intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An" được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Kim Liên, Nghệ An

  1. SƠ GD&ĐT NGHỆ AN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 TRƯỜNG THPT KIM LIÊN Môn thi: Vật lí -Lớp 12 Thời gian làm bài: 45 phút, không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Lớp:…………………………. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: (MĐ1)Mạch dao động lí tưởng là A. mạch điện kín gồm một tụ điện mắc nối tiếp với một cuộn cảm. B. mạch điện kín gồm một cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với tụ điện. C. đoạn mạch điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện. D. đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với tụ điện. Câu 2: (MĐ1) Chọn câu sai khi nói về điện từ trường: A. Nơi nào có điện trường biến thiên thì nơi đó xuất hiện từ trường. B. Nơi nào có từ trường biến thiên thì nơi đó xuất hiện điện trường xoáy. C. Đường sức của điện trường xoáy là một đường không khép kín. D. Điện từ trường gồm điện trường và từ trường biến thiên. Câu 3: (MĐ1)Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian A. luôn ngược pha nhau. B. luôn lệch pha nhau /4. C. luôn cùng pha nhau. D. luôn vuông pha nhau. Câu 4: (MĐ2)Trong mạch dao động điện từ lí tưởng nếu tăng đồng thời cả độ tự cảm và điện dung lên gấp đôi thì tần số riêng của mạch sẽ A. không đổi. B. tăng gấp 4 lần. C. giảm đi 4 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 5:(MĐ2) Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian A. luôn cùng pha nhau. B. với cùng biên độ. C. với cùng tần số. D. luôn ngược pha nhau. Câu 6: (MĐ1)Chọn câu đúng: Thí nghiệm với ánh sáng đơn sắc của Niu-tơn nhằm chứng minh A. sự tồn tại của ánh sáng đơn sắc. B. lăng kính không làm thay đổi màu sắc của ánh sáng qua nó. C. ánh sáng Mặt Trời không phải là ánh sáng đơn sắc. D. ánh sáng có bất kì màu gì, khi qua lăng kính cũng bị lệch về phía đáy. Câu 7: (MĐ1) Cho ánh sáng đơn sắc truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác thì A. tần số thay đổi, tốc độ không đổi. B. tần số thay đổi, tốc độ thay đổi. C. tần số không đổi, tốc độ thay đổi. D. tần số không đổi, tốc độ không đổi. Câu 8: (MĐ1) Hiện tượng nào sau đây khẳng định ánh sáng có tính chất sóng? A. Giao thoa ánh sáng. B. Quang điện ngoài. C. Quang điện trong. D. Quang phát quang. Câu 9 (MD2):Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe là 0,5mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2m. Chiếu sáng các khe bằng bức xạ có bước sóng 500 nm. Trên màn, khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là A. 0,5 mm. B. 1 mm C. 4 mm D. 2 mm. Câu 10: (MĐ1)Cơ thể con người ở nhiệt độ 37oC có thể phát ra bức xạ nào trong các loại bức xạ sau đây? A.Tia X. B. Bức xạ nhìn thấy. C. Tia hồng ngoại. D. Tia tử ngoại. Câu 11: (MĐ1) Tia tử ngoại không có tính chất nào sau đây? A. Ion hóa không khí. B. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
  2. C. Tác dụng lên phim ảnh. D. Không bị nước hấp thụ. Câu 12: (MĐ2)Trong việc chiếu và chụp ảnh nội tạng bằng tia X, người ta phải hết sức tránh tác dụng nào dưới đây của tia X? A. Khả năng đâm xuyên. B. Làm đen kính ảnh. C. Làm phát quang một số chất. D. Huỷ diệt tế bào. Câu 13: (MĐ1) Hiện tượng giao thoa ánh sáng là bằng chứng thực nghiệm chứng tỏ ánh sáng A. là sóng siêu âm. B. có tính chất sóng. C. là sóng dọc. D. có tính chất hạt. Câu 14: (MĐ1)Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện? A. Êlectron bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng. B. Êlectron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào. C. Êlectron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác. D. Êlectron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng. Câu 15: (MĐ2) Năng lượng của phôton ứng với ánh sáng có bước sóng nm là A. 1,61 eV. B. 16,1 eV. C. 1,61.10-2 eV. D. 0,61 eV. Câu 16: (MĐ2) Tia X có bản chất là: A. Sóng điện từ B. Sóng cơ C. Dòng các hạt nhân H D. Dòng các electron Câu 17: (MĐ2) Chiếu điện và chụp điện trong các bệnh viện là ứng dụng của A. tia α B. tia tử ngoại C. tia hồng ngoại D. tia X Câu 18: (MĐ1)Tìm phát biểu sai về tia laze. A. Có tính định hướng cao. B. Bị tán sắc khi qua lăng kính. C. Chùm sáng kết hợp. D. Có cường độ lớn. Câu 19: (MĐ2)Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hiđrô là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì bán kính quỹ đạo giảm bớt A. 12 r0 B. 4 r0 C. 9 r0 D. 16 r0 Câu 20: (MĐ1)Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số A. prôtôn nhưng số nơtron khác nhau B. nơtron nhưng khác nhau số khối. C. nơtron nhưng số prôtôn khác nhau D. nuclôn nhưng khác khối lượng. Câu 21: (MĐ1)Đơn vị khối lượng nguyên tử là A. khối lượng của một nguyên tử hydro. B. 1/12 Khối lượng của một nguyên tử cacbon 12 6 C. C. khối lượng của một nguyên tử Cacbon 12 6 C. D. khối lượng của một nuclôn. Câu 22: (MĐ2)So với hạt nhân 18 Ar , hạt nhân 10 Be có ít hơn 40 4 A. 16 nơtron và 14 prôtôn. B. 30 nơtrôn và 14 prôtôn C. 16 nơtrôn và 22 prôtôn. D. 30 nơtrôn và 22 prôtôn. Câu 23: (MĐ1)Gọi mP , mn , mX lần lượt là khối lượng của hạt prôtôn, nơtron và hạt nhân A X . Độ hụt Z khối khi các nuclôn liên kết lại tạo thành hạt nhân A X là m được tính bằng biểu thức Z A. m  Zmp   A  Z mn  mX B. m  Zmp   A  Z mn  mX C. m  Zmp   A  Z mn  AmX D. m  Zmp   A  Z mn  AmX . Câu 24: (MĐ2)Khối lượng của hạt nhân 10 4 Be là 10,0113u, khối lượng của nơtron là mn= 1,0086u, khối lượng của prôtôn là mp= 1,0072u và 1u = 931Mev/c2 . Năng lượng liên kết của hạt nhân 10 4 Be là:
  3. A. 0,0691 MeV B. 6,433 MeV C. 64,3321 MeV D. 6,219.1015 MeV. Câu 25: (MĐ2) Hạt X được tạo thành trong phản ứng hạt nhân 19 9 Fp 16 O  X là 8 A. 4 He . 2 B. 6 Li . 3 3 C. 1 T . D. n. Câu 26: (MĐ2)Hạt nhân càng bền vững khi có A. số nuclôn càng nhỏ. B. số nuclôn càng lớn. C. năng lượng liên kết càng lớn. D. năng lượng liên kết riêng càng lớn. Câu 27: (MĐ2) Ban đầu có một lượng chất phóng xạ nguyên chất của nguyên tố X, có chu kì bán rã là T. Sau thời gian t = 3T, tỉ số giữa số hạt nhân chất phóng xạ X phân rã thành hạt nhân khác và số hạt nhân còn lại của chất phóng xạ X bằng A. 8. B. 7 C. 1/7. D. 1/8. Câu 28: (MĐ1 )Nhận xét nào về hạt nhân nguyên tử dưới đây là đúng? A. Hạt nhân càng bền khi năng lượng liên kết riêng càng lớn. B. Khối lượng của hạt nhân bằng tổng khối lượng của các nuclôn. C. Trong hạt nhân số prôtôn luôn luôn bằng số nơtron. D. Khối lượng của prôtôn lớn hơn khối lượng của nơtron. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Một mạch dao động điện từ gồm tụ điện có điện dung C = 25 pF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 10-4 H. Giả sử ở thời điểm ban đầu cường độ dòng điện đạt giá trị cực đại và bằng 40 mA. Viết biểu thức điện áp giữa hai bản tụ. Câu 2: (1 điểm) Nguồn sáng thứ nhất có công suất P1 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 1  450 nm. Nguồn sáng thứ hai có công suất P2 phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng 2  0,60 µm. Trong cùng một khoảng thời gian, tỉ số giữa số phôtôn mà nguồn thứ nhất phát ra so với số phôtôn mà nguồn thứ hai phát ra là 3:1. Tính tỉ số công suất phát của hai nguồn P1 và P2. Câu 3: (0,5 điểm) Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa ánh sáng, thực hiện đồng thời với hai ánh sáng đơn sắc có khoảng vân giao thoa trên màn lần lượt là 1,2 mm và 1,8 mm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 6 mm và 20 mm. Tìm số vân sáng quan sát được trên đoạn MN. Câu 4: (0,5 điểm) Tiêm vào máu bệnh nhân 10cm3 dung dịch chứa 11 Na có chu kì bán rã T = 15 h với 24 nồng độ 10-3 mol/lít. Sau 6 h lấy 10 cm3 máu tìm thấy 1,5.10-8 mol 24 11 Na . Cho rằng 24 11 Na phân bố đều. Tính thể tích máu của người được tiêm. -------------HẾT ----------
  4. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II VẬT LÍ 12 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 ĐA B C D D C B C A D C D D B D Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 ĐA A A D B A A B A A B A D B A (Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm). B. PHẦN TỰ LUẬN Câu Nội dung Điểm 1 Tõ biÓu thøc tæng qu¸t i = I0cos(t + ); 0,25 (1 điểm) 1 ta cã 2.107 rad / s LC khi t = 0 thì i = I0  cos = 1   = 0. 0,25 I0 Vậy biÓu thøc i = 4.10-2cos2.107t (A); q0 = = 2.10-9 C   0,25  BiÓu thøc q = 2.10-9cos(2.107t - )(C) 2  0,25  BiÓu thøc q = 2.10-9cos(2.107t - )(C) 2 2 + Gọi N1 là số phôtôn phát ra từ nguồn sáng thứ nhất trong thời gian t 0,25 (1 điểm) giây: N N hc P  1 1  1 (1) t 1 1 t + Gọi N2 là số phôtôn phát ra từ nguồn sáng thứ hai trong thời gian t giây: 0,25 N N hc P2  2  2  2 (2) t t 2 P N1 2 0,25 Từ (1) và (2) 1  P2 N 2 1 P 0, 6 0,25  1 3 4 P2 0, 45 3 i1 1,2 2 (0,5 điểm) Ta có: i 3i1 2i2 3, 6 mm i2 1, 8 3 0,25 Tọa độ của M và N: x M 6mm và x N 20mm Số vân sáng của hệ 1, hệ 2 và số vân trùng trong đoạn MN thỏa mãn điều kiện: 6 x 20
  5. 6 k1i1 k1.1,2 20 5 k1 16, 7 k1 5;...16 co 12 gia tri 0,25 Ta có: 6 k2i2 k2 .1, 8 20 3, 3 k1 11,1 k2 4;,,,11 co 8 gia tri 6 k i k .3, 6i 20 1, 6 k 5, 6 k 2;...5 co 4 gia tri Tổng số vạch sáng trên đoạn MN: 12 + 8 – 4 =16 Gọi V0 là thể tích dung dịch tiêm vào máu bệnh nhân, V là thể tích máu 4 của bệnh nhân. (0,5 điểm) 24 + Số mol 11 Na tiêm vào máu: 0,25 n0 = 10-3.V0 = 10-3.10-2 =10-5 mol. 24 + Số mol 11 Na còn lại sau 6 giờ: ln 2. t ln 2.6   - t -5 n = n0 e = 10 . e T = 10-5 e 15 = 0,7579.10-5 mol. 0,25 + Thể tích máu của bệnh nhân: 0, 7579.105.V0 0, 7579.105.102 7,578 V=    5, 05  lít  . 1,5.108 1,5.108 1,5 Học sinh giải theo cách khác nếu đúng thì vẫn cho điểm tối đa. -------------HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2