intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu, Hội An

  1. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÃ ĐỀ A MÔN: TIN HỌC – LỚP 6 (Đề gồm có 2 trang) Thời gian: 30 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ........................................................................... Lớp : ..................................................... I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Chọn đáp án đúng và trả lời vào giấy làm bài, ví dụ 1A, Câu 1: Bạn thân của em có chia sẻ cho em một video có hình ảnh bạo lực của một nhóm bạn trong lớp. Em nên làm gì? A. Chia sẻ video cho các bạn khác. B. Đóng video lại và coi như không có chuyện gì. C. Thông báo cho thầy cô về video đó. D. Mở video đó ra xem và thảo luận với các bạn khác. Câu 2: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình? A. Sử dụng chung một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. B. Đặt mật khẩu dễ đoán để khỏi quên. C. Cho bạn thân của em biết để đề phòng quên mất còn hỏi bạn. D. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về việc tạo sơ đồ tư duy tốt? A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn. B. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. C. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào chủ đề chính. D. Nên sử dụng từ ngữ ngắn gọn, gợi nhớ đến nội dung. Câu 4: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là gì? A. Nhấn phím Enter. B. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản. C. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph. D. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản. Câu 5: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản? A. Căn lề giữa. B. Thêm hình ảnh. C. Chọn chữ màu xanh. D. Thay đổi kiểu chữ. Câu 6: Tác dụng của nút lệnh là gì? A. Căn thẳng lề trái. B. Căn thẳng lề phải. C. Căn giữa. D. Căn thẳng 2 lề. Câu 7: Trong định dạng trang văn bản Word, lệnh Landscape dùng để làm gì? A. Chọn hướng trang đứng. B. Chọn lề trang. C. Chọn hướng trang ngang. D. Chọn lề đoạn văn bản. Câu 8. Muốn xóa một số hàng trong bảng, sau khi chọn các hàng cần xóa, em thực hiện lệnh nào sau đây? A. Delete Cells. B. Delete Table. C. Delete Rows. D. Delete. Câu 9. Trong thẻ ngữ cảnh Table Tools/Layout, lệnh Insert Right có ý nghĩa gì ? A. Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. B. Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. C. Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. D. Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn. Câu 10: Lệnh Replace được sử dụng khi nào?
  2. A. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản. B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản. C. Khi cần thay đổi phông chữ của văn bản. D. Khi muốn định dạng chữ in nghiêng cho một đoạn văn bản. Câu 11: Hãy sắp xếp các bước sau theo trình tự thực hiện thay thế từ hoặc cụm từ trong chương trình soạn thảo văn bản. 1. Trong nhóm lệnh Editing ở thẻ Home, chọn Replace. 2. Gõ từ hoặc cụm từ để thay thế. 3. Chọn Replace hoặc Replace all để thay thế lần lượt hoặc tất cả các từ trong toàn bộ văn bản. 4. Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm. A. 1-2-3-4. B. 1-4-2-3. C. 4-3-2-1. D. 3-4-1-2. Câu 12: Thuật toán là gì? A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề. B. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề. C. Một ngôn ngữ lập trình. D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu. Câu 13: Thuật toán có thể được mô tả bằng A. ngôn ngữ viết. B. ngôn ngữ kí hiệu. C. ngôn ngữ logic toán học. D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối. Câu 14: Sơ đồ khối của thuật toán là A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính. B. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng. C. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện. D. ngôn ngữ tự nhiên. Câu 15: Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa gì? A. Bắt đầu hoặc kết thúc. B. Chỉ hướng thực hiện tiếp theo. C. Bước xử lí. D. Đầu vào hoặc đầu ra. Câu 16: Mô tả nào dưới đây là một thuật toán? A. Một bản nhạc hay. B. Một bức tranh đầy màu sắc. C. Một hướng dẫn các bước để làm món bánh. D. Một bài thơ lục bát. Câu 17: Đâu không phải là phần mềm chuyên dùng để tạo sơ đồ tư duy? A. Microsoft Word. B. MindMaple Lite. C. Mind Manager. D. iMindMap. Câu 18: Các lệnh tìm kiếm và thay thế thuộc nhóm lệnh nào ở thẻ Home? A. Paragraph. B. Font. C. Editing. D. Clipboard. Câu 19: Để gộp các ô trong bảng em sử dụng lệnh nào? A. Merge Cells. B. Split Cells. C. Split Cells. D. Delete. Câu 20: Để tạo bìa cho một tài liệu, trong thẻ Insert em sử dụng lệnh nào?
  3. A. Cover Page. B. Table. C. Blank Page. D. Pictures. II. TỰ LUẬN (2 điểm): Em hãy mô tả thuật toán tính trung bình cộng của 2 số a, b bằng sơ đồ khối. ---- HẾT----
  4. UBND THÀNH PHỐ HỘI AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU NĂM HỌC: 2023 – 2024 MÃ ĐỀ B MÔN: TIN HỌC – LỚP 6 (Đề gồm có 2 trang) Thời gian: 30 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ........................................................................... Lớp : ..................................................... I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm): Chọn đáp án đúng và trả lời vào giấy làm bài, ví dụ 1A, Câu 1: Bạn thân của em có chia sẻ cho em một video có hình ảnh bạo lực của một nhóm bạn trong lớp. Em nên làm gì? A. Chia sẻ video cho các bạn khác. B. Thông báo cho thầy cô về video đó. C. Đóng video lại và coi như không có chuyện gì. D. Mở video đó ra xem và thảo luận với các bạn khác. Câu 2: Em nên làm gì với các mật khẩu dùng trên mạng của mình? A. Sử dụng chung một mật khẩu cho tất cả các tài khoản. B. Đặt mật khẩu dễ đoán để khỏi quên. C. Thay đổi mật khẩu thường xuyên và không cho ai biết. D. Cho bạn thân của em biết để đề phòng quên mất còn hỏi bạn. Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng về việc tạo sơ đồ tư duy tốt? A. Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng nên tô màu đậm hơn và kích thước dày hơn. B. Nên bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm. C. Không nên sử dụng màu sắc trong sơ đồ tư duy vì màu sắc làm người xem mất tập trung vào chủ đề chính. D. Nên sử dụng từ ngữ ngắn gọn, gợi nhớ đến nội dung. Câu 4: Việc phải làm đầu tiên khi muốn thiết lập định dạng cho một đoạn văn bản là gì? A. Nhấn phím Enter. B. Cần phải chọn toàn bộ đoạn văn bản. C. Vào thẻ Home, chọn nhóm lệnh Paragraph. D. Đưa con trỏ soạn thảo vào vị trí bất kì trong đoạn văn bản. Câu 5: Thao tác nào không phải là thao tác định dạng văn bản? A. Căn lề giữa. B. Thêm hình ảnh. C. Thay đổi kiểu chữ. D. Chọn chữ màu xanh. Câu 6: Tác dụng của nút lệnh là gì? A. Căn thẳng lề phải. B. Căn thẳng lề trái. C. Căn giữa. D. Căn thẳng 2 lề. Câu 7: Trong định dạng trang văn bản Word, lệnh Landscape dùng để làm gì? A. Chọn hướng trang ngang. B. Chọn lề trang. C. Chọn hướng trang đứng. D. Chọn lề đoạn văn bản. Câu 8. Muốn xóa một số hàng trong bảng, sau khi chọn các hàng cần xóa, em thực hiện lệnh nào sau đây? A. Delete Cells. B. Delete Rows. C. Delete Table. D. Delete. Câu 9. Trong thẻ ngữ cảnh Table Tools/Layout, lệnh Insert Left có ý nghĩa gì ? A. Chèn thêm hàng vào phía dưới hàng đã chọn. B. Chèn thêm hàng vào phía trên hàng đã chọn. C. Chèn thêm cột vào phía bên trái cột đã chọn. D. Chèn thêm cột vào phía bên phải cột đã chọn. Câu 10: Lệnh Find được sử dụng khi nào?
  5. A. Khi muốn thay thế một từ hoặc cụm từ trong văn bản. B. Khi muốn tìm kiếm một từ hoặc cụm từ trong văn bản. C. Khi cần thay đổi phông chữ của văn bản. D. Khi muốn định dạng chữ in nghiêng cho một đoạn văn bản. Câu 11: Hãy sắp xếp các bước sau theo trình tự thực hiện thay thế từ hoặc cụm từ trong chương trình soạn thảo văn bản. 1. Trong nhóm lệnh Editting ở thẻ Home, chọn Replace. 2. Gõ từ hoặc cụm từ để thay thế. 3. Chọn Replace hoặc Replace all để thay thế lần lượt hoặc tất cả các từ trong toàn bộ văn bản. 4. Gõ từ hoặc cụm từ cần tìm kiếm. A. 1-2-3-4. B. 1-4-2-3. C. 4-3-2-1. D. 3-4-1-2. Câu 12: Thuật toán là gì? A. Các mô hình và xu hướng được sử dụng để giải quyết vấn đề. B. Một ngôn ngữ lập trình. C. Một dãy các chỉ dẫn từng bước để giải quyết vấn đề. D. Một thiết bị phần cứng lưu trữ dữ liệu. Câu 13: Thuật toán có thể được mô tả bằng A. ngôn ngữ viết. B. ngôn ngữ kí hiệu. C. ngôn ngữ logic toán học. D. ngôn ngữ tự nhiên (liệt kê các bước) và sơ đồ khối. Câu 14: Sơ đồ khối của thuật toán là A. ngôn ngữ giao tiếp giữa người và máy tính. B. một biểu đồ gồm các đường cong và các mũi tên chỉ hướng. C. ngôn ngữ tự nhiên. D. một sơ đồ gồm các hình mô tả các bước và đường mũi tên để chỉ hướng thực hiện. Câu 15: Trong thuật toán, biểu tượng dưới đây có nghĩa gì? A. Đầu vào hoặc đầu ra. B. Chỉ hướng thực hiện tiếp theo. C. Bước xử lí. D. Bắt đầu hoặc kết thúc. Câu 16: Mô tả nào dưới đây là một thuật toán? A. Một hướng dẫn các bước để làm món bánh. B. Một bức tranh đầy màu sắc. C. Một bản nhạc hay. D. Một bài thơ lục bát. Câu 17: Đâu không phải là phần mềm chuyên dùng để tạo sơ đồ tư duy? A. Mind Manager. B. MindMaple Lite. C. Microsoft Word. D. iMindMap. Câu 18: Các lệnh tìm kiếm và thay thế thuộc nhóm lệnh nào ở thẻ Home? A. Editing. B. Font. C. Paragraph. D. Clipboard. Câu 19: Để gộp các ô trong bảng em sử dụng lệnh nào? A. Split Cells. B. Merge Cells. C. Split Cells. D. Delete. Câu 20: Để tạo bìa cho một tài liệu, trong thẻ Insert em sử dụng lệnh nào?
  6. A. Blank Page. B. Table. C. Cover Page. D. Pictures. II. TỰ LUẬN (2 điểm): Em hãy mô tả thuật toán tính tổng của 2 số a, b bằng sơ đồ khối. ---- HẾT----
  7. III. THỰC HÀNH (3 điểm) Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản word, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: a) Tạo bìa cho một cuốn sổ tay học tập. (1 điểm) b) Chỉnh sửa, chèn thêm nội dung cho trang bìa như tiêu đề trang bìa, hình ảnh, tên học sinh, năm học, câu châm ngôn hoặc trích dẫn tạo động lực học tập. Thực hiện định dạng các nội dung cho phù hợp, đẹp mắt. (2 điểm) UBND THÀNH PHỐ HỘI AN TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU MÃ ĐỀ A UBND THÀNH PHỐ HỘI AN TRƯỜNG THCS NGUYỄN DUY HIỆU MÃ ĐỀ B III. THỰC HÀNH (3 điểm) Sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản word, em hãy thực hiện các yêu cầu sau: a) Tạo bìa cho một cuốn sổ tay lưu giữ kỉ niệm của lớp em. (1 điểm) b) Chỉnh sửa, chèn thêm nội dung cho trang bìa như tiêu đề trang bìa, hình ảnh, tên học sinh, năm học, một câu nói hoặc trích dẫn liên quan. Thực hiện định dạng các nội dung cho phù hợp, đẹp mắt. (2 điểm)
  8. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2- NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN TIN HỌC 6 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 u Đá C D C B C A C C D A B B D C A C A C A A p án II. TỰ LUẬN Vẽ được sơ đồ khối như hình dưới. Mỗi hình khối mô tả đúng được 0.4 điểm. III. THỰC HÀNH. Học sinh tạo được 3 trang chiếu theo yêu cầu: a) Tạo được trang bìa (1 điểm). b) Chèn được các nội dung trên trang bìa. (1 điểm). Định dạng phù hợp (1 điểm).
  9. ĐÁP ÁN – HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2- NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN TIN HỌC 6 ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM Câ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 u Đá B C C D D B C B C B B C D D D A C C B C p án II. TỰ LUẬN Vẽ được sơ đồ khối như hình dưới. Mỗi hình khối mô tả đúng được 0.4 điểm. Học sinh có thể mô tả các bước xử lí khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa. III. THỰC HÀNH. Học sinh tạo được 3 trang chiếu theo yêu cầu: a) Tạo được trang bìa (1 điểm). b) Chèn được các nội dung trên trang bìa. (1 điểm). Định dạng phù hợp (1 điểm).
  10. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN TIN HỌC 6 Mức độ Tổng TT Nội nhận % điểm Chương/ dung/đơn thức chủ đề vị kiến Nhận biết Thông Vận dụng Vận dụng thức hiểu cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL 1 Chủ đề 4: Bài 9: Đạo đức, An toàn pháp luật thông tin 0.5 điểm và văn 2 trên 5% hóa trong môi Internet trường số Chủ đề 5: Bài 10: Ứng dụng 0.5 điểm Sơ đồ tư 2 5% tin học duy 2 Bài 11: Định 3 điểm 4 1 dạng văn 30% bản Bài 12: Trình bày 0.75 điểm 3 thông tin 7.5% ở dạng bảng Bài 13: Tìm 0.75 điểm 3 kiếm và 7.5% thay thế Bài 14: 1 1 1.25 điểm 12.5%
  11. Thực hành tổng hợp. Chủ đề 6: Bài 15: Giải Thuật quyết vấn toán 3,25 điểm đề với sự 5 1 32.5% trợ giúp của máy tính Tổng 16 0 4 1 0 1 0 1 23 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100% Tỉ lệ chung 40% 100% BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: TIN HỌC LỚP 6 Chương/ Nội dung/ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chủ đề Đơn vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 4: Đạo Bài 9: An toàn Nhận biết đức, pháp luật và thông tin trên – Nêu được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi tham gia Internet. văn hóa trong Internet – Nêu được một vài cách thông dụng để bảo vệ, chia sẻ thông tin của bản môi trường số thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp. – Nêu được một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet. Thông hiểu – Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và 2 pháp của thông tin hợp 1 cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh hoạ. (TN) – Nhận diện được một số thông điệp (chẳng hạn email, yêu cầu kết bạn, lời mời tham gia câu lạc bộ, ...) lừa đảo hoặc mang nội dung xấu. Vận dụng – Thực hiện được một số biện pháp cơ bản để phòng ngừa tác hại khi tham gia Internet với sự hướng dẫn của giáo viên. – Thực hiện được các thao tác để bảo vệ thông tin và tài khoản cá nhân
  12. Chương/ Nội dung/ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chủ đề Đơn vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 5: Ứng Sơ đồ tư duy và Thông hiểu 2 (TN) dụng tin học phần mềm sơ đồ – Giải thích được lợi ích của sơ đồ tư duy, nêu được nhu cầu sử dụng phần tư duy mềm sơ đồ tư duy trong học tập và trao đổi thông tin. Vận dụng – Sắp xếp được một cách logic và trình bày được dưới dạng sơ đồ tư duy các ý tưởng, khái niệm. Vận dụng cao – Sử dụng được phần mềm để tạo sơ đồ tư duy đơn giản phục vụ học tập và trao đổi thông tin. Nhận biết 11 (TN) Soạn thảo văn – Nhận biết được tác dụng của công cụ căn lề, định dạng, tìm kiếm, thay thế 2 trong phần mềm soạn thảo văn bản. 1(TH) 1(TH) bản cơ bản – Nêu được các chức năng đặc trưng của những phần mềm soạn thảo văn bản. Vận dụng – Thực hiện được việc định dạng văn bản, trình bày trang văn bản và in. – Sử dụng được công cụ tìm kiếm và thay thế của phần mềm soạn thảo. – Trình bày được thông tin ở dạng bảng. Vận dụng cao Soạn thảo được văn bản phục vụ học tập và sinh hoạt hàng ngày. Chủ đề 6: Giải Khái niệm thuật Nhận biết quyết vấn đề với toán và biểu diễn – Nêu được khái niệm thuật toán. sự trợ giúp của thuật toán – Biết được chương trình là mô tả một thuật toán để máy tính “hiểu” và thực máy tính hiện được. Thông hiểu 5(TN) 1(LT) – Nêu được một vài ví dụ minh hoạ về thuật toán. Vận dụng – Mô tả được thuật toán đơn giản có các cấu trúc tuần tự, rẽ nhánh và lặp dưới dạng liệt kê hoặc sơ đồ khối
  13. Chương/ Nội dung/ Mức độ đánh Số câu hỏi theo mức độ nhận thức TT Chủ đề Đơn vị kiến thức giá Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao 4 TN Tổng 16 TN 1TH 1 TH 1 LT Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% Tỉ lệ chung 70% 30%
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2