intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Linh" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA CUỐI KỲ II – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯÒNG THPT VĨNH LINH MÔN TIN HỌC Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 40 câu) Mã đề 1 Câu 1: Trong Python, để tìm kiếm trong xâu ta sử dụng cú pháp nào sau đây? A. .replace(S1, S2) B. .find() C. .split() D. .upper() Câu 2: Cú pháp đề khai báo hàm ẩn danh là: A. =lambda : B. = def : C. lambda : D. =lambda : Câu 3: Trong Python, chuỗi thao tác liên quan đến đọc hoặc ghi tệp văn bản là A. Gắn tên tệp  Đọc/ghi dữ liệu Đóng tệp B. Đóng tệp  Mở tệp Đọc/ghi dữ liệu C. Mở tệp Đọc/ghi dữ liệu Đóng tệp D. Gắn tên tệp cho biến tệp Mở tệpĐọc/ghi dữ liệu Đóng tệp Câu 4: Trong Python cú pháp khai báo biến mảng nào sau đây đúng? A. =[GT1, GT2, …. , GTn] B. [, ,…, ] C. = “GT1, GT2, …, GTn” D. = [0] Câu 5: Trong Python, hàm replace() dùng để A. Chèn xâu kí tự bất kỳ vào xâu gốc. B. Tạo ra một xâu gồm n kí tự liên tiếp từ xâu gốc. C. Thay thế kí tự hoặc xâu con. D. Tìm kiếm trong xâu. Câu 6: Trong python, cú pháp để khai báo biến tệp là A. open(, []) B. Var : text; C. :=open(, []) D. =open(, []) Câu 7: Trong Python, để khai báo hàm ta dùng từ khoá nào sau đây? A. define B. def C. void D. function Câu 8: Xét về cấu trúc, hàm trong python được chia thành những loại nào? Hãy chọn phương án đúng nhất? A. Hàm, module và packpage. B. Hàm và thủ tục. C. Hàm thông thường, được đặt tên và hàm ẩn danh, không có tên. D. Hàm dựng sẵn và hàm do người lập trình tự xây dựng. Câu 9: Nói về cấu trúc của một chương trình con, khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình con. B. Phần đầu và phần thân nhất thiết phai có, phần khai báo có thể có hoặc không. C. Phân đầu có thể có hoặc không có cũng được. D. Phần khai báo có thể có hoặc không có tuỳ thuộc vào từng chương trình cụ thể. Câu 10: Trong python, nếu muốn biến bên ngoài vẫn có tác dụng bên trong hàm thì cần khai báo lại biến này bên trong hàm với từ khoá nào A. def B. global C. import D. var Câu 11: Để xóa một giá trị nào đó trong danh sách ta dùng hàm gì? A. pop() B. clear() C. remove() D. append() Câu 12: Kiểu dữ liệu tệp A. Sẽ bị mất khi tắt máy B. Không bị mất khi được lưu trữ trên Ram C. Sẽ bị mất khi tắt điện đột ngột D. Không bị mất khi mất điện hoặc tắt máy Câu 13: Trong python, để đọc dữ liệu ra từ tệp theo từng dòng ta sử dụng hàm: A. write() B. readline() C. readlines() D. read() Câu 14: Trong Python để lặp một danh sách với số lần lặp ta sử dụng cú pháp? Trang 1/5 - Mã đề 1
  2. A. Số lần lặp - B. Số lần lặp * C. Số lần lặp + D. Số lần lặp // Câu 15: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về xâu trong Python là sai? A. Thao tác nhập và xuất đối với dữ liệu kiểu xâu như nhập hay xuất giá trị của biến kiểu dữ liệu chuẩn. B. Xâu không có kí tự nào được gọi là xâu rỗng. C. Xâu là dãy kí tự trong bảng mã ASCII D. Xâu là dãy kí tự trong bảng mã unicde Câu 16: Cú pháp của hàm ghi dữ liệu vào tệp văn bản là: A. write(< danh sách kết quả >); B. .read() C. .write() D. write(, ) Câu 17: Cho cú pháp sau: .read(size). Giá trị trả về là A. một chuỗi gồm size kí tự trong file, không tính kí tự xuống dòng. B. một tệp dữ liệu mới có size kí tự. C. một danh sách gồm size kí tự có trong file. D. một chuỗi gồm size kí tự trong file, tính cả kí tự xuống dòng. Câu 18: Cho chương trình sau: def TT(x,y): t=7 return (x+y)*t a=5 b=3 print(“Kết quả là:”,TT(a,b)) Biến cục bộ trong chương trình trên là A. x, y B. t C. a D. b Câu 19: Cho đoạn lệnh sau: S1= ‘xuan’ S2= ‘mua xuan cua me’ k= S2.find(S1) Kết quả trả về của k sẽ có kiểu dữ liệu gì? A. Kiểu thực. B. Kiểu nguyên C. Kiểu kí tự. D. Kiểu xâu. Câu 20: Tham số được khai báo trong phần đầu của chương trình con được gọi là gì: A. Biến toàn cục B. Tham số hình thức C. Biến cục bộ D. Tham số thực sự Câu 21: Cho đoạn lệnh sau: S= “Mua he den” n=len(S)-1 S=S.upper() print(S) Lệnh S=S.upper() thực hiện công việc gì? A. In hoa toàn bộ xâu S B. In hoa từ cuối cùng trong xâu S C. In thường toàn bộ xâu S D. In hoa chữ cái cuối cùng trong xâu S Câu 22: Phát biểu nào sau đây sai? A. Các kiểu dữ liệu chuẩn và kiểu dữ liệu có cấu trúc đều được lưu trữ ở bộ nhớ trong (RAM) nên dữ liệu sẽ bị mất khi tắt máy. B. Có hai thao tác cơ bản khi làm việc với tệp văn bản là ghi dữ liệu vào và đọc dữ liệu từ tệp. C. Số lượng phần tử của tệp cần phải xác định trước. D. Dữ liệu kiểu tệp được lưu trữ lâu dài trên bộ nhớ ngoài và không bị mất khi tắt nguồn điện. Câu 23: Hàm f được khai báo như sau f(a, b, c). Số lượng đối số (tham số thực sự) cần truyền vào khi gọi hàm là: A. 3 B. 4 C. 1 D. 2 Câu 24: Cho câu lệnh: f=open(‘Dulieu.txt’, ‘w’, encoding= ‘utf-8’) Chế độ mở tệp trong câu lênh trên là: A. Mở file Dulieu.txt ở chế độ văn bản. B. Mở tệp Dulieu.txt ra để ghi tiếp vào cuối file nếu file đã tồn tại, nếu file chưa có thì tạo một file mới. C. Mở tệp Dulieu.txt ra để đọc D. Mở tệp Dulieu.txt ra để ghi đè nếu file đã tồn tại, nếu file chưa có thì tạo một file mới Câu 25: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau: Trang 2/5 - Mã đề 1
  3. A. Lệnh type() trả lại kiểu dữ liệu của biểu thức trong ngoặc. B. Lệnh input() thực hiện yêu cầu nhập vào một biểu thức, số hay một xâu bất kì. C. Lệnh print() thực hiện việc in ra màn hình. D. Lệnh str() chuyển đối tượng đã cho thành chuỗi. Câu 26: Phát biểu nào sau đây sai? A. Có thể duyệt nhanh từng phần tử của danh sách bằng toán tử in và lệnh for mà không cần sử dụng lệnh range() B. Việc nhập dữ liệu cho danh sách hoàn toàn giống việc nhập dữ liệu cho các biến đơn. C. Khi nhập dữ liệu cho danh sách từ bàn phím ta phải nhập giá trị cho từng phần tử chứ không nhập một lần. D. Có thể duyệt lần lượt các phần tử của danh sách bằng lện for kết hợp với vùng giá trị của lệnh range() Câu 27: Cho các khai báo sau: S= ‘123’ a= “Love all b= ‘123@com’ c= Mua xuan d= ‘Ve keu’ Có bao nhiêu khai báo sai? A. 3 B. 1 C. 0 D. 2 Câu 28: Phát biểu nào sau đây sai? A. Muốn ghi dữ liệu vào tệp ở chế độ ghi đè thì ta chọn chế độ ghi là w. B. Dữ liệu để ghi vào tệp có thể là số nguyên, số thực hoặc chuỗi. C. Khi ghi dữ liệu vào tệp ta sử dụng kí tự xuống dòng (\n) để phân biệt các dòng với nhau. D. Dữ liệu ghi vào tệp luôn là chuỗi. Câu 29: Cho đoạn chương trình sau(A là danh sách số nguyên có n phần tử) S=0 for i in range(n): if A[i]>0: S= S+A[i] print(S) Giả sử n = 5 ta có danh sách A như sau: [5, -1, -6, 4, 2]. Khi thực hiện chương trình trên thì kết quả trên màn hình là bao nhiêu? A. 11 B. 7 C. 3 D. -7 Câu 30: Cho đoạn lệnh sau: S= ‘mua xuan cua me’ A= S[4:12] print (A) Kết quả của A là: A. xuan B. mua xuan C. xuan cua D. xuan cua me Câu 31: Cho đoạn chương trình sau: def t(a1,b1) s=a1*b1 return s a= int(input(‘Nhập a:’)) b= int(input(‘Nhập b:’)) print(t(a,b)) Lỗi sai trong đoạn chương trình trên là: A. Thiếu lời gọi hàm. B. Thiếu dấu : cuối dòng đầu tiên của định nghĩa hàm. C. Thiếu biến toàn cục D. Thiếu tham số hình thức. Câu 32: Cho chương trình sau: Trang 3/5 - Mã đề 1
  4. Nếu dữ liệu vào là 100 thì dữ liệu ra là gì? A. 100 B. True C. False D. 50 Câu 33: Giả sử 2 biến xâu S1, S2 đã được khai báo. S= “Mua he den” D=0 n=len(S for i in range(n): if S[i]== ‘e’: D=D+1 print(D) Kết quả xuất hiện trên màn hình là: A. 10 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 34: Để mở tệp baitap.txt ở trong ổ đĩa E:\ để đọc dữ liệu bằng văn bản tiếng Việt Unicode thông dụng hiện nay ta dùng lệnh: A. f = open("E:\baitap.txt", "r", encoding="utf-8") B. f = ("E:\baitap.txt", "r", encoding="utf-8") C. f = read("E:\baitap.txt", "r", encoding="utf-8") D. f = open("baitap.txt", "w", encoding="utf-8") Câu 35: Cho chương trình sau: n=3 # line 1 m=5 # line 2 t=m+n # line 2 f=open(‘D:\songuyen.inp’, ‘w’) # line 4 f.write(str(n)) # line 5 f.write(m) # line 6 f.write(str(t)) # line 7 close(f) #line 8 Chương trình trên có lỗi ở dòng lệnh nào? A. line 4 và line 6 B. line 4 và line 8 C. line 6 và line 8 D. line 4 và line 7 Câu 36: Cho chương trình sau: def f(a, b): a=a*b b = b // 2 t=a+b return t # Chương trình chính t=13 print(f(2,5)) print(t) Giá trị của t xuất hiện trên màn hình là bao nhiêu? A. 7 B. 12 C. 13 D. 11 Câu 37: Cho tệp VANBAN.INP có nội dung như sau: Trang 4/5 - Mã đề 1
  5. Cho chương trình sau: g=open(‘D:\VANBAN.INP’, ‘r’, encoding= ‘utf-8’) a=g.readline().split(‘ ’) print(a) g.close() Sau khi thực hiện chương trình trên, kết quả trên màn hình là: A. Một danh sách mà mỗi phần tử của danh sách là các dòng của tệp, kể cả kí tự xuống dòng \n. B. [‘Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ’] C. [‘Từ’, ‘ấy’, ‘trong’, ‘tôi’, ‘bừng’, ‘nắng’, ‘hạ’] D. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Câu 38: Cho khai báo hàm sau: def f(a,b): if a>b: m=a else: m=b return m #Chương trình chính m=int(input(‘Nhập m:’)) n=int(input(‘Nhập n:’)) p=int(input(‘Nhập p:’)) print(f(p,f(m,n))) Trong chương trình trên hàm f(a,b) được gọi bao nhiêu lần? A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 39: Cho khai báo hàm sau: def f(a,b): if a>b: m=a else: m=b return m #Chương trình chính m=9 n=6 p=15 print(f(p,f(m,n))) Chương trình trên thực hiện bài toán nào? A. Tìm giá trị lớn nhất của 3 số nguyên m, n, p; trong đó có khai báo hàm tìm giá trị lớn nhất của 2 số nguyên. B. Tìm ước chung lớn nhất của 3 số nguyên m, n, p. C. Tính tổng 2 số 3 số nguyên m, n, p; trong đó có khai báo hàm tính tổng 2 số nguyên D. Tìm giá trị nhỏ nhất của 3 số nguyên m, n, p; trong đó có khai báo hàm tìm giá trị nhỏ nhất của 2 số nguyên. Câu 40: Với xâu nhập vào là xâu chuẩn. Cho chương trình sau: S=input(‘Nhập xâu:’) A=S.split(‘ ’) B=A[0] print(B) Chương trình trên thực hiện công việc gì? A. In ra màn hình danh sách được tách ra từ xâu S. B. In ra từ cuối cùng của xâu S C. In ra xâu S D. In ra từ đầu tiên của xâu S ------ HẾT ------ Trang 5/5 - Mã đề 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2