intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” để bổ sung kiến thức, nâng cao tư duy và rèn luyện kỹ năng giải đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì sắp tới các em nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Vật lí - Lớp: 11 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 Phút; (Không kể thời gian giao đề) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 211 I. Phần trắc nghiệm: (7 Điểm) Câu 1: Đơn vị của điện thế là A. Vôn trên mét (V/m). B. Vôn (V). C. Niutơn (N). D. Jun (J). Câu 2: Chỉ ra câu sai. A. Để đo cường độ dòng điện, phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch điện. B. Dòng điện chạy qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế. C. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế. D. Dòng điện chạy qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế. Câu 3: Điều nào sau đây là đúng khi nói về điện trở của vật dẫn? Điện trở của vật dẫn là đại lượng đặc trưng cho tính cản trở A. điện lượng qua vật dẫn. B. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn. C. dòng điện qua vật dẫn. D. trở electron dịch chuyển qua vật dẫn. Câu 4: Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N là UMN = 20V. Nhận xét nào sau đây đúng? A. Điện thế tại điểm M là 20 V. B. Điện thế tại điểm N là 0 V. C. Điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm. D. Điện thế ở M cao hơn điện thế ở N 40 V. Câu 5: Suất điện động của nguồn được tính bằng công của A. lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 1(C) qua nguồn. B. lực điện làm dịch chuyển điện lượng 1(C) qua nguồn. C. lực lạ làm dịch chuyển điện lượng 1(C) qua mạch ngoài. D. lực điện làm dịch chuyển điện lượng 1(C) qua mạch ngoài. Câu 6: Khi nói về nguồn điện, phát biểu nào dưới đây sai? A. Mỗi nguồn có hai cực luôn ở trạng thái nhiễm điện khác nhau. B. Nguồn điện là cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong đoạn mạch. C. Để tạo ra các cực nhiễm điện, cần phải có lực thực hiện công tách và chuyển các electron hoặc ion dương ra khỏi điện cực, lực này gọi là lực lạ. D. Nguồn điện là pin có lực lạ là lực tĩnh điện. Câu 7: Đồ thị Hình bên thể hiện đường đặc trưng vôn - ampe của hai linh kiện là dây tóc bóng đèn và dây kim loại. Đường nào là của dây tóc bóng đèn? A. Đường Y là của dây kim loại. B. Đường Y là của dây tóc bóng đèn. C. Đường X là của dây tóc bóng đèn. D. Đường X là của dây kim loại. Câu 8: Trong biểu thức tính cường độ dòng điện I = Snve, với n là A. diện tích tiết diện thẳng của dây dẫn. B. mật độ hạt mang điện. C. số hạt mang điện trong vật dẫn. D. số electron trong dây dẫn kim loại. Trang 1/3 - Mã đề 211
  2. Câu 9: Dòng điện có tác dụng đặc trưng là A. tác dụng từ. B. tác dụng sinh lí. C. tác dụng hóa học. D. tác dụng nhiệt. Câu 10: Đặt một hiệu điện thế U vào hai bản tụ điện có điện dung C. Công thức tính điện tích Q của tụ là C U A. Q  . B. Q  . C. Q  CU 2 . D. Q  CU . U C Câu 11: Nguyên nhân gây ra điện trở của kim loại là sự va chạm của A. các ion dương chuyển động định hướng dưới tác dụng của điện trường với các electron. B. các electron tự do với chỗ mất trật tự của ion dương nút mạng. C. các ion dương nút mạng với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn. D. các electron tự do với nhau trong quá trình chuyển động nhiệt hỗn loạn. Câu 12: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng là A. một đường thẳng đi qua gốc tọa độ. B. một đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. C. một đường cong đi qua gốc tọa độ. D. một đường cong không đi qua gốc tọa độ. Câu 13: Một vật dẫn đang có dòng điện một chiều chạy qua. Trong khoảng thời gian Δt , điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn là Δq . Cường độ dòng điện I trong vật dẫn được tính bằng công thức nào sau đây? Δq Δq A. I  2ΔqΔt . B. I  ΔqΔt C. I  . D. I  2 . Δt Δt Câu 14: Biểu thức đúng của định luật Ohm là A. . B. . C. . D. . Câu 15: Cho điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m, xác định hiệu điện thế giữa hai điểm A, B cách nhau 5cm, nằm dọc theo hướng của đường sức điện? A. 5000 V. B. 20000 V. C. 200 V. D. 50 V. Câu 16: Hai tụ điện có điện dung lần lượt là C1= 3  F và C2= 6  F mắc song song. Điện dung của bộ tụ có giá trị A. 3  F . B. 9  F . C. 1  F . D. 2  F . Câu 17: Nếu chiều dài và đường kính của một dây dẫn bằng đồng có tiết diện tròn được tăng lên gấp đôi thì điện trở của dây dẫn sẽ A. tăng lên gấp bốn lần. B. không thay đổi. C. tăng lên hai lần. D. giảm đi hai lần. Câu 18: Công của nguồn điện là A. công của dòng điện khi dịch chuyển một đơn vị diện tích trong mạch kín. B. công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn điện. C. công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s. D. lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s. Câu 19: Đường sức điện trường đều là A. những đường cong cách đều nhau. B. đường cong bất kì. C. những đường thẳng song song. D. những đường thẳng song song cách đều nhau. Câu 20: Đơn vị của cường độ dòng điện là A. vôn (V). B. Jun (J). C. Culong (C). D. ampe (A). Câu 21: Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho A. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng. B. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ. C. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó. D. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. Trang 2/3 - Mã đề 211
  3. II. Phần tự luận (3 Điểm) Bài 1: (1 điểm) Mật độ electron tự do trong một đoạn dây nhôm hình trụ là 1,8.1029 electron/m3. Cường độ dòng điện chạy qua dây nhôm hình trụ có đường kính 2 mm là 2 A. Tính tốc độ dịch chuyển có hướng của các electron trong dây nhôm đó. Bài 2: (2 điểm). Cho mạch điện như hình bên. Biết các giá trị điện trở R1 = 2  , R2 = 3  , R3 = 6  , suất điện động của nguồn E = 12V, điện trở trong của nguồn r = 0,8  . Tính: a) Điện trở của đoạn mạch ngoài. b) Cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện. c) Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2