intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Quế Sơn, Quảng Nam

  1. TRƯỜNG THPT QUẾ SƠN KIỂM TRA KỲ II- NĂM HỌC 2023-2024 TỔ: TOÁN - TIN Môn: TIN HỌC – Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 4 trang) MÃ ĐỀ: 903 Câu 1. Trong một trường THPT có xây dựng một CSDL quản lý điểm Học Sinh. Người Quản trị CSDL có phân quyền truy cập cho các đối tượng truy cập vào CSDL. Theo em cách phân quyền nào dưới đây hợp lý? A. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung; BGH: Xem, sửa, xoá. B. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xóa; BGH: Xem, Bổ sung. C. HS: Xem, Xoá; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem, Bổ sung, sửa, xoá. D. HS: Xem; GVBM: Xem, Bổ sung, sửa, xoá; BGH: Xem. Câu 2. Chỉnh sửa dữ liệu là công việc nào? A. Xoá một số thuộc tính. B. Thay đổi các giá trị của một vài thuộc tính. C. Xoá một số quan hệ. D. Xoá giá trị của một vài thuộc tính của một bộ. Câu 3. Các yếu tố tham gia trong việc bảo mật hệ thống như mật khẩu, mã hoá thông tin cần phải: A. Chỉ nên thay đổi nếu người dùng có yêu cầu. B. Không được thay đổi để đảm bảo tính nhất quán. C. Phải thường xuyên thay đổi để tằng cường tính bảo mật. D. Chỉ nên thay đổi một lần sau khi người dùng đăng nhập vào hệ thống lần đầu tiên. Câu 4. Trong bảng phân quyền, các quyền truy cập dữ liệu, gồm có các nhiệm vụ. A. Thêm dữ liệu. B. Xem, sửa, bổ sung và xóa dữ liệu. C. Xem, bổ sung, sửa, xóa và không truy cập dữ liệu. D. Đọc dữ liệu. Câu 5. Thao tác nào sau đây không là khai thác CSDL quan hệ? A. Sắp xếp các bản ghi. B. Xem dữ liệu. C. Kết xuất báo cáo. D. Thêm bản ghi mới. Câu 6. Thông thường, người dùng muốn truy cập vào hệ CSDL cần cung cấp? A. Họ tên người dùng. B. Hình ảnh. C. Chữ ký. D. Tên tài khoản, mật khẩu. Câu 7. Việc đầu tiên để tạo lập một CSDL quan hệ là : A. Tạo ra một hay nhiều báo cáo. B. Tạo ra một hay nhiều bảng. C. Tạo ra một hay nhiều biểu mẫu. D. Tạo ra một hay nhiều mẫu hỏi. Câu 8. Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mã hoá thông tin? A. Mã hoá thông tin để giảm khả năng rò rỉ thông tin. B. Nén dữ liệu cũng góp phần tăng cường tính bảo mật của dữ liệu. C. Các thông tin quan trọng và nhạy cảm nên lưu trữ dưới dạng mã hoá. D. Các thông tin được an toàn tuyệt đối sau khi đã được mã hoá. Mã đề 903 Trang 1/4
  2. Câu 9. Nhận dạng người dùng là chức năng của thành phần nào? A. Người quản trị. B. CSDL. C. Người đứng đầu tổ chức. D. Hệ quản trị CSDL. Câu 10. Để nhận dạng người dùng khi đăng nhập vào CSDL, ngoài mật khẩu người ta còn dùng các cách nhận dạng nào sau đây? A. Giọng nói, dấu vân tay, võng mạc, chữ ký điện tử. B. Hình ảnh. C. Âm thanh. D. Chứng minh nhân dân. Câu 11. Câu nào sai trong các câu dưới đây khi nói về chức năng lưu biên bản hệ thống? A. Cho biết số lần truy cập vào hệ thống, vào từng thành phần của hệ thống, vào từng yêu cầu tra cứu. B. Cho thông tin về một số lần cập nhật cuối cùng. C. Lưu lại các thông tin cá nhân của người cập nhật. D. Lưu lại nội dung cập nhật, người thực hiện, thời điểm cập nhật. Câu 12. Bảng phân quyền cho phép thực hiện việc gì trong các công việc sau? A. Giúp người quản lí xem được các đối tượng truy cập hệ thống. B. Đếm được số lượng người truy cập hệ thống. C. Phân các quyền truy cập đối với người dùng. D. Giúp người dùng xem được thông tin CSDL. Câu 13. Thao tác không nằm trong mục khai báo cấu trúc bảng? A. Chỉ định kiểu dữ liệu cho trường. B. Khai báo kích thước của trường. C. Đặt tên các trường. D. Đặt tên bảng. Câu 14. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ? A. Bảng phân quyền truy cập cũng là dữ liệu của CSDL. B. Dựa trên bảng phân quyền để trao quyền truy cập khác nhau. C. Mọi người đều có thể truy cập, bổ sung và thay đổi bảng phân quyền. D. Bảng phân quyền không giới thiệu công khai cho mọi người biết. Câu 15. Xoá bản ghi là thực hiện? A. Xoá một hoặc một số bộ của bảng. B. Xoá một hoặc một số thuộc tính của bảng. C. Xoá một hoặc một số quan hệ. D. Xoá một hoặc một số cơ sở dữ liệu. Câu 16. Thao tác nào sau đây không phải là thao tác cập nhật dữ liệu? A. Sao chép CSDL thành bản sao dự phòng. B. Thêm bản ghi. C. Nhập dữ liệu ban đầu. D. Sửa những dữ liệu chưa phù hợp. Câu 17. Cho các thao tác sau: B1: Tạo bảng B2: Đặt tên và lưu cấu trúc B3: Chọn khóa chính cho bảng B4: Tạo liên kết Khi tạo lập CSDL quan hệ ta thực hiện lần lượt các bước sau: A. B1-B3-B4-B2. B. B2-B1-B2-B4. C. B1-B3-B2-B4. D. B1-B2-B3-B4. Câu 18. Thao tác nào sau đây không thuộc giai đoạn tạo lập CSDL quan hệ? A. Tạo cấu trúc bảng. B. Chọn khoá chính. C. Nhập dữ liệu ban đầu. D. Ðặt tên bảng và lưu cấu trúc bảng. Mã đề 903 Trang 1/4
  3. Câu 19. Trong quá trình tạo cấu trúc của một bảng, khi tạo một trường, việc nào sau đây không nhất thiết phải thực hiện? A. Mô tả nội dung của trường. B. Đặt kích thước của trường. C. Chọn kiểu dữ liệu. D. Các tên của các trường cần phân biệt. Câu 20. Câu nào sai trong các câu dưới đây? A. Không nên thay đổi mật khẩu vì dễ quên. B. Thay đổi mật khẩu để tăng cường khả năng bảo vệ mật khẩu. C. Nên thường xuyên thay đổi mật khẩu. D. Hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng cách thay đổi mật khẩu. Câu 21. Khi muốn sửa đổi thiết kế báo cáo, ta chọn báo cáo rồi nháy nút: A. B. C. D. Câu 22. : Khi cập nhật dữ liệu vào bảng, ta không thể để trống trường nào sau đây? A. Tất cả các trường của bảng. B. Khóa chính. C. Khóa và khóa chính. D. Trường số thứ tự. Câu 23. Tìm phương án sai. Thao tác sắp xếp bản ghi: A. Không làm thay đổi vị trí các bản ghi trên bảng. B. Có thể thực hiện sắp xếp trên một vài trường với mức ưu tiên khác nhau. C. Có thể thực hiện sắp xếp trên một trường. D. Không thể lưu trữ dữ liệu sau khi sắp xếp các bản ghi theo yêu cầu. Câu 24. Khai thác CSDL quan hệ là các công việc nào sau đây? A. Tạo bảng, chỉ định khóa chính, tạo liên kết. B. Thêm, sửa, xóa bản ghi. C. Đặt tên trường, chọn kiểu dữ liệu, định tính chất trường. D. Sắp xếp, truy vấn, xem dữ liệu, kết xuất báo cáo . Câu 25. Để tính trung bình điểm toán theo tổ ta chọn hàm nào trong các hàm sau: A. SUM. B. MIN. C. COUNT. D. AVG. Câu 26. Báo cáo không thể thực hiện được việc gì trong các việc sau? A. Báo cáo thường được in ra hay hiển thị trên màn hình theo khuôn mẫu. B. Báo cáo có thể dùng để nhập dữ liệu hạn chế việc sai sót. C. Báo cáo có thể xây dựng dựa trên các truy vấn. D. Báo cáo có thể tập hợp dữ liệu theo các tiêu chí. Câu 27. Hai bảng trong một CSDL quan hệ được liên kết với nhau bởi các khóa. Điều khẳng định nào sau đây là đúng? A. Các khóa liên kết phải có ít nhất một khóa là khóa chính ở một bảng nào đó. B. Các khóa liên kết phải là khóa chính của mỗi bảng. C. Trong các khóa liên kết có thể không có khóa chính nào tham gia. D. Chọn một khóa bất kì để tạo liên kết. Câu 28. Về mặt cấu trúc, dữ liệu được thể hiện trong đối tượng nào sau đây? A. Record. B. Table. C. Field. D. Report. Câu 29. Phát biểu nào về hệ QTCSDL quan hệ là đúng? A. Phần mềm dùng để tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL quan hệ. B. Phần mềm Microsoft Access. C. Phần mềm dùng để xây dựng các CSDL quan hệ. D. Phần mềm để giải các bài toán quản lí có chứa các quan hệ giữa các dữ liệu. Mã đề 903 Trang 1/4
  4. Câu 30. Trong mô hình quan hệ, về mặt cấu trúc các bảng bao gồm những thành phần nào: A. Chỉ có cột. B. Gồm các hàng. C. Chỉ có hàng. D. Gồm các hàng và cột. Câu 31. Sau khi tạo cấu trúc cho bảng thì: A. Phải cập nhật dữ liệu vì cấu trúc của bảng không thể sửa đổi. B. Lưu lại cấu trúc và nhập dữ liệu sau. C. Phải nhập dữ liệu ngay. D. Không thể sửa lại cấu trúc. Câu 32. Khi xác nhận các tiêu chí truy vấn thì hệ QTCSDL sẽ không thực hiện công việc: A. Xoá vĩnh viễn một số bản ghi không thoả mãn điều kiện trong CSDL. B. Thiết lập mối quan hệ giữa các bảng để kết xuất dữ liệu. C. Liệt kê tập con các bản ghi thoả mãn điều kiện. D. Định vị các bản ghi thoả mãn điều kiện Câu 33. Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau? A. Lưu báo cáo để sử dụng nhiều lần. B. Có thể chèn hình ảnh cho báo cáo thêm sinh động. C. Có thể định dạng kiểu chữ, cỡ chữ cho các tiêu đề và dữ liệu trong báo cáo. D. Báo cáo tạo bằng thuật sĩ đạt yêu cầu về hình thức. Câu 34. Khi cần in dữ liệu theo một mẫu cho trước, cần sử dụng đối tượng nào? A. Bảng. B. Báo cáo. C. Biểu mẫu. D. Mẫu hỏi. Câu 35. Để làm việc với báo cáo, chọn đối tượng nào trong bảng chọn đối tượng? A. Forms. B. Reports. C. Tables. D. Queries. Câu 36. Mô hình nào sau đây không có trong các mô hình dữ liệu đã học? A. Mô hình phân cấp. B. Mô hình hướng đối tượng. C. Mô hình quan hệ. D. Mô hình tập trung. Câu 37. Khi tạo liên kết cho các bảng, trường liên kết giữa các bảng phải đảm bảo: A. Chỉ cần giống nhau về tên. B. Chỉ cần giống nhau về kiểu dữ liệu. C. Có cùng kiểu dữ liệu. D. Giống nhau về tên trường và kiểu dữ liệu. Câu 38. Truy vấn cơ sở dữ liệu là gì? A. Là một đối tượng có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ. B. Là yêu cầu máy thực hiện lệnh gì đó. C. Là một dạng bộ lọc, chỉ trên một bảng. D. Là một dạng bộ lọc; có khả năng thu thập thông tin từ nhiều bảng trong một CSDL quan hệ. Câu 39. Khi dùng thuật sĩ để tạo báo cáo ta chọn lệnh nào trong các lệnh sau: A. Create report by using wizard. B. Create query in design view. C. Create query by using wizard. D. Create report in design view. Câu 40. Mô hình DLQH được E.F. Codd đề xuất vào năm nào? A. 1973. B. 1971. C. 1970. D. 1972. ------ HẾT ------ Mã đề 903 Trang 1/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2