intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang" để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 10 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II BẮC GIANG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: VẬT LÍ – LỚP 10 THPT (Đề kiểm tra gồm có 03 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề 201 Họ, tên học sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Véctơ động lượng của một vật chuyển động A. cùng phương, ngược chiều với véctơ vận tốc. B. có phương hợp với véctơ vận tốc góc bất kì. C. cùng phương, cùng chiều với véctơ vận tốc. D. có phương vuông góc với véctơ vận tốc. Câu 2: Dùng một động cơ kéo một vật có trọng lượng 400 N lên cao 10 m theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi trong thời gian 4 s. Công suất lực kéo của động cơ là A. 0,8 kW. B. 1 kW. C. 1,25 kW. D. 5 kW. Câu 3: Vệ tinh VINASAT-2 của Việt Nam là loại vệ tinh địa tĩnh, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Chu kì chuyển động của vệ tinh là A. 48 h. B. 12 h. C. 6 h. D. 24 h. r Câu 4: Lực F không đổi tác dụng lên một vật làm vật chuyển dời đoạn s theo hướng hợp với hướng của r lực một góc α , biểu thức tính công của lực F là A. A = F.s . B. A = F.s.sin α . C. A = F.s.cos α . D. A = F.s.tan α . Câu 5: Trong chuyển động nào sau đây, véctơ động lượng của vật không thay đổi theo thời gian? A. Chuyển động tròn đều. B. Chuyển động thẳng đều theo một chiều. C. Chuyển động rơi tự do. D. Chuyển động thẳng biến đổi đều. Câu 6: Một chất điểm chuyển động tròn đều với tốc độ góc ω trên đường tròn bán kính r . Độ lớn gia tốc hướng tâm của chất điểm là ω ω2 A. a ht = ω.r. B. a ht = . D. a ht = ω .r. 2 C. a ht = . r r Câu 7: Một vật có khối lượng 400 g được thả rơi từ độ cao 4 m so với mặt đất, khi chạm đất vật có vận tốc 8 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực cản không khí tác dụng lên vật là A. -12,8 J. B. -3,2 J. C. -16 J. D. -2,4 J. Câu 8: Một vật có khối lượng m, được thả rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, động năng của vật ngay trước khi chạm đất là 1 2 1 1 A. mgh. B. mgh . C. mgh . D. mgh . 2 2 4 Câu 9: Một vật khối lượng m, chuyển động với tốc độ v. Độ lớn động lượng của vật là 1 1 A. p = mv . B. p = mv . C. p = mv . D. p = mg . 2 2 2 r Câu 10: Gọi F là hợp lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ∆t. Độ biến thiên động lượng của vật là r r 1r r r r r 1 F r F A. ∆ p = F.∆t. B. ∆ p = . C. ∆ p = F.∆t. D. ∆ p = . 2 ∆t 2 ∆t Trang 1/3 - Mã đề 201
  2. Câu 11: Một vật khối lượng m, chuyển động với tốc độ v. Động năng của vật là mv mv 2 A. Wđ = C. Wđ = mv . D. Wđ = mv . 2 . B. Wđ = . 2 2 Câu 12: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. Oát (W). B. kilô oát giờ (kW.h). C. kilô oát (kW). D. Jun/giây (J/s). r Câu 13: Cho hệ kín gồm quả cầu A khối lượng m 1 chuyển động với vận tốc v1 va chạm với quả cầu B r khối lượng m2 đứng yên. Sau va chạm, hai quả cầu dính vào nhau và cùng chuyển động với vận tốc v 2 . Hệ thức đúng là r r r r A. m1 v1 = (m1 + m 2 )v 2 . B. (m1 + m2 )v1 = m 2 v 2 . r r r r C. m1 v1 = m2 v 2 . D. 2m1 v1 = (m1 + m 2 )v 2 . Câu 14: Một vật có khối lượng m, chuyển động với tốc độ v. Mối liên hệ giữa độ lớn động lượng p và động năng Wđ của vật là 2m W A. p = 2mWᆴ . B. p = . C. p2 = ᆴ . D. p2 = 2mWᆴ . Wᆴ 2m Câu 15: Trong hệ SI, đơn vị của moment (mômen) lực là A. J.m. B. N/m. C. N.m. D. J/s. Câu 16: Trong hệ SI, đơn vị của động lượng là A. N.m/s. B. kg.m/s2. C. N.m. D. kg.m/s. Câu 17: Hệ hai vật có cùng khối lượng 0,5 kg chuyển động thẳng đều theo hai hướng vuông góc nhau với tốc độ 3 m/s và 4 m/s. Độ lớn động lượng của hệ hai vật là A. 2,5 kg.m/s. B. 3,5 kg.m/s. C. 0,5 kg.m/s. D. 7 kg.m/s. Câu 18: Một chất điểm chuyển động tròn đều với tần số 2 Hz. Tốc độ góc của chất điểm là A. 8π rad/s. B. 2π rad/s. C. 4π rad/s. D. π rad/s. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4,0 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 tới câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Hình bên mô tả người em (bên trái) và người chị (bên phải) ngồi trên một chiếc bập bênh. Biết trọng lượng của người em là P 1, của người chị là P 2 (P1 < P2). Hai chị em ngồi cách trục quay các khoảng d1 và d2. Bỏ qua khối lượng của bập bênh. a) Moment (mômen) trọng lực của người chị có xu hướng làm bập bênh quay theo chiều kim đồng hồ. b) Để bập bênh cân bằng nằm ngang thì người em phải ngồi xa trục quay hơn người chị. d1 P1 c) Khi bập bênh cân bằng nằm ngang thì = . d 2 P2 d) Khi hai chị em ngồi cách đều trục quay (d1 = d2) thì bập bênh quay ngược chiều kim đồng hồ. Câu 2: Một con lắc đơn gồm một dây treo nhẹ, không dãn có chiều dài 1,6 m đầu trên gắn cố định tại điểm C, đầu dưới treo quả nặng khối lượng m. Kéo vật tới vị trí A sao cho dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30 0 rồi thả nhẹ. Bỏ qua sức cản không khí. Vật lên đến điểm cao nhất là B thì dừng lại và đổi chiều chuyển động (hình vẽ). Lấy g = 10 m/s2. a) Cơ năng con lắc tại M bằng cơ năng con lắc tại B. b) Tại vị trí A và B thế năng của con lắc đạt giá trị cực đại. c) Khi vật chuyển động từ O đến B thì động năng của vật tăng. d) Tốc độ của vật khi đi qua vị trí cân bằng O là 4 m/s. Trang 2/3 - Mã đề 201
  3. Câu 3: Một người dùng dây buộc để kéo một thùng gỗ theo phương nằm r ngang bằng một lực F có độ lớn 100 N (hình vẽ). Khối lượng thùng gỗ là 40 kg. Hệ số ma sát trượt giữa sàn và đáy thùng là 0,2. Lấy g = 10 m/s2. a) Áp lực của vật lên mặt sàn có độ lớn bằng trọng lượng của vật. b) Khi thùng gỗ chuyển động, lực ma sát thực hiện công âm cản trở chuyển động đó. c) Công người đó thực hiện khi kéo thùng gỗ trượt 2 m là 40 J. d) Vật trượt với gia tốc 0,5 m/s2. Câu 4: Trong trò chơi dân gian ném còn, quả còn được nối với một sợi dây gọi là dây còn. Người chơi phải ném quả còn lọt qua một vòng tròn treo trên một cây nêu. Trước khi ném còn người chơi thường quay cho quả còn chuyển động tròn đều trong mặt phẳng thẳng đứng (hình vẽ). Biết dây còn có chiều dài 0,5 m và quả còn được quay đều với tần số 2 vòng/s. a) Trước khi ném, động lượng của quả còn có độ lớn không đổi. b) Lực hướng tâm là lực căng của dây còn. c) Khi buông dây còn, quả còn chuyển động theo phương tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo. d) Tốc độ của quả còn trước khi ném là 2π m/s. Phần III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm). Học sinh trả lời từ câu 1 tới câu 6. Câu 1: Một búa máy có khối lượng 1,2 tấn được nâng lên độ cao 2 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s 2. Thế năng của búa máy so với mặt đất bằng bao nhiêu kJ? Câu 2: Súng trường STV-410 là loại súng trường tấn công tiêu chuẩn của Việt Nam do nhà máy Z111 sản xuất. Khối lượng súng khi không có đạn là 3,6 kg. Súng sử dụng loại đạn 7,62 x 39 mm có khối lượng đầu đạn là 8 g, tốc độ đầu đạn khi rời nòng súng là 715 m/s. Khi xạ thủ bắn một viên đạn thì tốc độ giật của súng là bao nhiêu m/s? (Kết quả lấy đến 3 số có nghĩa). Câu 3: Trong mỗi giây, một tấm pin mặt trời hấp thụ 750 J năng lượng ánh sáng nhưng chỉ có thể chuyển hóa thành 90 J năng lượng điện. Hiệu suất của tấm pin này bằng bao nhiêu %? Câu 4: Một hòn sỏi khối lượng 50 g được ném từ độ cao 4 m so với mặt đất với tốc độ 8 m/s. Chọn mốc thế năng là mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của hòn sỏi tại điểm ném bằng bao nhiêu J? Câu 5: Một xe máy khi chạy với tốc độ không đổi 54 km/h thì lực phát động của động cơ là 400 N. Công suất của động cơ khi đó bằng bao nhiêu kW? Câu 6: Trong xây dựng cầu đường, để làm giảm áp lực của các phương tiện giao thông lên cầu người ta thường thiết kế các cây cầu vồng lên như hình bên. Một ô tô có khối lượng 2 tấn chuyển động qua một chiếc cầu vồng lên có bán kính cong 80 m với tốc độ 36 km/h. Độ lớn lực hướng tâm tác dụng lên xe tại đỉnh cây cầu bằng bao nhiêu kN? -----------------HẾT ----------------- - Học sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 201
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2