
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Nông Nghiệp, Gia Lâm
lượt xem 1
download

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Nông Nghiệp, Gia Lâm’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2023-2024 có đáp án - Trường Tiểu học Nông Nghiệp, Gia Lâm
- PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Họ và tên: ....................................... Năm học: 2023-2024 Lớp: 4 ...... Thời gian: 30 phút( không kể thời gian phát đề) Điểm Điểm Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm đọc viết TV ký ....................................................................... ....................................................................... ĐỀ CHẴN A. KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: .......... * Đọc thầm bài văn sau. VƯỜN VẢI CÔN SƠN Lên núi Côn Sơn, chúng ta nhìn thấy một cảnh đẹp mới của miền di tích lịch sử này: “Vườn quả Bác Hồ”. Mùa này, vải thiều được mưa xuân đang rộ hoa. Những cây vải thiều, trông trên núi xuống, giống như những mâm xôi. Nhìn từ trên cao xuống, thấy những mâm xôi màu xanh ấy nở đầy hoa và điểm những lá non mới bật lên sau những trận mưa xuân đầu năm. Hễ có chim tu hú về kêu là cùng lúc thời kì vải thiều ra mã. Thời kì ấy, quả vải bắt đầu chín, cứ đỏ dần từ cuống, cho đến toàn quả vải. Vườn vải lúc ấy đỏ ối, đỏ tím, đủ các sắc độ của màu đỏ… nói không tả hết vẻ đẹp của ba nghìn cây cùng đỏ chín dưới nắng tháng năm. Mùa vải ra hoa, từ mờ sáng đã có hàng ngàn vạn con ong bay đến vườn vải. Hương vải lan tỏa lâng lâng thấm vào hồn người. Thật kì lạ, ở đầu những chùm hoa vải có nhiều giọt nước long lanh, tưởng như đấy là những giọt nước mưa. Mà đúng buổi đêm có chút mưa bụi thật. Nhưng chính đây là những giọt nước đã ngọt chất mật của vải rồi…Ta đưa lưỡi nhấp thử, thấy những giọt ấy ngọt và thơm, thơm mùi vị của quả vải thiều đang làm mật. Mùa vải chín cũng là dịp Tết Đoan Ngọ. Ta vẫn có tục giết sâu bọ và quả vải phải được hái sớm để ăn Tết mồng năm ấy. Vì thế, ta có hai loại vải: vải sớm, vải muộn. Quả vải sớm còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm; quả vải muộn hột bé, bé nhiều khi chỉ bằng hạt đậu đen, và cùi thì rất dày, gần như chỉ toàn cùi, ăn ngọt lự như đường phèn… (Theo Quang Dũng, Về Côn Sơn) * Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu các bài tập: Câu 1. Vải thiều ra hoa vào mùa nào?
- A. Mùa xuân B. Mùa mưa C. Mùa hè D. Mùa thu Câu 2. Nhìn từ núi Côn Sơn, những cây vải thiều trông như thế nào? A. Giống như những vườn hoa B. Giống như thảm cỏ xanh C. Giống như những ngọn lửa D. Giống như những mâm xôi Câu 3. Vì sao nói không tả hết vẻ đẹp của ba nghìn cây vải thiều cùng đỏ chín dưới nắng tháng năm? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 4. Quả vải muộn có đặc điểm gì thật hấp dẫn? A. Còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm. B. Ngọt và thơm, thơm mùi vị của vải thiều đang làm mật. C. Nhiều giọt nước long lanh, tưởng như đấy là những giọt nước mưa. D. Hột bé, cùi thì rất dày, ăn ngọt lự như đường phèn. Câu 5. Quả vải sớm có đặc điểm gì và vì sao lại cần hái vải sớm? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 6. Ý nào dưới đây có tiếng “quan” có nghĩa là “nhìn, xem”?
- A. Sĩ quan, quan võ B. Quan tâm, chủ quan C. Quan sát, tham quan D. Khách quan, lạc quan Câu 7. Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ nguyên nhân? A. Mùa vải ra hoa, hàng ngàn vạn con ong bay đến vườn vải. B. Nhờ chất mật của quả vải, những giọt nước cũng thơm và ngọt. C. Bằng sự quan sát tinh tế, tác giả đã miêu tả vườn vải Côn Sơn thật hấp dẫn. D. Từ núi Côn Sơn, du khách sẽ thấy “Vườn quả Bác Hồ”. Câu 8. Gạch chân và ghi chú thích CN( chủ ngữ), VN ( vị ngữ) dưới chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn dưới đây:
- Nhìn từ trên cao xuống, những cây vải thiều giống như những mâm xôi màu xanh nở đầy hoa. Câu 9. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. Bài thơ em yêu thích nhất Trong lời mẹ hát là một sáng tác của tác giả Trương Nam Hương. Câu 10. Đất nước ta có rất nhiều thứ quả ngon gắn với các địa danh. Viết 1-2 câu nói về thứ quả nổi tiếng mà em biết trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM BÀI KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP MÔN: TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Họ và tên: ....................................... Năm học: 2023-2024 Lớp: 4 ...... Thời gian: 30 phút( không kể thời gian phát đề) Điểm Điểm Điểm Nhận xét của giáo viên GV chấm đọc viết TV ký ....................................................................... ....................................................................... ĐỀ LẺ A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt: (30 phút) ĐH: .......... ĐT: .......... * Đọc thầm bài văn sau.
- VƯỜN VẢI CÔN SƠN Lên núi Côn Sơn, chúng ta nhìn thấy một cảnh đẹp mới của miền di tích lịch sử này: “Vườn quả Bác Hồ”. Mùa này, vải thiều được mưa xuân đang rộ hoa. Những cây vải thiều, trông trên núi xuống, giống như những mâm xôi. Nhìn từ trên cao xuống, thấy những mâm xôi màu xanh ấy nở đầy hoa và điểm những lá non mới bật lên sau những trận mưa xuân đầu năm. Hễ có chim tu hú về kêu là cùng lúc thời kì vải thiều ra mã. Thời kì ấy, quả vải bắt đầu chín, cứ đỏ dần từ cuống, cho đến toàn quả vải. Vườn vải lúc ấy đỏ ối, đỏ tím, đủ các sắc độ của màu đỏ… nói không tả hết vẻ đẹp của ba nghìn cây cùng đỏ chín dưới nắng tháng năm. Mùa vải ra hoa, từ mờ sáng đã có hàng ngàn vạn con ong bay đến vườn vải. Hương vải lan tỏa lâng lâng thấm vào hồn người. Thật kì lạ, ở đầu những chùm hoa vải có nhiều giọt nước long lanh, tưởng như đấy là những giọt nước mưa. Mà đúng buổi đêm có chút mưa bụi thật. Nhưng chính đây là những giọt nước đã ngọt chất mật của vải rồi…Ta đưa lưỡi nhấp thử, thấy những giọt ấy ngọt và thơm, thơm mùi vị của quả vải thiều đang làm mật. Mùa vải chín cũng là dịp Tết Đoan Ngọ. Ta vẫn có tục giết sâu bọ và quả vải phải được hái sớm để ăn Tết mồng năm ấy. Vì thế, ta có hai loại vải: vải sớm, vải muộn. Quả vải sớm còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm; quả vải muộn hột bé, bé nhiều khi chỉ bằng hạt đậu đen, và cùi thì rất dày, gần như chỉ toàn cùi, ăn ngọt lự như đường phèn… (Theo Quang Dũng, Về Côn Sơn) * Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu các bài tập: Câu 1. Vải thiều ra hoa vào mùa nào? A. Mùa mưa B. Mùa xuân C. Mùa hè D. Mùa thu
- Câu 2. Nhìn từ núi Côn Sơn, những cây vải thiều trông như thế nào? A. Giống như những mâm xôi B. Giống như thảm cỏ xanh C. Giống như những ngọn lửa D. Giống như những vườn hoa Câu 3. Vì sao nói không tả hết vẻ đẹp của ba nghìn cây vải thiều cùng đỏ chín dưới nắng tháng năm? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 4. Quả vải muộn có đặc điểm gì thật hấp dẫn? A. Còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm. B. Hột bé, cùi thì rất dày, ăn ngọt lự như đường phèn. C. Nhiều giọt nước long lanh, tưởng như đấy là những giọt nước mưa. D. Ngọt và thơm, thơm mùi vị của vải thiều đang làm mật. Câu 5. Quả vải sớm có đặc điểm gì và vì sao lại cần hái vải sớm? …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………... Câu 6. Ý nào dưới đây có tiếng “quan” có nghĩa là “nhìn, xem”? A. Sĩ quan, quan võ B. Quan tâm, chủ quan
- C. Khách quan, lạc quan D. Quan sát, tham quan Câu 7. Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ nguyên nhân? A. Nhờ chất mật của quả vải, những giọt nước cũng thơm và ngọt. B. Mùa vải ra hoa, hàng ngàn vạn con ong bay đến vườn vải. C. Bằng sự quan sát tinh tế, tác giả đã miêu tả vườn vải Côn Sơn thật hấp dẫn. D. Từ núi Côn Sơn, du khách sẽ thấy “Vườn quả Bác Hồ”. Câu 8. Gạch chân và ghi chú thích CN( chủ ngữ), VN ( vị ngữ) dưới chủ ngữ và vị ngữ trong câu văn dưới đây: Nhìn từ trên cao xuống, những cây vải thiều giống như những mâm xôi màu xanh nở đầy hoa. Câu 9. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống. Bài thơ em yêu thích nhất Trong lời mẹ hát là một tác phẩm chứa chan cảm xúc của tác giả Trương Nam Hương. Câu 10. Đất nước ta có rất nhiều thứ quả ngon gắn với các địa danh. Viết 1-2 câu nói về thứ quả nổi tiếng mà em biết trong đó có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4
- NĂM HỌC 2023 - 2024 A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm 1. Đọc thành tiếng 1 trong 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi: 3 điểm Đoạn 1: CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Câu 1: Chị Sáu bị bắt trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Trong ngục giam, tâm trạng của chị Sáu ra sao? Đoạn 2: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên: – Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Câu 1: Bông hoa hỏi gió điều gì? Câu 2: Gió trả lời hoa như thế nào? Đoạn 3: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Câu 1: Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? Câu 2: Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng? PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
- TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn Tiếng Việt lớp 4 B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm Đề bài: Xung quanh em có rất nhiều cây hoa và cây cho bóng mát. Em hãy miêu tả một cây mà em yêu thích. PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM
- TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM BÀI KTĐK CUỐI HỌC KÌ II Môn Tiếng Việt - Lớp 4 Năm học 2023 - 2024 A. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Đọc rõ ràng, vừa đủ nghe; tốc độ đọc đạt yêu cầu (khoảng 80- 90 tiếng/phút); giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm; đạt 2 trong 3 yêu cầu: 0,5 điểm; đạt 0 đến 1 yêu cầu: 0 điểm. - Đọc đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, ở chỗ tách các cụm từ: Có từ 0-3 lỗi: 1 điểm; có 4-5 lỗi: 0,5 điểm; có 5 lỗi trở lên: 0 điểm - Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm; trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhưng chưa thành câu hoặc lặp từ: 0,5 điểm; trả lời không đúng trọng tâm câu hỏi: 0 điểm. * Đoạn 1: Câu 1: Chị Sáu bị bắt trong hoàn cảnh nào? Chị sáu bị bắt khi mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Câu 2: Trong ngục giam, tâm trạng của chị Sáu ra sao? Chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. * Đoạn 2: Câu 1: Bông hoa hỏi gió điều gì? Bông hoa hỏi gió có thích bài hát mà mình vừa hát không. Câu 2: Gió trả lời hoa như thế nào? Gió trả lời đó là tiếng gió hát, gió làm cánh hoa đung đưa tạo thành tiếng lao xao nên hoa lại tưởng là hoa hát. * Đoạn 3: Câu 1: Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đậu trong bụi tầm xuân trong vườn để hót. Câu 2: Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng? Vì họa mi được tự do bay lượn khắp nơi, được uống nước mát lành trong khe núi.
- II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Câu Đề chẵn Đề lẻ Điểm A B 1 0,5 D A 2 0,5 Vì vào thời kỳ ấy, quả vải bắt đầu chin, cứ đỏ dần từ cuống cho đến 3 1 toàn quả vải với đủ các sắc độ của màu đỏ. D B 0,5 4 - Quả vải sớm còn hơi chua, hột to, cùi chưa dày lắm. 0,5 5 - Người ta hái vải sớm để ăn Tết Đoan Ngọ. 0,5 C D 0,5 6 B A 0,5 7 CN: Những cây vải thiều 0,5 8 VN: giống như những mâm xôi màu xanh nở đầy hoa. 0,5 HS điền đúng dấu ngoặc đơn vào ô trống 0,5 9 HS viết được 1 đến 2 câu về một vườn cây, loài cây (trong đó có ý nêu 10 được là vườn cây nào, ở đâu, điểm nổi bật của vườn cây đó), có câu 1 có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn.
- B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết: (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): TT Điểm Mức điểm thành phần 1, 5 -> 2 1 0,5 0 1 Mở bài (1,5 điểm) - Giới thiệu được - Giới thiệu - Giới thiệu Không có cây sẽ tả (cây gì, được cây sẽ tả được cây sẽ tả phần mở bài trồng ở đâu, từ bao một cách (cây gì, trồng ở giờ, do ai chung chung. đâu, từ bao giờ, trồng…..) do ai trồng…..) - Nói rõ đó là cây - Không thể mà mình yêu hiện được đó là thích. cây mình yêu thích. 2a Thân bài Tả bao quát - Miêu tả - Miêu tả Không tả được các được các các đặc (4,5 điểm) (1điểm) đặc điểm đặc điểm về điểm bao nổi bật về hình dáng, quát về hình dáng, kích hình dáng, kích thước... của kích thước ... cây. thước... của của cây. cây. - Các chi - Các chi tiết miêu tả tiết miêu tả thể hiện rõ còn chung nét hình chung. ảnh đặc trưng của cây đó.
- TT Điểm Mức điểm thành phần 1, 5 -> 2 1 0,5 0 2b Tả chi tiết - Tả chi tiết - Tả chi tiết - Tả chi tiết Không tả (2 điểm) từng bộ từng bộ từng bộ chi tiết từng phận tiêu phận tiêu phận tiêu bộ phận biểu của biểu của biểu của tiêu biểu cây theo cây theo cây. của cây trình tự hợp trình tự hợp - Các chi lí. lí. tiết còn lộn - Các chi - Các chi xộn, không tiết miêu tả tiết miêu tả theo trình thể hiện rõ còn kể lể, tự hợp lí. nét hình chung ảnh đặc chung. trưng các bộ phận của cây. 2c Nêu ích lợi Nêu được Nêu được 1 Không nêu của cây, các ích lợi ích lợi hoặc ích lợi hoặc hoạt động hoặc hoạt hoạt động hoạt động có liên động có có liên có liên quan hoặc liên quan quan hoặc quan hoặc kỉ niệm (1 hoặc kỉ kỉ niệm của kỉ niệm của điểm) niệm của cây cây cây 2d Cảm xúc Có những Không có câu văn thể những câu (0,5 điểm) hiện cảm văn thể xúc của bản hiện cảm thân với xúc của bản cây được tả. thân với cây được tả. 3 Kết bài (1,5 điểm) Nêu được tình cảm Có phần kết bài Có phần kết Không có (suy nghĩ, cảm bằng một hoặc bài nhưng phần kết bài xúc, chăm sóc vài câu nêu cảm chưa nêu được cây…), điều em nghĩ về cây cảm nghĩ về mong muốn… đối được tả. cây được tả. với cây
- TT Điểm Mức điểm thành phần 1, 5 -> 2 1 0,5 0 4 Chữ viết, chính tả Chữ viết đúng Chữ viết đúng Chữ viết kiểu, đúng cỡ, kiểu, đúng cỡ, không đúng (1điểm) rõ ràng. Có từ rõ ràng. Có 4- kiểu, đúng 0-3 lỗi chính tả 7 lỗi chính tả cỡ, không rõ ràng. Hoặc: Có trên 7 lỗi chính tả 5 Dùng từ, đặt câu Có từ 0-3 lỗi Có trên 3 lỗi dùng từ, đặt dùng từ, đặt (0,5 điểm) câu. câu. 6 Sáng tạo - Bài viết có ý Đạt 1 trong 2 Không đạt độc đáo. yêu cầu đã hai yêu cầu (1 điểm) nêu. đã nêu. - Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật, câu văn có hình ảnh…
- PHÒNG GD & ĐT GIA LÂM TRƯỜNG TH NÔNG NGHIỆP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 4 Năm học 2023 – 2024 Chủ đề Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng TT TN Mạch TL TN TL TN TL KT, KN Đọc Số câu 3 2 1 6 hiểu 1 Số văn 1,5 1,5 1 4 điểm bản Kiến Số câu 2 1 1 4 thức 2 Số Tiếng 1 1 1 3 điểm Việt Số 5 0 3 2 0 2 10 Tổng câu Số điểm 2,5 2,5 2 7
- Đoạn 1: CÂU CHUYỆN VỀ CHỊ VÕ THỊ SÁU Vào năm mười hai tuổi, Sáu đã theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng. Mỗi lần được các anh giao nhiệm vụ gì Sáu đều hoàn thành tốt. Một hôm, Sáu mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng, một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lần đó, Sáu bị giặc bắt. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, giặc Pháp đưa chị ra ở Côn Đảo. Trong ngục giam, chị vẫn hồn nhiên, vui tươi, tin tưởng vào ngày chiến thắng của đất nước. Bọn giặc Pháp đã lén lút đem chị đi thủ tiêu, vì sợ các chiến sĩ cách mạng trong tù sẽ nổi giận phản đối. Câu 1: Chị Sáu bị bắt trong hoàn cảnh nào? Câu 2: Trong ngục giam, tâm trạng của chị Sáu ra sao? Đoạn 2: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó, thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên: – Ơ, chính tôi hát đấy chứ. Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Câu 1: Bông hoa hỏi gió điều gì? Câu 2: Gió trả lời hoa như thế nào? Đoạn 3: CHIM HỌA MI HÓT Chiều nào cũng vậy, con chim họa mi ấy không biết từ phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót. Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. Câu 1: Vào mỗi buổi chiều, chim họa mi thường bay đến đâu để hót? Câu 2: Theo tác giả, vì sao chim họa mi vui mừng?

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án
25 p |
1614 |
57
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
490 |
21
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 7 năm 2017-2018 có đáp án
2 p |
340 |
19
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
2 p |
548 |
17
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Hoàn Thiện
3 p |
341 |
13
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 8 năm 2018 có đáp án - Đề số 2
9 p |
996 |
12
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
2 p |
710 |
9
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
3 p |
325 |
9
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sặp Vạt
5 p |
84 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Phong Phú B
4 p |
101 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Lịch Sử lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bình An
4 p |
290 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
4 p |
184 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học số 2 Hoài Tân
6 p |
127 |
3
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tam Hưng
4 p |
85 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Hiệp
3 p |
103 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Số 2 Hoài Tân
6 p |
75 |
2
-
Đề thi học kì 2 môn Địa lý lớp 9 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Khai Quang
4 p |
256 |
1
-
Đề thi học kì 2 môn Công nghệ lớp 7 năm 2018 có đáp án - Trường THCS Vĩnh Thịnh
2 p |
151 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
