SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
QUẢNG NAM<br />
<br />
KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2017-2018<br />
Môn: VẬT LÍ – Lớp 10<br />
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
<br />
MÃ ĐỀ: 203<br />
(Đề này gồm 2 trang)<br />
A/ TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)<br />
Câu 1. Tính chất nào dưới đây là tính chất của chất rắn vô định hình?<br />
A. Có tính đẳng hướng.<br />
B. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.<br />
C. Có dạng hình học xác định.<br />
D. Có cấu trúc tinh thể.<br />
Câu 2. Khi nói về nội năng. Phát biểu nào sau đây không đúng ?<br />
A. Nội năng là một dạng năng lượng.<br />
B. Nội năng là nhiệt lượng.<br />
C. Nội năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác.<br />
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, giảm đi.<br />
Câu 3. Khi nói về sự sôi của chất lỏng, phát biểu nào sau đây là không đúng?<br />
A. Áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng càng nhỏ, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.<br />
B. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng gọi là sự<br />
sôi.<br />
C. Dưới áp suất chuẩn, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không thay đổi.<br />
D. Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất chất khí ở phía trên mặt chất lỏng.<br />
Câu 4. Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?<br />
A. Đường thẳng song song với trục tung Op.<br />
B. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0.<br />
C. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.<br />
D. Đường hypebol.<br />
Câu 5. Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 90J. Khí nở ra thực hiện công 60J đẩy<br />
pittông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là<br />
A. 20J.<br />
B. 40J.<br />
C. 30J.<br />
D. 50J.<br />
Câu 6. Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m trong thời gian<br />
45 giây. Động năng của vận động viên có giá trị nào sau đây?<br />
A. 315J.<br />
B. 875J.<br />
C. 140J.<br />
D. 560J.<br />
<br />
<br />
Câu 7. Động lượng p của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng<br />
được xác định bởi công thức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
A. p m .v .<br />
B. p m .v .<br />
C. p m .v .<br />
D. p m .v .<br />
Câu 8. Khi nói về chuyển động của các phân tử ở thể khí. Tính chất nào sau đây không đúng?<br />
A. Chuyển động hỗn loạn.<br />
B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.<br />
C. Chuyển động không ngừng.<br />
D. Chuyển động xung quanh các vị trí cân bằng cố định.<br />
2<br />
2<br />
Câu 9. Biểu thức p p1 p 2 là biểu thức tính động lượng của hệ hai vật trong trường hợp hai<br />
vectơ vận tốc của chúng<br />
A. cùng hướng.<br />
B. ngược hướng.<br />
C. hợp với nhau một góc 600.<br />
D. vuông góc với nhau.<br />
Câu 10. Áp suất p và thể tích V của một lượng khí nhất định. Hệ thức nào sau đây là hệ thức của<br />
định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt?<br />
<br />
Trang 1/2- Mã đề 203<br />
<br />
A. p1V2 p2V1 .<br />
<br />
B. pV hằng số.<br />
<br />
p<br />
hằng số.<br />
C. V<br />
<br />
D. p ~ V.<br />
<br />
Câu 11. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì Q và A trong hệ thức U A Q<br />
phải có giá trị nào sau đây?<br />
A. Q > 0 và A < 0.<br />
B. Q < 0 và A > 0.<br />
C. Q > 0 và A> 0. D. Q < 0 và A < 0.<br />
Câu 12. Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định thì<br />
A. áp suất tỉ lệ nghịch nhiệt độ tuyệt đối.<br />
B. áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.<br />
C. thể tích tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối.<br />
D. thể tích tỉ lệ nghịch với nhiệt độ tuyệt đối.<br />
Câu 13. Độ nở dài l của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức nào sau đây?<br />
( là hệ số nở dài, t là độ tăng nhiệt độ, l0 độ dài ban đầu, l là độ dài ở nhiệt độ t)<br />
A. l l l0 l0 t .<br />
B. l l l0 l0t .<br />
C. l l l0 l0 t .<br />
D. l l l0 l0 .<br />
Câu 14. Sự nở khối là sự tăng<br />
A. chiều dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng.<br />
B. thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng.<br />
C. kích thước của vật rắn khi tác dụng lực.<br />
D. chiều dài của vật rắn khi tác dụng lực kéo.<br />
Câu 15. Công có thể biểu thị bằng tích của<br />
A. năng lượng và khoảng thời gian.<br />
B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.<br />
C. lực và quãng đường đi được.<br />
D. lực và vận tốc.<br />
B/ TỰ LUẬN: (5,0 điểm).<br />
Bài 1 (2 điểm). Một xilanh chứa 180 cm3 khí lý tưởng ở áp suất 1,5 atm có nhiệt độ 270 C.<br />
a/ Pit-tông nén khí trong xi lanh xuống còn 150 cm3 thì áp suất trong xi lanh lúc này bằng bao<br />
nhiêu? Coi nhiệt độ không đổi.<br />
b/ Khi nén khí trong xilanh mà áp suất tăng đến 2,5atm còn thể tích giảm đến 90cm3. Tính nhiệt<br />
độ lúc này.<br />
Bài 2 (3 điểm). Một vật có khối lượng m = 2 kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh B của mặt phẳng<br />
nghiêng BC dài 2 m, cao 0,8 m so với mặt phẳng ngang CD. Bỏ qua ma sát trên mặt phẳng<br />
nghiêng BC. Lấy g=10 m/s2. Chọn mốc thế năng tại C.<br />
a/ Tính cơ năng của vật tại B?<br />
b/ Tính vận tốc của vật tại H là trung điểm BC ?<br />
c/ Khi đến C vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang CD có hệ số ma sát 0,2. Tại N cách<br />
C một đoạn 3m đặt vật M= 6 kg, đang đứng yên, vật m chuyển động đến va chạm mềm với M.<br />
Tính tốc độ của hai vật ngay sau va chạm?<br />
<br />
----------------------------------- HẾT -----------------------------------<br />
<br />
Trang 2/2- Mã đề 203<br />
<br />
CÂU<br />
ĐÁP<br />
ÁN<br />
<br />
1<br />
A<br />
<br />
2<br />
B<br />
<br />
3<br />
A<br />
<br />
4<br />
C<br />
<br />
5<br />
C<br />
<br />
6<br />
D<br />
<br />
STT<br />
<br />
ĐÁP ÁN<br />
7<br />
8<br />
D<br />
D<br />
<br />
9<br />
D<br />
<br />
10<br />
B<br />
<br />
11<br />
A<br />
<br />
12<br />
B<br />
<br />
13<br />
C<br />
<br />
14<br />
B<br />
<br />
Nội dung<br />
<br />
Điểm<br />
<br />
a.(1đ)<br />
- Viết đúng công thức p1V1 p 2V2 ………………………<br />
<br />
0,5<br />
<br />
- Thay số tính được p2=1,8atm ……………………………………………<br />
Bài 1<br />
2đ<br />
<br />
b.(1đ). Viết được công thức<br />
Thay số tính đúng<br />
<br />
p1V1 p 2V2<br />
<br />
T1<br />
T2<br />
<br />
15<br />
C<br />
<br />
………………………..<br />
<br />
T2 = 250K…………………………………………………<br />
<br />
a. Viết được công thức: WB = mgzB………………………………………………<br />
Tính được: WB = 16J. …………………………………………………………<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
<br />
0,5<br />
0,5<br />
<br />
b.Cơ năng tại H: WH = mgzH + mv H2 ……………………………………………<br />
<br />
0,25<br />
<br />
ĐLBTCN WH = WB……………………………………………………………<br />
<br />
0,25<br />
<br />
Rút biểu thức đúng vH và tính đúng vH = 2 2 m/s……………………………<br />
Bài 2 c. Tính vC = 4m/s………………………………………………………………<br />
3điểm<br />
Tính vận tốc m ngay trước va chạm vN = 2 m/s…………………………………<br />
Viết đúng biểu thức ĐLBTĐL: mvN = (m + M)V………………………………..<br />
Thay số tính đúng V = 0,5m/s…………………………………………<br />
<br />
0,5<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
<br />
0,25<br />
0,25<br />
<br />
Nếu học sinh giải theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.<br />
Nếu sai từ 2 đơn vị trở lên thì trừ 0,25đ cho toàn bài đó.<br />
<br />
Trang 3/2- Mã đề 203<br />
<br />