intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường PTDTNT Phước Sơn

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG PTDTNT PHƯỚC SƠN Tên môn: TIN HỌC 11 Năm học 2022-2023 Mã đề thi: 101 Thời gian làm bài: 45 phút; (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Mã số: ............................. ____________________________________________________________________________________ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khoá: A. Procedure B. Var C. Program D. Function Câu 2: Các biến được khai báo dùng riêng cho chương trình con được gọi là: A. Tham số hình thức B. Biến toàn cục C. Biến cục bộ D. Tham số thực sự Câu 3: Cho thủ tục sau: Procedure Thutuc( Var z: integer); z được gọi là: A. Biến cục bộ. B. Biến toàn cục C. Tham số biến. D. Tham số giá trị.. Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Số lượng phần tử của tệp là cố định. B. Tệp lưu trữ lâu dài trên đĩa, không thể xóa tệp trên đĩa. C. Kích thước tệp có thể rất lớn. D. Dữ liệu một tệp được lưu trữ trên đĩa thành một vùng dữ liệu liên tục. Câu 5: Trong lời gọi thủ tục, các tham số hình thức được thay bằng các giá trị cụ thể được gọi là: A. Tham số thực sự B. Tham số hình thức  C. Tham số biến D. Tham số giá trị Câu 6: Phần đầu của hàm có cấu trúc như sau: A. Function [()]; B. Function [()]:; C. Function []():; D. Function [()]:[]; Câu 7: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, xâu ký tự là gì? A. Dãy các ký tự trong bảng mã ASCII B. Mảng các ký tự C. Tập hợp các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng anh D. Tập hợp các chữ cái và các chữ số trong bảng chữ cái tiếng anh Câu 8: Để gắn tệp KQ.TXT cho biến tệp f1 ta sử dụng câu lệnh A. f1 := ‘KQ.TXT’; B. Assign(f1,‘KQ.TXT’); C. Assign(‘KQ.TXT’,f1); D. KQ.TXT := f1; Câu 9: Khai báo nào trong các khai báo sau là sai khi khai báo xâu kí tự? A. Var cba: string[1]; B. Var s_s : String; C. Var s1: str[256]; D. Var abc: string[100]; Câu 10: Số lượng phần tử trong tệp: A. Không bị giới hạn mà chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa B. Phải được khai báo trước. C. Không được lớn hơn 128. D. Không được lớn hơn 255. Câu 11: Vị trí của con trỏ tệp sau lời gọi thủ tục Reset: A. Nằm ở giữa tệp. B. Nằm ở cuối tệp. Trang 1/2 - Mã đề thi 101
  2. C. Nằm ngẫu nhiên ở bất kỳ vị trí nào. D. Nằm ở đầu tệp. Câu 12: Để phân biệt giữa tham biến và tham trị, trước tham biến người ta dùng từ khoá: A. Var B. Type C. Begin D. Const Câu 13: Muốn khai báo x là tham số giá trị và y, z là tham số biến (x, y, z thuộc kiểu Byte) trong thủ tục “ViduTT” thì khai báo nào sau đây là sai? A. Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y, z : Byte) ; B. Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y : Byte ; Var z : Byte) ; C. Procedure ViduTT( x : Byte ; Var y : Byte ; z : Byte) ; D. Procedure ViduTT( Var y : Byte ; x : Byte ; Var z : Byte) ; Câu 14: Hãy viết lệnh tính điện trở tương đương Rtd cho sơ đồ mạch điện gồm 3 điện trở R1, R2, R3 mắc nối tiếp với nhau là: A. Rtd := R1*R2*R3/(R1*R2 + R2*R3 + R3*R1); B. Rtd := R1 + R2 + R3; C. Rtd := R1*R2/(R1 + R2) + R3; D. Rtd := R1*R2*R3/(R1 + R2 + R3); Câu 15: Khi viết một chương trình muốn trả về một giá trị duy nhất ta nên dùng : A. Thủ tục. B. Hàm. C. Chương trình con. D. Thủ tục hoặc hàm II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Em hãy nêu khái niệm về xâu kí tự? (1điểm) Câu 2. Tại sao cần phải có câu lệnh mở tệp trước khi đọc/ghi tệp ? (1 điểm) Câu 3. Cho chương trình sau: (2 điểm) Program to_hop; Ues crt; Var k,n: integer; Kq: real; Function GT(a: integer): longint; Var i: integer; Begin GT:= 1; For i:= 1 to a do GT:= GT*1; End; BEGIN Clrscr; Write(‘nhap k, n:’); Readln (k,n); Kq:= GT (n)/(GT(k)*(n-k)); Write(‘ket qua cua to hop chap k cua n la’,kq:6:2); Readln END. Em hãy Xác định: - Biến cục bộ - Biến toàn cục - Tham số hình thức - Tham số thực sự - Nếu nhập k=3, n=7 Kết quả thu được? Câu 4. Viết chương trình con kiểm tra 1 số nguyên nhập vào từ bàn phím là số chẳn hay lẻ? (1 điểm) ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2