intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Kim Nọi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Kim Nọi” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2021-2022 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Kim Nọi

  1. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS KIM NỌI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II (Phần đọc hiểu kiến thức tiếng việt) Khối 5 - Năm học 2021 - 2022 Số câu, Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng Câu số Mạch kiến thức, kĩ năng Số TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL điểm * Đọc hiểu văn bản: - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài Số câu 1 1 1 1 1 4 1 đọc. - Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. 3 1,2,3 - Giải thích được chi tiết trong bài Câu số 1 2 5 4 5 bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra ,4 thông tin từ bài đọc. - Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên Số 1 1 1 1 1 4 1 hệ những điều đọc được với bản điểm thân và thực tế. * Kiến thức tiếng Việt : - Hiểu ý nghĩa và sử dụng được một Số câu 1 1 2 số từ ngữ quan hệ từ, mở rộng vốn từ thuộc các chủ điểm đã học. Câu số 6 7 6,7 Số 1 1 2 điểm Số câu 1 1 1 2 1 1 4 3 1,2, 5,6, Tổng 1 2 3 5,6 4 7 Câu số 3,4 7 Số 1 1 1 2 1 1 4 3 điểm
  2. PHÒNG GD&ĐT MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS KIM NỌI ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ II KHỐI 5 - NĂM HỌC: 2021 - 2022 I. KIỂM TRA ĐỌC: 1. Đọc thành tiếng các bài sau: - Thời gian kiểm tra mỗi HS: 1- 2 phút (tốc độ đọc khoảng 120 tiếng/phút) Giáo viên cho học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn trong bài tập đọc đã học (có phiếu bốc thăm đoạn văn kèm theo) 2. Đọc hiểu kiến thức Tiếng Việt (Thời gian 35 phút) Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi: ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái đạt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4) Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì? A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi.
  3. Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm” Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? …………………………………………………………………………………… Câu 6. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu? Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu trên. II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả: Nghe - viết (Thời gian viết bài 15 phút) Nhà yêu nước Nguyễn Trung Trực Nguyễn Trung Trực sinh ra trong một gia đình làm nghề chài lưới trên sông Vàm Cỏ. Năm 23 tuổi, ông lãnh đạo cuộc nổi dậy ở phủ Tây An, nay thuộc tỉnh Long An. Đội quân khởi nghĩa do ông chỉ huy đã lập nên nhiều chiến công vang dội khắp vùng Tây Nam Bộ. Bị giặc bắt và đưa ra hành hình, ông khảng khái trả lời viên thống đốc Nam Kì: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”. 2. Tập làm văn (Thời gian viết bài 25 phút) Đề bài: Em hãy tả quyển sách tiếng việt lớp 5 tập hai. ..................................................................
  4. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN: TIẾNG VIỆT – KHỐI 5 NĂM HỌC: 2021 - 2022 I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng (3 điểm) Đánh giá, cho điểm. Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu (không quá 1 phút): 0,5 điểm (Đọc từ trên 1 phút – 2 phút: 0,25 điểm; đọc quá 2 phút: 0 điểm) - Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát: 1 điểm (Đọc sai từ 2 đến 4 tiếng: 0,5 điểm; đọc sai 5 tiếng trở lên: 0 điểm) - Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 0,5 điểm (Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ: 0,25 điểm; ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên: 0 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm (Trả lời chưa đầy đủ hoặc diễn đạt chưa rõ ràng: 0,5 điểm; trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm) * Lưu ý: Đối với những bài tập đọc thuộc thể thơ có yêu cầu học thuộc lòng, giáo viên cho học sinh đọc thuộc lòng theo yêu cầu. 2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra luyện từ và câu: (7 điểm) Học sinh dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng và hoàn thành các bài tập đạt số điểm như sau: Câu 1 2 3 4 Khoanh đúng B C A D Điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm Câu 5: (1 điểm) Vì có lời khen, động viên của ông cụ tóc bạc trắng. Câu 6: (1 điểm) Ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ Câu 7: (1 điểm) Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” CN VN II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả : (2 điểm)
  5. - GV đọc cho HS viết, thời gian HS viết bài khoảng 15 phút. - Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn (thơ) 2 điểm. - Học sinh viết mắc từ 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai – lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định): trừ 0,5 điểm. Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,…bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: (8 điểm) Đánh giá, cho điểm - Đảm bảo được các yêu cầu sau, được 7 điểm: + Học sinh viết được một bài văn thể loại theo yêu cầu của đề: 1. Mở bài : Giới thiệu quyển sách em tả. 2. Thân bài - Tả bao quát : Hình dáng, kích thước, màu sắc bên ngoài. - Tả chi tiết : Bên trong quyển sách. 3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em với quyển + Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch đẹp. - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm phù hợp với thực tế bài viết. * Bài đạt điểm 8 khi học sinh có sử dụng ít nhất từ 1 đến 2 biện pháp nghệ thuật trong khi tả . Lưu ý: Học sinh viết bài tùy theo mức độ mà GV cho điểm đúng theo bài làm của học sinh. ..............................................................
  6. Bài: TRÍ DŨNG SONG TOÀN Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ. Thám hoa vừa khóc vừa than rằng: - Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! Vua Minh phán: - Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu: - Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói: - Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa. - Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc. Câu hỏi: Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ "góp giỗ Liễu Thăng" ? Bài: PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xòe hoa. Trong đền, dòng chữ vàng Nam quốc sơn hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh. Đứng ở đây, nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. Bên phải là đỉnh Ba Vì vòi vọi, nơi Mị Nương – con gái Hùng Vương thứ 18 – theo Sơn Tinh về trấn giữ núi cao. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Phía xa xa là núi Sóc Sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng, người có công giúp Hùng Vương đánh thắng giặc Ân xâm lược. Trước mặt là Ngã Ba Hạc, nơi gặp gỡ giữa ba dòng sông lớn tháng năm mải miết đắp bồi phù sa cho đồng bằng xanh mát. Câu hỏi: Đền Hùng nằm ở đâu?
  7. Bài: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN Nhụ nghe bố nói với ông: - Lần này con sẽ họp làng để đưa đàn bà và trẻ con ra đảo. Con sẽ đưa thằng Nhụ ra trước. Rồi nhà con cũng ra. Ông cũng sẽ ra. - Tao chết ở đây thôi. Sức không còn chịu được sóng. - Ngay cả chết, cũng cần ông chết ở đấy. Ông đứng lên, tay giơ ra như cái bơi chèo: - Thế là thế nào? – Giọng ông bỗng hổn hển. Người ông bỗng tỏa ra hơi muối. Câu hỏi: Bố và ông của Nhụ bàn với nhau việc gì ? Bài: CỬA SÔNG Là cửa nhưng không then khóa Cũng không khép lại bao giờ Mênh mông một vùng sóng nước Mở ra bao nỗi đợi chờ. Nơi những dòng sông cần mẫn Gửi lại phù sa bãi bồi Để nước ngọt ùa ra biển Sau cuộc hành trình xa xôi. Câu hỏi: Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng những từ ngữ nào để nói vể nơi sông chảy ra biển? Bài: CON GÁI Mẹ sắp sinh em bé. Cả nhà mong, Mơ háo hức. Thế rồi mẹ sinh một em gái. Dì Hạnh bảo: "Lại một vịt trời nữa". Cả bố và mẹ đều có vẻ buồn buồn. Đêm, Mơ trằn trọc không ngủ. Em không hiểu tại sao mọi người lại có vẻ không vui lắm khi mẹ sinh em gái. Mơ thì kém gì con trai nhỉ? Ở lớp, em luôn là học sinh giỏi. Tan học, các bạn trai còn mải đá bóng thì Mơ đã về cặm cụi tưới rau rồi chẻ củi, nấu cơm giúp mẹ. Thế mà đám con trai còn dám trêu Mơ. Các bạn nói rằng con gái chẳng được tích sự gì. Tức ghê! Câu hỏi: Những chi tiết nào trong bài cho thấy ở làng quê Mơ vẫn còn tư tưởng xem thường con gái?
  8. Họ và tên:………………………………………………………………………… Lớp: 5….. Trường PTDT BTTH&THCS Kim Nọi KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Tiếng Việt (Phần đọc thầm bài và làm bài tập) Thời gian: 35 phút (Không kể thời gian giao đề) Điểm Nhận xét …………………………………………………… ………………… …………………………………………………… …………………………………………………… Câu 1:.......đ Câu 2:.......đ Đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi: Câu 3:…...đ ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN Câu 4:…..đ Một cô gái vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại Câu 5:.......đ cô bé ấy lúc nào cũng chỉ mặc mỗi một bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa. Câu 6:.......đ Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ: “Tại sao mình Câu 7:.......đ lại không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao? ”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất Tổng:…...đ giọng hát khe khẽ. Cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi. “Cháu hát hay quá!”. Một giọng nói vang lên: “Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ”. Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô bé là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi. Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô gái vẫn không quên cụ già ngồi tựa lưng vào thành ghế đá trong công viên nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ già nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không. “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm nay” - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Một cụ già ngày ngày vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát hay lại là một người không có khả năng nghe? Hoàng Phương Dựa vào nội dung bài đọc em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4) Câu 1. Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên? A. Vì cô bé không có bạn chơi cùng. B. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca. C. Vì cô không có quần áo đẹp. D. Vì cô bé luôn mặc bộ quần áo rộng cũ và bẩn. Câu 2. Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
  9. A. Suy nghĩ và khóc một mình. B. Gặp gỡ và trò chuyện với một cụ già. C. Cất giọng hát khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả. D. Một mình ngồi khóc xong rồi tiếp tục chơi. Câu 3. Cụ già đã làm gì cho cô bé? A. Cụ nói: "Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật B. Cụ khuyên cô bé cố gắng tập luyện để hát tốt hơn. C. Cụ trở thành người người thân của cô bé, dạy cô bé hát. D. Cụ khuyên cô bé rồi một ngày nào con sẽ trở thành ca sĩ. Câu 4. Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì? A. Cô bé không hề biết cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô bé hát. B. Cụ già tốt bụng. C. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. D. Một người nói với cô “Cụ già đó qua đời rồi. Cụ ấy điếc đã hơn 20 năm” Câu 5. Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành ca sĩ? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 6. Câu "Nhiều năm trôi qua, cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng.” Dấu phẩy câu trên có tác dụng ngăn cách bộ phận nào của câu? ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. Câu 7. Trong câu "Hôm ấy, lần đầu Phương đến lớp trễ, cô giáo lấy làm lạ, hỏi mãi.” Em hãy gạch 1 gạch dưới chủ ngữ, 2 gạch dưới vị ngữ trong câu trên. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2