intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Don, Nam Trà My

  1. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON 2024 Môn: Vật lí 1. Phạm vi kiến thức: Từ bài 32 đến bài 43 (theo sách giáo khoa) 2. Hình thức kiểm tra: Kết hợp 50% TNKQ và 50 %TL 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra: Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên Cấp độ Cấp độ cao chủ đề thấp TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng. - Tác dụng phát sáng của - Cấu tạo của máy phát điện xoay dòng điện xoay chiều. chiều. - Nguyên tắc hoạt động của - Dụng cụ đo hiệu điện thế dòng điện xoay máy phát điện xoay chiều khi 1.Cảm ứng nam châm quay. chiều. điện từ. - Dấu hiệu phân biệt dòng điện - Sự phụ thuộc của công suất hao phí trên xoay chiều với dòng điện một đường dây tải điện với hiệu điện thế hiệu chiều. dụng đặt vào hai đầu dây. - Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Số câu hỏi 4 2 1 7 Số điểm 1,33 0,67 2,0 4,0 Tỉ lệ % 13,3% 6,7% 20% 40%
  2. - Mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng khi Nhận biết TKHT dựa vào tính - Dựng ảnh của vật tạo Cách quan sát vật tia sáng truyền từ không khí sang nước. chất ảnh. bởi TKPK. qua kính lúp 2. Khúc xạ - Mối liên hệ giữa góc tới và góc khúc xạ - Áp dụng hệ thức tam ánh sáng. khi tia sáng truyền từ nước sang không khí. giác đồng dạng để tính - Các tia sáng đặc biệt qua TKHT. chiều cao của ảnh. - Đặc điểm ảnh của một vật đặt trong khoảng tiêu cự của TKPK. - Cấu tạo của mắt - Khái niệm kính lúp. Số câu hỏi 8 1 2 1 12 Số điểm, 2,67 0,33 2,0 1,0 6,0 Tỉ lệ % 26,7% 3,33% 20% 10% 60% TS câu hỏi 12 4 2 1 1 TSố điểm, 4,0 3,0 2,0 1,0 10 Tỉ lệ % 40% 30% 20% 10% 100 UBND HUYỆN NAM TRÀ MY BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Vật lí 9 Câu Mức độ Nội dung kiểm tra I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm 1 Nhận biết ứng. Tác dụng phát sáng của dòng 2 Thông hiểu điện xoay chiều. 3 Nhận biết Cấu tạo của máy phát điện xoay
  3. chiều. Nguyên tắc hoạt động của máy 4 Nhận biết phát điện xoay chiều khi nam châm quay. Dụng cụ đo hiệu điện thế của dòng 5 Nhận biết điện xoay chiều. Sự phụ thuộc của công suất hao phí trên đường dây tải điện với hiệu 6 Nhận biết điện thế hiệu dụng đặt vào hai đầu dây. Mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng 7 Nhận biết khi tia sáng truyền từ không khí sang nước. Mối liên hệ giữa góc tới và góc 8 Nhận biết khúc xạ khi tia sáng truyền từ nước sang không khí. Nhận biết TKHT dựa vào tính chất 9 Thông hiểu ảnh. 10 Nhận biết Các tia sáng đặc biệt qua TKHT. Đặc điểm ảnh của một vật đặt 11 Nhận biết trong khoảng tiêu cự của TKPK. 12 Nhận biết Cấu tạo của mắt. 13 Nhận biết Khái niệm kính lúp. Công thức tính độ bội giác của 14 Thông hiểu kính lúp. 15 Nhận biết Kính cận là TKPK. II. PHẦN TỰ LUẬN: Dấu hiệu phân biệt dòng điện xoay 1 Thông hiểu chiều với dòng điện một chiều.
  4. 2 Vận dụng cao Cách quan sát vật qua kính lúp. Dựng ảnh của vật tạo bởi 3.a Vận dụng thấp TKPK. Áp dụng hệ thức tam giác đồng 3.b Vận dụng thấp dạng để tính chiều cao của ảnh.
  5. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC: 2023 – 2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON Môn: Vật lí 9 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh……………………………... Lớp…………………SBD……… I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C hoặc D và ghi vào giấy bài làm (VD: Câu 1 chọn đáp án A ghi là 1.A…) Câu 1: Trong thí nghiệm khảo sát số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây thì dòng điện cảm ứng xuất hiện trong trường hợp nào? A. Đưa nam châm lại gần cuộn dây. B. Đưa nam châm ra xa cuộn dây. C. Đưa nam châm lại gần và ra xa cuộn dây. D. Để nam châm đứng yên trong lòng cuộn dây. Câu 2: Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ dòng điện có tác dụng phát sáng? A. Bóng đèn dây tóc sáng lâu sờ vào sẽ nóng. B. Đèn huỳnh quang khi có dòng điện chạy qua sẽ phát sáng. C. Quạt điện quay. D. Dòng điện qua cơ thể người có thể gây tê liệt thần kinh, co giật. Câu 3: Máy phát điện xoay chiều gồm có các bộ phận chính nào dưới đây? A. Nam châm vĩnh cửu và hai thanh quét. B. Nam châm và cuộn dây. C. Ống dây điện có lõi sắt và hai vành khuyên. D. Cuộn dây dẫn. Câu 4: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều với một bóng đèn. Khi quay nam châm của máy phát thì trong cuộn dây của nó xuất hiện dòng điện xoay chiều vì A. từ trường trong lòng cuộn dây luôn tăng
  6. B. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luôn tăng C. từ trường trong cuộn dây không biến đổi D. số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây luân phiên tăng giảm Câu 5: Muốn đo hiệu điện thế dòng điện xoay chiều dùng dụng cụ nào? A. Ampe kế xoay chiều. B. Vôn kế xoay chiều. C. Biến trở. D. Ampe kế một chiều. Câu 6: Mối liên hệ giữa công suất hao phí trên đường dây tải điện với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là A. Công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với bình phương hiệu điện thế hiệu dụng đặt vào hai đầu dây dẫn. B Công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ thuận với bình phương hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. C. Công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. D. Công suất hao phí trên đường dây tải điện tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn. Câu 7: Chiếu một tia sáng từ không khí sang nước, mô tả nào sau đây là đúng? A. Tia sáng khi đến mặt nước sẽ bị hắt trở lại môi trường cũ. B. Tia sáng sẽ bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường. C. Tia sáng sẽ bị nước hấp thu. D. Tia sáng chỉ truyền được trong không khí mà không truyền qua môi trường nước. Câu 8: Điều nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa góc tới i và góc khúc xạ r khi cho tia tới từ môi trường nước ra không khí? A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. B. Góc r = i. C. Góc r > i. D. Góc r < i. Câu 9: Khi đặt vật trước dụng cụ quang học cho ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật thì dụng cụ đó là A. thấu kính hội tụ. B. thấu kính phân kì. C. máy ảnh. D. gương phẳng. Câu 10: Có bao nhiêu tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ? A. 2. B. 3. C. 4. . D. 5. Câu 11: Một vật đặt trong khoảng tiêu cự của thấu kính phân kì sẽ cho ảnh có đặc điểm như thế nào? A. Ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, cùng chiều, nhỏ hơn vật.
  7. C. Ảnh ảo, cùng chiều, lớn hơn vật. D. Ảnh thật, ngược chiều, nhỏ hơn vật. Câu 12: Mắt gồm 2 bộ phận chính là A. màng lưới và buồng tối. B. thể thủy tinh và buồng tối. C. thể thủy tinh và màng lưới. D. vật sáng và buồng tối. Câu 13: Kính lúp là A. thấu kính phân kì có tiêu cự ngắn. B. thấu kính phân kì có tiêu cự dài. C. thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. D. thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Câu 14: Một kính lúp có ghi độ bội giác là 2x, vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu? A. 10cm. B. 10,5cm. C. 12,5cm. D. 16,7cm. Câu 15: Một người bị cận thị sẽ đeo kính cận là A. thấu kính hội tụ. B. thấu kính phân kì. C. không đeo kính. D. gương phẳng. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Nêu dấu hiệu chính để phân biệt dòng điện xoay chiều với dòng điện một chiều? Câu 2: (1,0 điểm) Muốn cho đỡ mỏi mắt khi quan sát các vật nhỏ qua kính lúp, thì người quan sát nên đặt mắt như thế nào sau kính? Câu 3: (2,0 điểm) Cho vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính là 10 cm, AB = h = 2 cm. a. Hãy dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính? b. Tính khoảng cách từ ảnh tới thấu kính và chiều cao của ảnh? - Hết Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. học sinh làm bài thi vào giấy thi.
  8. UBND HUYỆN NAM TRÀ MY HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ DON ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II - NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Vật lí 9 I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Từ câu 1 đến câu 15 mỗi câu đúng được 0,33 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án C B B D B A B C A B A C C A B II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Đáp án Điểm Câu hỏi Phân biệt dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều dựa vào đặc điểm của mỗi dòng điện: * Dòng điện một chiều: 1,0 - Dòng điện chạy theo một hướng cố định. - Kí hiệu: DC Câu 1 - Trên các thiết bị có dòng điện một chiều sẽ có kí hiệu cực (-), cực (+) (2,0 điểm) 1,0 * Dòng điện xoay chiều: - Dòng điện có chiều và độ lớn biến đổi theo thời gian, thường là theo các chu kì cố định. - Kí hiệu: AC - Trên các thiết bị có dòng điện xoay chiều sẽ có kí hiệu ∼ Muốn cho đỡ mỏi mắt khi quan sát các vật nhỏ qua kính lúp thì người 1,0 Câu 2 quan sát phải điều chỉnh sao cho ảnh ảo tạo bởi kính nằm ở điểm cực (1,0 điểm) viễn của mắt. Khi đó mắt nhìn ảnh mà không phải điều tiết. Câu 3 a. Dựng ảnh. 1,0 (2,0 điểm)
  9. b. Xét hai cặp tam giác đồng dạng : +FIO đồng dạng với FA’B’ mà OI = AB 1,0 ta có ( 1 ) +OA’B’ đồng dạng với OAB ta có : . T ừ (1) và (2) suy ra : A’B’ = AB . = 2 . =1,2 cm Vậy khoảng cách từ ảnh tới thấu kính là 6 cm và chiều cao của ảnh là 1,2 cm TM.Hội đồng thẩm định và sao in đề Tổ chuyên môn Người ra đề Chủ tịch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2