn theo văn mẫu,… Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm phù hợp. Lưu ý: Tùy vào mức độ diễn đạt và sai sót mà GV chấm điểm linh động.
- QUẢ CẦU TUYẾT Tuyết rơi ngày càng dày. Một đám học sinh vừa ra khỏi cổng trường, chúng nắm những quả cầu bằng thứ tuyết ẩm, cứng và nặng như đá, ném vào nhau. Vỉa hè rất đông người qua lại. Bỗng người ta nghe một tiếng hét to bên kia đường và thấy một cụ già đang lảo đảo, hai tay úp lấy mặt. Bên cạnh cụ, một em bé kêu: “Cứu ông cháu với!”. Lập tức, mọi người từ tứ phía đổ tới. Cụ già tội nghiệp bị một quả cầu tuyết đập trúng mắt. Cụ đeo kính, kính vỡ, mảnh vỡ đâm vào mắt cụ. Đám học trò hoảng sợ bỏ chạy. Đám đông vây quanh cụ già. Mấy người qua đường thét hỏi: “Đứa nào ném? Đứa nào? Nói mau!”. Người ta khám tay đám trẻ để xem có ướt vì tuyết không. Ga-rốp-phi run lẩy bẩy, mặt nhợt nhạt. Ga-rô-nê bảo Ga-rốp-phi: - Cậu thú nhận đi. Để một người khác bị bắt thì thật hèn nhát! - Mình không cố ý mà! – Ga-rốp-phi trả lời và run như một tàu lá. - Nhưng cậu vẫn phải làm! – Ga-rô-nê nói. - Mình không đủ can đảm. - Đừng sợ. Mình sẽ bảo vệ cậu. – Ga-rô-nê nói một cách quả quyết, nắm cánh tay bạn, dìu bạn đi như một người bệnh. Vừa trông thấy Ga-rốp-phi, người ta biết rằng chính cậu là thủ phạm. Vài người bước tới, giơ cánh tay lên. Nhưng Ga-rô-nê đã đứng chắn ngay trước mặt bạn và nói: - Các bác định đánh một đứa trẻ à? Những nắm tay đều bỏ xuống. Một người dẫn Ga-rốp-phi đến nới người ta đã đưa cụ già bị thương vào. (Theo A-mi-xi) HOA TÓC TIÊN Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế. Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh,
- mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay. Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài. Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình. (Theo Băng Sơn) BÀI KIỂM TRA KÌ LẠ Hôm ấy là ngày đầu tiên của năm học mới, lòng tôi tràn đầy niềm tin nhưng thực sự vẫn rất lo cho những kì thi sắp tới. Tiết Toán đầu tiên. Vừa vào lớp, thầy cho cả lớp làm bài kiểm tra đầu năm. Cả lớp đều cảm thấy rất ngạc nhiên khi thầy phát cho chúng tôi ba loại đề bài khác nhau rồi nói : - Đề thứ nhất gồm những câu hỏi rất cơ bản nhưng cũng khá nâng cao, nếu làm hết các em sẽ được 10 điểm. Đề thứ hai có điểm cao nhất là 8 với mức độ tương đối. Với dạng đề thứ ba, các em dễ dàng đạt điểm 6 với những bài toán rất dễ. Các em được quyền chọn làm một trong ba loại đề bài này. Thầy chỉ giới hạn thời gian làm bài là 15 phút nên tôi quyết định chọn dạng đề thứ hai cho chắc ăn. Không chỉ tôi mà các bạn trong lớp cũng thế, đa phần chọn dạng đề thứ hai, số ít học kém hơn thì chọn dạng đề thứ ba. Một tuần sau, thầy trả bài kiểm tra. cả lớp càng ngạc nhiên hơn khi ai chọn dạng đề nào thì được đúng tổng điểm của đề đó, bất kể đúng sai. Lớp trưởng rụt rè hỏi thầy : - Thưa thầy, tại sao lại thế ạ ? Thầy khẽ mỉm cười rồi nghiêm nghị trả lời : - Với bài kiểm tra này, thầy chỉ muốn thử thách sự tự tin của lớp mình. Ai trong số các em cũng mơ ước đạt điểm 10 nhưng ít ai dám vượt qua thử thách để biến ước mơ ấy thành sự thật. Các em ạ, có những việc thoạt nhìn tưởng như rất khó khăn nên dễ làm chúng ta rút lui ngay từ phút đầu tiên. Nhưng nếu không tự tin đối đầu với thử thách thì chúng ta sẽ chẳng biết khả năng của mình đến đâu và cũng khó vươn tới đỉnh điểm của thành công. (Linh Nga) ĐI XE NGỰA Chiếc xe cùng con ngựa Cú của anh Hoàng đưa tôi từ chợ quận trở về. Anh là con của chú Tư Khởi, người cùng xóm, nhà ở đầu cầu sắt. Nhà anh có hai con ngựa, con Ô với con Cú. Con Ô cao lớn, chạy buổi sáng chở
- được nhiều khách và khi cần vượt qua xe khác để đón khách, anh chỉ ra roi đánh gió một cái tróc là nó chồm lên, cất cao bốn vó, sải dài, và khi tiếng kèn anh bóp tò te tò te, thì nó qua mặt chiếc trước rồi. Còn con Cú, nhỏ hơn, vừa thấp lại vừa ngắn, lông vàng như lửa. Nó chạy buổi chiều, ít khách, nó sải thua con Ô, nhưng nước chạy kiệu rất bền. Cái tiếng vó của nó gõ xuống mặt đường lóc cóc, đều đều thiệt dễ thương. Tôi thích nó hơn con Ô, vì tôi có thể trèo lên lưng nó mà nó không đá. Mỗi lần về thăm nhà, tôi thường đi xe của anh. Anh cho tôi đi nhờ, không lấy tiền. Thỉnh thoảng đến những đoạn đường vắng, anh trao cả dây cương cho tôi. Cầm được dây cương, giựt giựt cho nó chồm lên, thú lắm. Theo Nguyễn Quang Sáng HỌC ĐÀN - HÃY HỌC IM LẶNG TRƯỚC Bét-tô-ven (1770 - 1825) là nhạc sĩ thiên tài người Đức. Ngay từ khi còn rất nhỏ, ông đã trải qua những năm tháng khổ luyện cùng âm nhạc. Mỗi ngày, Bét-tô-ven phải học 12 tiếng với đủ các loại đàn. Sau 12 tiếng âm nhạc, cậu bắt đầu học thêm tiếng La tinh và các kiến thức phổ thông khác. Cậu đàn mải miết, ngón tay tê đi thì ngâm vào nước lạnh, mắt mỏi thì vã nước vào... Bét-tô-ven đã thực sự bỏ mọi trò chơi trẻ nhỏ để học đàn. Người thầy đầu tiên của cậu là một nghệ sĩ trong dàn nhạc. Trong tuần học đầu tiên, thầy giáo dạy cậu tính kiên nhẫn. Suốt cả tuần, thầy chỉ dạy cậu đúng một nốt nhạc. Bét-tô-ven đánh nốt nhạc, âm thanh vang lên. Thầy hỏi : - Con thấy âm thanh lan xa tới đâu ? - Con không thấy ạ ! - Con đánh lại đi và cố gắng nghe xem âm thanh này lan toả tới đâu. Cậu làm lại và chú ý lắng nghe. Cậu cảm thấy âm thanh dường như vang xa ra tận ô cửa sổ, điều mà xưa nay cậu chưa từng thấy. Điều mới mẻ này khiến cậu phấn chấn. Cậu đánh tiếp nốt nhạc, lần này dường như nó lan toả xa hơn ô cửa sổ, nó hoà với bầu trời ngoài kia. Thầy giáo gật đầu : - Âm thanh của con đã tìm được sự tự do rồi ! Hãy ghi nhớ : Mọi bản nhạc đều được sáng tạo ra trong sự tĩnh lặng sâu nhất của tâm hồn. Hãy học sự im lặng đầu tiên. Năm 8 tuổi, sau hàng trăm đêm miệt mài tập đàn. Bét-tô-ven đã có buổi biểu diễn trước công chúng. Sau buổi biểu diễn, khán giả đã phải trầm trồ : đúng là cậu bé có nghị lực tập luyện. Không lâu sau, ông đã trở thành thần đồng âm nhạc thế giới. (Uyên Khuê)
- CHIM KHUYÊN NON MUỐN BAY Những ngày nằm chờ cho lông cánh, lông đuôi mọc đủ, hai chú chim khuyên khao khát được bay để ngắm vòm trời xanh ngắt, ngắm thảm cỏ mịn màng, nhìn ra nơi mịt mù xa xa kia biết bao nhiêu là thứ lạ lùng. Chim anh nở trước, được mẹ dìu rời tổ trước. Khi về nghe chim anh kể, chim em cứ rộn cả lên: – Mẹ ơi! Mai mẹ cho con đi với nhé! – Con chưa đủ sức bay đâu. Đợi một hai hôm nữa. Chim em cho rằng mẹ cưng anh hơn. Đợi lúc mẹ và anh bay đi rồi, chim em gắng dùng đôi cánh còn run run bám vào miệng tổ, kiễng chân lấy đà nhướn ra ngoài. Vì chưa học cách rời tổ, chim em bị ngã. May sao, dưới gốc cây có lớp lá mục, chim em không bị thương nhưng cũng hết cả hồn vía. Chim em đứng lên rũ cánh, định bay trở về tổ. Nhưng buồn quá, chú ta chỉ bốc mình lên khỏi mặt đất được một đoạn ngắn thì lại rơi bịch xuống đất. Cứ thế, chim em vừa rên rỉ vừa nhảy chuyền quanh gốc cây, không bay về tổ được. Chim em sợ quá vội chui vào một lùm cây gần đấy chờ mẹ về. Chờ mãi, chờ mãi, chim em ngủ thiếp đi lúc nào không biết nữa. Bỗng có tiếng gọi, chim em mở choàng mắt, thì ra là mẹ. Chim em vừa khóc vừa kể cho mẹ nghe. Chim mẹ phẩy những hạt đất cát, vụn lá bám trên mình chim em và dặn: – Con đừng dại dột như thế nữa nhé! Chim em ngoan ngoãn rúc vào cánh mẹ thay cho lời vâng ạ. Chim anh cũng ôm lấy em rồi cùng mẹ dìu em lên tổ. (Theo Phong Thu) TẤM LÒNG THẦM LẶNG Ngày nọ, bố tôi lái xe đưa ông chủ đi tham dự một buổi họp quan trọng tại một thành phố khác. Trong lúc nghỉ ở giữa đường, mấy cậu bé đang chơi quanh đấy hiếu kì kéo đến vây quanh, ngắm nghía và sờ mó chiếc xe sang trọng. Thấy một cậu bé trong nhóm đi cà nhắc vì bị tật ở chân, ông chủ liền bước ra khỏi xe, đến chỗ cậu bé và hỏi: - Cháu có muốn đôi chân được lành lặn bình thường không ? - Chắc chắn là muốn ạ ! Nhưng sao ông lại hỏi cháu như thế ? - Cậu bé ngạc nhiên trước sự quan tâm của người xa lạ. Chiều hôm đó, theo lời dặn của ông chủ, bố tôi đã đến gặp gia đình cậu bé có đôi chân tật nguyền ấy. - Chào chị ! – Bố tôi lên tiếng trước. - Chị có phải là mẹ cháu Giêm-mi không? Tôi đến đây để xin phép chị cho chúng tôi đưa Giêm-mi đi phẫu thuật để đôi chân cháu trở lại bình thường. - Thế điều kiện của ông là gì? Đời này chẳng có ai có gì cho không cả. - Mẹ Giêm-mi nghi ngờ nói. Trong gần một tiếng đồng hồ sau đó, bố tôi kiên nhẫn giải thích mọi chuyện và trả lời mọi câu hỏi của hai vợ chồng. Cuối cùng, hai người đồng ý cho Giêm-mi phẫu thuật.
- Kết quả cuối cùng hết sức tốt đẹp. Đôi chân Giêm-mi đã khoẻ mạnh và lành lặn trở lại. Giêm-mi kể cho bố tôi nghe ước mơ được trở thành doanh nhân thành công và sẽ giúp đỡ những người có hoàn cảnh không may mắn như cậu. Về sau, cậu bé Giêm-mi may mắn ấy trở thành một nhà kinh doanh rất thành đạt như ước mơ của mình. Đến tận khi qua đời, theo tôi biết, Giêm-mi vẫn không biết ai là người đã giúp đỡ ông chữa bệnh hồi đó... Nhiều năm trôi qua, tôi luôn ghi nhớ lời ông chủ đã nói với bố tôi : "Cho đi mà không cần phải nhận lại sẽ là niềm vui lâu dài". (Bích Thuỷ)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p | 1605 | 57
-
Bộ đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
26 p | 1235 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
3 p | 391 | 34
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 446 | 21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p | 299 | 19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p | 508 | 17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p | 325 | 13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p | 965 | 12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Sở GD&ĐT Thanh Hóa
3 p | 405 | 10
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p | 272 | 9
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p | 687 | 9
-
Bộ 24 đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án
104 p | 80 | 4
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p | 175 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p | 246 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p | 67 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p | 81 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p | 203 | 1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p | 132 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn