intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập cũng như hệ thống kiến thức môn học, giúp các em tự tin đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM ĐỀ KIỂM TRA HỌC TRƯỜNG PTDTNT THCS & THPT NƯỚC OA KỲ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 (Đề có 4 trang) MÔN TIN HỌC - KHỐI LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) Họ và tên : ............................................................... SBD : ................... Câu 1: Nhận dạng người dùng là chức năng của: A. CSDL B. Hệ quản trị CSDL C. Người đứng đầu tổ chức. D. Người quản trị. Câu 2: Một công ty có hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) được bảo vệ bằng mật khẩu. Tuy nhiên, nhân viên của công ty thường xuyên chia sẻ mật khẩu với nhau để tiện cho việc truy cập. Đâu không phải là hậu quả của vấn đề trên: A. Mật khẩu có thể bị đánh cắp bởi người không được phép truy cập. B. . Hệ thống DBMS có thể bị tấn công và dữ liệu có thể bị đánh cắp. C. Nhân viên có thể bị truy cứu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm bảo mật. D. Người quản lý không cần lo lắng về vấn đề bảo mật. Câu 3: Phát biểu nào trong các phát biểu sau là sai khi nói về miền? A. Mỗi một thuộc tính có thể có hai miền trở lên B. Miền của thuộc tính họ tên thường là kiểu text C. Các miền của các thuộc tính khác nhau không nhất thiết phải khác nhau D. Hai thuộc tính khác nhau có thể cùng miền Câu 4: Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc: A. Liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện B. Định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện C. Xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL D. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu. Câu 5: Phát biểu nào dưới đây không phải là bảo mật thông tin trong hệ CSDL? A. Khống chế số người sử dụng CSDL B. Ngăn chặn các truy cập không được phép C. Hạn chế tối đa các sai sót của người dùng D. Đảm bảo thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn Câu 6: Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ? A. Sắp xếp các bản ghi B. Thêm bản ghi mới C. Kết xuất báo cáo D. Xem dữ liệu Câu 7: Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây: A. Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử. B. Hình ảnh C. Âm thanh D. Chứng minh nhân dân. Câu 8: Hai bảng trong một CSDL quan hệ liên kết với nhau thông qua: A. Thuộc tính của các trường được chọn (không nhất thiết phải là khóa) B. Thuộc tính khóa Trang 1/4 - Mã đề 357
  2. C. Tên trường D. Địa chỉ của các bảng Câu 9: Khái niệm nào sau đây không dùng để mô tả các yếu tố nào sẽ tạo thành mô hình dữ liệu? A. Các thao tác, phép toán trên dữ liệu B. Các ràng buộc dữ liệu C. Cấu trúc dữ liệu D. Liên kết dữ liệu Câu 10: Chọn các phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây? A. Hiệu quả bảo mật phụ thuộc rất nhiều vào các chủ trương, chính sách của chủ sở hữu thông tin và ý thức của người dùng. B. Có thể thực hiện bảo mật bằng giải pháp phần cứng C. Bảo mật hạn chế được thông tin không bị mất hoặc bị thay đổi ngoài ý muốn D. Hiệu quả của bảo mật chỉ phụ thuộc vào hệ QTCSDL và chương trình ứng dụng Câu 11: Khai thác CSDL quan hệ có thể là: A. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường B. Thêm, sửa, xóa bản ghi C. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo Câu 12: Cho các bảng sau: - DanhMucSach(MaSach, TenSach, MaLoai) - LoaiSach(MaLoai, LoaiSach) - HoaDon(MaSach, SoLuong, DonGia) Để biết giá của một quyển sách theo tên quyển sách đó thì cần những bảng nào? A. DanhMucSach, HoaDon B. DanhMucSach, LoaiSach C. HoaDon D. HoaDon, LoaiSach Câu 13: Cho các thao tác sau: B1: Tạo bảng B2: Đặt tên và lưu cấu trúc B3: Chọn khóa chính cho bảng B4: Tạo liên kết Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau: A. B2-B1-B2-B4 B. B1-B2-B3-B4 C. B1-B3-B2-B4 D. B1-B3-B4-B2 Câu 14: Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin? A. Các thông tin sẽ được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá. B. Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin. C. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu. D. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hoá. Câu 15: Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp: A. Tên tài khoản và mật khẩu. B. Chữ ký. C. Hình ảnh. D. Họ tên người dùng. Câu 16: Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu? A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng B. Nhập dữ liệu ban đầu C. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp D. Thêm bản ghi Câu 17: Trong bảng phân quyền, các quyền truy cập dữ liệu, gồm có: A. Đọc dữ liệu Trang 2/4 - Mã đề 357
  3. B. Xem, bổ sung, sửa, xóa và không truy cập dữ liệu C. Xem, sửa, bổ sung và xóa dữ liệu. D. Thêm dữ liệu Câu 18: Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây? A. Tất cả các trường của bảng B. Khóa chính C. Khóa chính và khóa phụ D. Khóa và khóa chính Câu 19: Thuật ngữ “quan hệ” dùng trong hệ CSDL quan hệ là để chỉ đối tượng: A. Kiểu dữ liệu của một thuộc tính B. Hàng C. Bảng D. Cột Câu 20: Thao tác khai báo cấu trúc bảng bao gồm: A. Đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường B. Tạo liên kết giữa các bảng C. Khai báo kích thước của trường, đặt tên các trường và chỉ định kiểu dữ liệu cho mỗi trường D. Khai báo các trường, chỉ định kiểu dữ liệu, tạo liên kết. Câu 21: Người có chức năng phân quyền truy cập là: A. Người viết chương trình ứng dụng. B. Lãnh đạo cơ quan. C. Người quản trị CSDL. D. Người dùng Câu 22: Bảng phân quyền cho phép : A. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống. B. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống. C. Phân các quyền truy cập đối với người dùng D. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL. Câu 23: Một doanh nghiệp triển khai chương trình nâng cao nhận thức về bảo mật thông tin cho nhân viên. Chương trình không nên bao gồm nội dung nào sau đây? A. Mục đích và tầm quan trọng của bảo mật thông tin. B. Các mối đe dọa và rủi ro bảo mật thông tin. C. Các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân và dữ liệu công ty. D. Quy định của luật an ninh mạng về các điều không được làm khi sử dụng Internet. Câu 24: Một hệ thống cơ sở dữ liệu được bảo vệ bằng mật khẩu, nhưng mật khẩu được sử dụng quá đơn giản và dễ đoán. Đâu không phải là hậu quả của vấn đề trên. A. Kẻ tấn công có thể dễ dàng bẻ khóa mật khẩu và truy cập trái phép vào hệ thống. B. Hệ thống có thể bị tấn công và gián đoạn hoạt động. C. Dữ liệu trong hệ thống có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi. D. Người quản trị có thể yên tâm sử dụng hệ thống Câu 25: Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng của một quan hệ trong hệ CSDL quan hệ? A. Mỗi thuộc tính có một tên phân biệt và thứ tự các thuộc tính là quan trọng B. Các bộ là phân biệt và thứ tự các bộ không quan trọng C. Quan hệ không có thuộc tính đa trị hay phức tạp D. Tên của các quan hệ có thể trùng nhau Câu 26: Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải: A. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu. B. Phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật. C. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán. D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên. Câu 27: Để nâng cao hiệu quả của việc bảo mật, ta cần phải: Trang 3/4 - Mã đề 357
  4. A. Thường xuyên thay đổi các tham số của hệ thống bảo vệ B. Thường xuyên sao chép dữ liệu C. Thường xuyên nâng cấp phần cứng, phần mềm D. Nhận dạng người dùng bằng mã hoá Câu 28: Thao tác nào sau đây không thuộc loại tạo lập CSDL quan hệ? A. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng B. Nhập dữ liệu ban đầu C. Chọn khoá chính D. Tạo cấu trúc bảng Câu 29: Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý: A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung. B. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá. C. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá. D. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem. Câu 30: Chỉnh sửa dữ liệu là: A. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính của một bộ B. Xoá một số thuộc tính C. Xoá một số quan hệ D. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2