intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Văn 12 năm 2012-2013

Chia sẻ: Nguyễn Họa Mi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

350
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 12 năm 2012 - 2013 dành cho các em học sinh đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra, qua đó các em sẽ được làm quen với cấu trúc đề thi và củng cố lại kiến thức căn bản nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn 12 năm 2012-2013

  1. UBND TỈNH QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (1,5 điểm) Trong nhiều truyện ngắn của Nam Cao, cũng như của các nhà văn hiện thực khác, có hiện tượng nhân vật bị tha hóa (Tư cách mõ), rơi vào tình cảnh bi đát (Một dám cưới, Tắt đèn - Ngô Tất Tố) và thường tìm đến cái chết để giải thoát khỏi khổ đau (Lang Rận, Chí Phèo). Hãy lý giải hiện tượng trên dựa vào những hiểu biết của em về đặc điểm văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Câu 2. (1,5 điểm) Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”. Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì? Câu 3. (2 điểm) Trong truyện ngắn “Đôi mắt” viết năm 1948, có hai chi tiết nói về nhân vật Hoàng như sau: - Hoàng giải thích việc lâu nay mình không viết được gì bởi “một cái bàn viết cho ra hồn cũng không có”. - Hoàng lấy làm tiếc vì Vũ Trọng Phụng không còn sống đến lúc này (tức thời kháng chiến chống Pháp), để họ có thể viết được “mấy cái Số đỏ”. Hãy viết một lời bình ngắn về nhân vật Hoàng ở hai chi tiết trên. Câu 4. (15 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: MÙA XUÂN CHÍN (Hàn Mặc Tử) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi: - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... 1/5
  2. Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây... Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng, - Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? (Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân Nxb Văn học, Hà Nội 1996) -------------------- Hết -------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. 2/5
  3. UBND TỈNH QUẢNG TRỊ KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HÓA LỚP 12 THPT SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Năm học: 2012 – 2013 Khóa thi ngày: 06/03/2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (1,5 điểm) Cho 1,5 điểm khi HS lý giải được: - Chủ nghĩa hiện thực quan niệm hoàn cảnh có tác động rất lớn đến tính cách và số phận con người, số phận con người là hệ quả của hoàn cảnh. - Các nhà văn hiện thực VN do chịu ảnh hưởng của quan niệm trên và do ý thức tố cáo tính chất vô nhân đạo của xã hội cũ nên đã xây dựng nhiều nhân vật bất hạnh, bị cuộc sông nghèo đói và bị chính những người sống xung quanh đẩy họ vào đường cùng không lối thoát: HS có thể nêu dẫn chứng: Anh Mõ từ một người hiền lành, giàu tự trọng thành một người thản nhiên, vô cảm trước sự khinh trọng của người đời; Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành một kẻ gàn dở, thành quỷ dữ của làng Vũ đại… -Đây là cái nhìn bi quan và cũng là hạn chế của các nhà văn: họ không thấy được khả năng vượt lên hoàn cảnh của con người. Câu 2. (1,5 điểm) Bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ kết thúc bằng câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu!”. Theo em câu thơ hàm chứa nội dung tâm trạng gì? Cho 1,5 điểm , nếu nêu được: -Bài thơ Nhớ rừng thuộc cảm hứng hoài cổ, một trong những cảm hứng chủ đạo của Thơ Mới. -Nội dung tâm trạng của của bài thơ tập trung ở câu cuối này phản ánh sự tiếc nuối quá khứ và thái độ phủ nhận hiện thực giả dối, tẻ nhạt, vô nghĩa đương thời. Câu 3. (2 điểm) Lời bình bảo đảm các yêu cầu sau: -Yêu cầu của một đoạn văn có chủ đề, có nhiều câu văn liên kết nhau theo một hình thức diễn đạt nhất định: diễn dịch hay quy nạp. 0,5 điểm -Yêu cầu về nội dung: + Phát hiện được ở Hoàng lối sống coi trọng vật chất, coi đó như là điều kiện quyết định của sáng tạo, nhằm che dấu sự bất tà hoặc thiếu tâm huyết của mình; 0,5 điểm 3/5
  4. + Thấy được Hoàng còn là một người có cái nhìn đầy ác cảm với thời cuộc: đánh đồng những cái xấu xa trong xã hội cũ mà Vũ Trọng Phụng phê phán trong Số đỏ với cuộc sống kháng chiến sôi động đương thời. 0,5 điểm. Câu chủ đề: Hai chi tiết trên cùng với nhiều chi tiết khác về nhân vật Hoàng cho thấy ông là một nhà văn bất tài và không có tâm. 0,5 điểm. Câu 4. (15 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: MÙA XUÂN CHÍN (Hàn Mặc Tử) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi: - Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây... Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng, - Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? (Trích trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân Nxb Văn học, Hà Nội 1996) Yêu cầu chung: Đây là bài viết của HS giỏi, nên không đặt ra những yêu cầu thông thường. Người chấm cần chú ý phát hiện những bài viết có cảm nhận tốt, mới mẻ, cách diễn đạt vừa mang màu sắc nghị luận vừa như là một lời tâm tình. Bài thơ này các em đã học ở lớp dưới và đã có độ chín nhất định về cảm xúc nên cần chắt lọc những ý văn có chất lượng, biết rung cảm thật sự và có cái nhìn tinh tế. Những bài văn viết sáo rỗng, tán tụng chung chung cần xếp ở thư hạng thấp. 4/5
  5. Yêu cầu cụ thể. Gợi ý: Giám khảo dựa vào những nội dung sau để đánh giá theo dạng định tính. 1. HS có am hiểu nhất định về TG Hàn mặc Tử: về cuộc đời, về đặc điểm sáng tác, về một số bài thơ cùng đề tài và cùng cảm hứng. Những hiểu biết này có thể viết ở phần vào đề hoặc lồng trong bài viết. 2. Hiểu được cảm hứng chung của bài thơ: tình yêu quê hương thiết tha đằm thắm thông qua những hình ảnh về mùa xuân thơ mông, sáng trong, những kỷ niệm đáng nhớ thuở hoa niên 3. Tâm trạng hoài cổ quán xuyến cả bài thơ tập trung vào hai câu thơ vừa như thảng thốt dự cảm một cái đẹp sẽ ra đi vừa như nhớ tiếc một cái đẹp khác của quá khứ vàng son chỉ còn trong ký ức của nhà thơ Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chông bỏ cuộc chơi .... Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? 4. Thấy được tài năng của nhà thơ - trong cách dùng từ mới lạ, độc đáo: làn nắng ửng, khói mơ tan, gió trêu tà áo biếc, tiếng ca lắt lẻo, thầm thĩ - trong cách dùng các kiểu câu ngắt dòng thú vị: ...Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang, cách sử dụng câu tu từ: chi ấy năm nay...?- 5/5
  6. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HOÁ Năm học: 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Số báo danh Lớp 12 THPT ……………………. Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 03 câu, gồm 01 trang. Câu I (6,0 điểm) Tục ngữ châu Phi có câu: “Mỗi sáng, ở châu Phi có một con linh dương thức dậy. Nó biết rằng, nó phải chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất, nếu không nó sẽ bị chết. Mỗi sáng, ở châu Phi có một con sư tử thức dậy. Nó biết rằng, nó phải chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất, nếu không nó sẽ bị chết đói. Điều quan trọng không phải việc bạn là sư tử hay linh dương. Khi mặt trời mọc, bạn nên bắt đầu chạy.” (Theo Frederman – Thế giới phẳng) Từ câu tục ngữ trên đến thái độ sống của anh/chị? Câu II (4,0 điểm) Chất chân quê và linh hồn thơ mới trong đoạn thơ sau: “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ, mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.” (Tương tư - Nguyễn Bính) Câu III (10,0 điểm) Bài học từ những nghịch lí trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. .................................HẾT...................................  Thí sinh không sử dụng tài liệu.  Giám thị không giải thích gì thêm.
  7. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH THANH HÓA Năm học: 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Đề chính thức) Lớp 12 THPT Ngày thi: 15 tháng 3 năm 2013 (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Giám khảo chấm kĩ để đánh giá một cách đầy đủ, chính xác kiến thức xã hội, kiến thức văn học và kĩ năng diễn đạt, lập luận trong bài làm của học sinh, tránh đếm ý cho điểm. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính định hướng. Giám khảo cần vận dụng linh hoạt, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có ý tưởng sáng tạo. - Bài viết cần có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những bài mắc quá nhiều các loại lỗi dùng từ, chính tả, đặc biệt là văn viết tối nghĩa thì không cho quá nửa số điểm của mỗi câu. - Chấm theo thang điểm 20 (câu I: 6 điểm; câu II: 4 điểm; câu III: 10 điểm), cho điểm lẻ đến 0,25. II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ: Câu Yêu cầu cần đạt Điểm I 6,0 Yêu cầu về kĩ năng 0,5 Biết cách làm một văn bản nghị luận xã hội, có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, lập luận chặt chẽ, thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá ba lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản… Yêu cầu về kiến thức 5,5 1, Giải thích (1,0 điểm) - Hiểu theo nghĩa đen: Con linh dương, con sư tử phải chạy vì bản năng 0,5 sinh tồn của loài, không chạy chúng sẽ bị ăn thịt hoặc bị chết đói. - Hiểu theo nghĩa bóng: Con người cũng phải “chạy” nhưng không chỉ là 0,5 hoạt động của đôi chân mà còn là sự vận động về tri thức, về tư duy, về hoạt động trí tuệ => Con người sống là phải hành động, phải vận động từ chân tay đến đầu óc và cả tư tưởng… 2, Bình luận (3,5 điểm ) * Tại sao sống phải tích cực, phải luôn hành động (chạy)? - Chạy không có nghĩa là đuổi theo một cách vô thức mà còn bao hàm cả 0,5 việc tìm kiếm những mục tiêu cao đẹp. => Do đó con người “chạy” là để tồn tại, để khẳng định, để hoàn thiện bản thân và để phát triển.
  8. - Nếu không chạy, không tích cực, không hành động con người sẽ bị tụt 0,25 hậu, bị “bỏ rơi” trong xã hội hiện đại. * Thái độ sống tích cực? - Để sống con sư tử phải ăn thịt linh dương. Nhưng con người không thể vì 0,5 hạnh phúc, quyền lợi của mình mà giẫm đạp lên sự sống, hạnh phúc của người khác. - Con người “chạy” có mục đích, có hành động, có suy nghĩ tốt đẹp => 0,5 “Chạy” là để sống tốt hơn, để cống hiến, để khẳng định. - Sống tích cực, chủ động, sáng tạo; sống đẹp và sống có ý nghĩa, phải có 1,25 suy nghĩ đúng, nhận thức đúng, hành động đúng...về mọi vấn đề trong cuộc sống. (Dẫn chứng) * Phê phán - lối sống thụ động, phụ thuộc, ỷ lại, phó mặc. 0,5 3, Bài học (1,0 điểm) - Thanh niên phải biết định hướng cho mình mục tiêu tốt đẹp. Sống là phải 1,0 luôn luôn hành động. Hành động có suy nghĩ và chịu trách nhiệm trước hàng động của mình. II 4.0 Yêu cầu về kĩ năng 0,25 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá ba lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản… Yêu cầu về kiến thức 3,75 1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. (0,5 điểm) - Nguyễn Bính là một trong những cây bút tiêu biểu của phong Thơ mới, 0,25 là đỉnh cao của trường phái thơ mới - dân gian. - Tương tư là bài thơ đặc sắc, thể hiện đầy đủ đặc điểm của chất chân quê 0.25 và linh hồn của “Thơ mới”. - Đoạn thơ mở đầu đã kết tinh điều đó. 2. Giải thích vấn đề. (0,5 điểm) - “Chân quê” là nét riêng của thơ Nguyễn Bính. Đó là cái gốc, là bản sắc 0,25 văn hoá của con người Việt Nam. Chất “chân quê” ấy được biểu hiện ở tình quê, hồn quê, ở hệ thống ngôn ngữ hình ảnh, thể thơ, cảm xúc và giọng điệu quê. - Linh hồn “Thơ mới” trong thơ Nguyễn Bính chính là hồn cốt của cái tôi 0,25 cá thể, cái tôi cảm xúc. 3. Biểu hiện của chất chân quê và linh hồn thơ mới trong đoạn thơ. (2,25 điểm) a. Chất chân quê (1,25 điểm) - Thể thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc gần gũi, quen thuộc; 0,5 Sử dụng ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, thành ngữ “chín nhớ mười mong” quen thuộc của ca dao, tục ngữ; sử dụng từ địa phương “giời” trong đoạn thơ. Tất cả gợi lên được phong vị chân quê, hồn quê của người Việt bao đời
  9. nay... - Hệ thống hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông gợi ra một không gian nghệ 0,25 thuật mang đậm bản sắc dân gian. - Lối nói có duyên, giọng điệu kể lể phù hợp với việc bộc bạch nỗi tương 0,5 tư của một anh trai làng đích thị; sự chân thành trong tình cảm của chàng trai thể hiện cái mộc mạc, dung dị của những con người “chân quê”. b, Linh hồn thơ mới (1,0 điểm) - Cách xưng “tôi”- lộ rõ dần cái tôi cá thể chứ không phải là cái ta trữ tình. 0,5 Cái “tôi” bộc lộ một cách tự nhiên, không hề giấu diếm, cảm xúc tràn ra bỏ qua “tinh thần trung dung” của đạo Nho. - Nhân vật trữ tình hiện ra vừa như một tình nhân đắm đuối vừa như một 0,5 nạn nhân tự nguyện rước bệnh - bệnh của tình yêu. Câu thơ cuối nỗi nhớ như vỡ oà, chàng trai tự thú nhận và bật lên thành lời “tôi yêu nàng”. Cách bày tỏ tình cảm như thế không thể có trong thơ ca truyền thống. 4. Đánh giá chung (0,5 điểm ) - Đoạn thơ thể hiện được tài năng Nguyễn Bính: Vừa chân quê, hồn hậu 0,25 vừa mới mẻ. Chất “chân quê” và “linh hồn” thơ mới hòa quyện làm nên nét riêng trong phong cách thơ Nguyễn Bính. - Nguyễn Bính đã “đánh thức người nhà quê vẫn ẩn náu trong lòng ta” và 0,25 đóng góp một hồn “thơ quê” tạo nên một sắc màu riêng cho một thời đại trong thi ca Việt Nam. III 10.0 Yêu cầu về kĩ năng 0,5 Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí; tổ chức sắp xếp hệ thống các ý một cách lôgic, chặt chẽ; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, cẩn thận; không quá năm lỗi chính tả, không mắc lỗi dùng từ cơ bản… Yêu cầu về kiến thức 9,5 1. Khái quát về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận. 0,5 (0.5 điểm ) 2. Tóm tắt ngắn gọn cốt truyện và nêu những nghịch lý. (1,0 điểm ) 1,0 3. Bài học từ những nghịch lí trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: (7,0 điểm) a. Nghịch lí giữa vẻ đẹp “tuyệt đỉnh”, “toàn bích” của cảnh chiếc thuyền lưới vó trong sương buổi bình minh với cảnh đời cơ cực, ngang trái. (3,5 điểm) - HS làm rõ nghịch lí đó qua hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng về cảnh thiên 1,5 nhiên đẹp đẽ và cảnh đời đen tối của gia đình hàng chài. - Bài học: + Cuộc sống luôn tồn tại những mặt đối lập và sự đối lập ấy có khi xảy ra 1,0 trong cùng một sự vật hiện tượng. Người nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung không nên chỉ một mực săn tìm cái đẹp mà cần phải biết tập trung nhãn lực, nhìn xuyên qua những cái bề ngoài đẹp đẽ để nhận ra được
  10. bản chất của sự vật, hiện tượng trong cuộc đời. Người nghệ sĩ nếu chỉ nhìn cuộc đời từ xa, từ bên ngoài sẽ không thể hiểu được sự thật về cuộc sống, về thân phận con người. + Hãy tỉnh táo trước cái đẹp. Bởi có những cái đẹp có thể ẩn chứa những 0,25 phức tạp đi ngược lại hạnh phúc của con người. + Mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời: Nghệ thuật không thể tách rời 0,75 cuộc sống. Cái đẹp phải đi liền với cái “thật”, con người phải được nhìn nhận ở “bề sâu, bề sau, bề xa” của nó. Đó là cái là cái chân, mỹ trong cuộc sống. b. Nghịch lí giữa hình thức bên ngoài và phẩm chất bên trong; giữa nỗi đau khổ bị đánh đập, hành hạ của người đàn bà thuyền chài và việc chị khẩn cầu để không phải li dị người chồng vũ phu; giữa ý đồ cứu giúp tốt đẹp của Phùng và Đẩu với sự từ chối của nạn nhân…(2,5 điểm) - HS phân tích nghịch lí trên qua hình ảnh người đàn bà và thái độ của 1,0 Phùng, Đẩu khi nghe người đàn bà kể chuyện. - Bài học: + Cuộc sống vốn không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng những gồ ghề, 1,0 và cả những góc khuất (của hoàn cảnh, của cuộc đời, của tâm hồn - chiều sâu nhân cách của con người); cả niềm vui lẫn nỗi buồn, sự vật vã, bức bối. Con người cũng vậy, vốn không nhất phiến, đơn chiều, lí tưởng mà là con người bề bộn, phức tạp. Vì vậy không nên nhìn cuộc sống và con người, cảnh ngộ, số phận một cách đơn giản xuôi chiều mà cần nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa chiều, đa diện mới có thể cảm nhận hết được những gai góc, phức tạp của nó. Bởi như tác giả đã từng nói: “Con người thì đa đoan, cuộc đời thì đa sự”. + Muốn thấu hiểu và giải quyết được nhiều mối quan hệ bên trong của đời 0,5 sống, con người phải căn cứ vào thực tế của cảnh ngộ, làm cho cuộc sống “dễ thở” hơn, chứ không phải chỉ dựa vào lòng tốt, pháp luật hoặc lí thuyết, sách vở. Nếu chỉ thế sẽ không bao giờ có thể hiểu và giải quyết được trước độ vênh ngàn đời của sự sống. c. Nghịch lí ở lão đàn ông vốn trước đây hiền lành và không bao giờ đánh vợ mà bây giờ trở nên vũ phu “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”; nghịch lí giữa việc vừa đánh vợ vừa nguyền rủa “mày chết đi cho ông nhờ” với việc vẫn chung sống với vợ trên một chiếc thuyền. (1,0 điểm) - HS làm rõ qua việc phân tích nhân vật người đàn ông thuyền chài. 0,5 - Bài học: + Hoàn cảnh tạo ra tính cách, nó có thể làm xói mòn, tha hóa con người 0,25 nên con người phải biết cải tạo hoàn cảnh làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn. Nói như Ănghen: “Nếu tính cách con người được tạo nên bởi hoàn cảnh thì cần phải làm cho hoàn cảnh trở nên nhân đạo hơn”. + Dù trong hoàn cảnh khổ sở, cùng cực đến mức nào con người vẫn không 0,25 hoàn toàn mất hết nhân tính và vẫn sống có trách nhiệm.
  11. 4. Đánh giá, khẳng định lại những vấn đề đã nghị luận và những đóng góp của Nguyễn Minh Châu. (1,0 điểm) - Bằng việc xây dựng những nghịch lý, Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm 0,5 nhiều bài học bổ ích, thiết thực. Đó cũng là những thông điệp ám ảnh cho mỗi nghệ sĩ nói riêng và con người nói chung trong cuộc đời. - Khẳng định giá trị của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa - tác phẩm tiêu 0,5 biểu cho giai đoạn văn học sau năm 1975 của Nguyễn Minh Châu. Ông xứng đáng là người mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học ta hiện nay. ---------------------------HẾT---------------------------
  12. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT YÊN BÁI NĂM HỌC 2012-2013 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN (Đề thi có 02 câu) Ngày thi: 08/10/2012 Thời gian: 180 phút (không kể giao đề) Câu 1. (8 điểm) Viết một bài văn nêu suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của bài thơ: Quán hàng phù thủy (K.Badjadjo Pradip) Một phù thuỷ Mở quán hàng nho nhỏ: “- Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn: “- Anh muốn gì?” “- Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…” “- Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!” (Thái Bá Tân dịch) Câu 2. (12 điểm) Trái tim người nghệ sĩ vốn rất nhạy cảm. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Nghìn trái tim mang trong một trái tim” (Cảm xúc) Nhà thơ Xuân Quỳnh cũng có lần tâm sự: “Em trở về đúng nghĩa trái tim em” (Tự hát) Từ hai câu thơ trên, anh/chị hãy phát biểu cảm nhận về những điều sâu thẳm nhất trong trái tim của hai nhà thơ qua bài “Vội vàng” (Xuân Diệu) và “Sóng” (Xuân Quỳnh). ..................Hết................. - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh......................................... Chữ kí giám thị số 1: ................................... Số báo danh.................................................. Chữ kí giám thị số 2: ..................................
  13. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT YÊN BÁI NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC (Hướng dẫn chấm gồm 04 trang) I. PHẦN HƯỚNG DẪN CHUNG Do đặc trưng môn Ngữ văn và tính chất của kì thi học sinh giỏi lớp 12 THPT, giáo viên cần nắm vững yêu cầu hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, chủ động linh hoạt trong vận dụng tiêu chuẩn cho điểm, không đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Bản hướng dẫn chỉ xác định yêu cầu cơ bản, trên cơ sở đó, người chấm cân nhắc từng trường hợp cụ thể để cho điểm. Nếu học sinh làm bài theo cách riêng, khác với đáp án, nhưng đáp ứng được những yêu cầu cơ bản hoặc trình bày có lí lẽ và căn cứ thì vẫn cho đủ điểm với từng phần như hướng dẫn qui định. Cần trừ điểm đối với những lỗi về kiến thức, diễn đạt và chính tả. Những bài viết có cảm xúc và sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức cần được khuyến khích. II. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1. (8 điểm) a.Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b.Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, hợp lý, chặt chẽ, thuyết phục... và nêu bật được các ý chính sau: 1. Đọc hiểu tác phẩm. - Bài thơ tạo dựng ra một tình huống đối thoại giữa phù thủy với nhân vật "tôi". + Phù thủy: đại diện cho quyền năng vạn biến, có phép nhiệm màu kì diệu. + Nhân vật "tôi": người đi tìm hạnh phúc, tình yêu, sự bình yên... - Bài thơ đưa ra triết lí nhân sinh sâu sắc về những giá trị tinh thần của con người: tình yêu, tình bạn, hạnh phúc, sự bình yên... 2. Phân tích, đánh giá, bàn bạc: - Trong cuộc sống con người luôn luôn có nhu cầu kiếm tìm hạnh phúc, tình yêu, tình bạn và vươn tới sự bình yên trong cuộc sống. Đây là khát vọng mãnh liệt, thường trực, đấy tính nhân văn, là cái đích mà nhân loại vươn tới. 1
  14. - Trên con đường đi kiếm tìm tình yêu và sự hạnh phúc... con người có nhiều cách khác nhau có thể đúng đắn, có thể sai lầm. Trong bài thơ này, nhân vật "tôi" có một ứng xử sai lầm: tìm hạnh phúc, sự bình yên, tình yêu, tình bạn... ở các thế lực siêu nhiên, phép màu và nghĩ rằng tiền có thể mua được những thứ đó. - Trên thực tế: + Hạnh phúc, sự bình yên, tình yêu, tình bạn... là những gì gần gũi, thân thuộc, có thực và luôn hiện hữu trong cuộc sống xung quanh chứ không phải ở thế giới thần tiên xa xôi nào đó. + Không có một quyền lực, một sức mạnh, một của cải nào có thể mua được những giá trị tinh thần ấy. + Muốn những giá trị tinh thần đó vĩnh cửu, trường tồn phải vun trồng, chăm xới, nuôi dưỡng,... Cây non có thể kết quả chín là do sự chăm sóc của chính mình. + Hạnh phúc không phải ở ngày gặt hái mà nằm ngay trong quá trình vun đắp, gìn giữ, vượt qua những khó khăn, gian nan, thử thách. 3. Bài học: Một bài thơ nhỏ gọn nhưng ý tứ sâu sắc giàu chất triết lí, đem đến cho người đọc nhiều bài học ý nghĩa: - Trong cuộc sống, con người luôn phải có khát vọng hướng tới những giá trị cao đẹp. - Phải chính bàn tay ta xây đắp tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên, không nên trông chờ vào một năng lực siêu nhiên, một phép màu nào đó. - Quá trình tìm kiếm tạo dựng hạnh phúc, sự bình yên là một quá trình lâu dài, không có sẵn cho nên không được nản lòng, phải có ý chí, nghị lực. Hơn thế phải có tình cảm chân thành, không vụ lợi, phải có phương hướng hành động đúng đắn. - Hạnh phúc, sự bình yên của cá nhân phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất với hạnh phúc, sự bình yên của tập thể. c. Thang điểm - Điểm 7-8: Đáp ứng các yêu cầu trên, cảm nhận phân tích sâu sắc, dẫn chứng chọn lọc phong phú chính xác, văn viết hấp dẫn, có cảm xúc. - Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tốt. - Điểm 3-4: Cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên. Nắm chắc yêu cầu của đề, dẫn chứng chọn lọc chính xác, diễn đạt tương đối tốt. - Điểm 2-3: Nắm chắc yêu cầu của đề, có dẫn chứng, phân tích, bình luận chưa được sâu sắc, còn mắc một số lỗi chính tả. - Điểm 1-2: Đáp ứng chưa tốt các yêu cầu trên, văn chưa viết trôi chảy, diễn đạt vụng, còn mắc nhiều lỗi chính tả. - Điểm 0- 1: Chưa đáp ứng các yêu cầu trên, bài viết lạc đề, bỏ giấy trắng. 2
  15. Câu 2. (12 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: - Thí sinh vừa phải nắm vững và biết phối hợp các kĩ năng giải thích, so sánh, bình luận một vấn đề lý luận văn học vừa cần thể hiện việc nắm bắt, lý giải vấn đề qua việc phân tích những tác phẩm cụ thể. - Bố cục rõ ràng chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, văn giàu hình ảnh. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thực chất đề bài yêu cầu học sinh phải biết vận dụng lý luận văn học và những kiến thức về hai tác phẩm “Vội vàng” của Xuân Diệu và “Sóng” của Xuân Quỳnh để giải thích chứng minh luận đề chìm. 1. Giải thích. - Trái tim trong thơ văn là biểu tượng của tâm hồn. + Câu thơ thứ nhất: Xuân Diệu muốn nhấn mạnh tâm hồn nhà thơ thật bao dung, nhân hậu không chỉ chứa đựng những tình cảm, những cảm xúc phong phú của riêng mình mà tập trung cho những buồn vui của cuộc đời rộng lớn, của số phận cả nhân loại: “Ngàn trái tim mang trong một trái tim”. + Câu thơ thứ hai: Xuân Quỳnh muốn nói đến ước muốn sống chân thật với những khát vọng chân thành; tâm hồn nhà thơ xúc động mãnh liệt với những buồn vui, khổ đau hạnh phúc của mình, của đời “đúng nghĩa trái tim”. - Thí sinh có thể dựa vào lí luận đặc trưng của văn học để giải thích lý do vì sao cả hai câu thơ đều nói đến “trái tim”. + Đặc trưng của văn học là tình cảm. Văn học xuất phát từ tình cảm, từ tâm hồn tác giả tìm đến tâm hồn người đọc. Văn học cần sự đồng cảm, đồng điệu. + Nhà thơ, nhà văn phải biết sống chân thành, nhạy cảm với đời, với người thì tác phẩm của họ mới phong phú, giàu giá trị và tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn người đọc. 2. Chứng minh. Thí sinh có thể phân tích hai tác phẩm và phát biểu những cảm nhận khác nhau nhưng phải xuất phát từ nội dung, tư tưởng chủ đề của tác phẩm và của đề thi. Dưới đây là một vài gợi ý: * Giống nhau: cả hai nghệ sĩ đều trăn trở để làm sáng tỏ những điều sâu thẳm trong trái tim mình. * Khác nhau: - Ở “Vội vàng”, Xuân Diệu muốn thể hiện điều sâu thẳm nhất trong tâm hồn mình đó là khát vọng sống mãnh liệt, một niềm ham sống vô biên, khát khao vô cùng. + Ca ngợi cuộc sống muôn màu, muôn vẻ hấp dẫn và quyến rũ. + Ca ngợi tình yêu và tuổi trẻ. 3
  16. + Giục giã vội vàng sống từng phút từng giây, cố níu giữ thời gian cũng như niềm tiếc nuối mùa xuân, tuổi trẻ… đều là những biểu hiện của khát vọng sống sâu xa trong trái tim của nhà thơ. Niềm khát sống ấy thể hiện qua cái nhìn của nhà thơ với hiện thực khách quan, qua tứ thơ mới lạ, qua những hình ảnh thơ sáng tạo, qua giọng thơ sôi nổi háo hức… - Ở “Sóng”, Xuân Quỳnh muốn chứng minh một tình yêu vô bờ vừa truyền thống vừa hiện đại từ sâu thẳm trái tim của người phụ nữ: + Đằm thắm, dịu dàng, hồn hậu, chung thủy… - nét đẹp truyền thống của người phụ nữ. + Táo bạo, mãnh liệt, dù có phấp phỏng lo âu trước cái vô tận của thời gian nhưng vẫn vững tin vào sức mạnh của tình yêu - nét đẹp hiện đại của người phụ nữ. c. Thang điểm: Điểm 11-12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu về kĩ năng và nội dung nêu trên. Có hiểu biết sâu rộng, nắm vững kiến thức lí luận văn học, có tính sáng tạo trong tư duy. Bố cục rõ ràng, lập luận và kết cấu chặt chẽ, văn viết giàu sức biểu cảm; khả năng cảm thụ và phân tích dẫn chứng tốt, gắn chặt với luận đề. Điểm 9-10: Bài làm đáp ứng tốt những yêu cầu trên. Luận giải vấn đề chính xác, có một số phát hiện tốt. Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; khả năng cảm thụ và diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc. Điểm 7-8: Đáp ứng được phần lớn yêu cầu trên. Bố cục cân đối, rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt khá tốt. Mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả. Điểm 5-6: Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu trên nhưng còn sơ lược. Dẫn chứng thiếu chọn lọc. Bố cục, kết cấu tạm được, mắc một vài lỗi chính tả và dùng từ. Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng chỉ đáp ứng được một nửa yêu cầu trên. Kết cấu, bố cục tương đối rõ. Còn mắc một vài lỗi diễn đạt, dung từ, ngữ pháp… Điểm 1-2: Bài làm sơ lược, ý nghèo nàn, có phần lệch đề. Bố cục, kết cấu chưa rõ, mắc nhiều lỗi. Điểm 0: Chưa đáp ứng được yêu cầu của đề, sai lạc hoàn toàn, hoặc không viết được gì. --------- Hết ---------- 4
  17. UBND TỈNH BẮC NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 - THPT ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi 29 tháng 3 năm 2013 ===== ===== Câu 1. (4,0 điểm) Ngày Tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.” (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, trang 09) Cảm nhận của anh (chị) về hai âm thanh “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn văn trên. Câu 2. (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3. (10 điểm) Cảm nhận nét đặc sắc của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” - Thanh Thảo. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) ========Hết======== (Đề thi có 01 trang)
  18. UBND TỈNH BẮC NINH HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2012-2013 Môn: Ngữ văn - Lớp 12 - THPT Hướng dẫn chấm có 05 trang Câu 1. (4,0 điểm) Ngày Tết, Mị muốn đi chơi xuân nhưng bị A Sử trói đứng vào cột nhà. Tô Hoài viết tiếp: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi - Em yêu người nào, em bắt pao nào…”. Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.” (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, trang 09) Cảm nhận của anh (chị) về hai âm thanh “tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa đạp vào vách” trong đoạn văn trên. ------------------------- 1. Yêu cầu về kĩ năng: Học sinh có thể viết thành một bài văn ngắn hoặc một đoạn văn thể hiện những cảm nhận của mình về chi tiết âm thanh tiếng sáo, tiếng chân ngựa đạp vào vách trong một đoạn văn hay vào bậc nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ. Yêu cầu bố cục sáng rõ, diễn đạt mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc. 2. Yêu cầu về kiến thức: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn văn. (0,5 điểm) Đoạn văn tả cảnh Mị bị A Sử trói vào cột nhà trong bóng tối, trong tâm trạng chập chờn mê tỉnh. Hai âm thanh tiếng sáo gọi bạn yêu và tiếng chân ngựa đạp vào vách đan cài thể hiện sự giao tranh quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng trong Mị. - Âm thanh “tiếng sáo” gọi bạn yêu. (1,0 điểm) + Đó là âm thanh đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, là tiếng gọi bạn trong những đêm tình mùa xuân - một sinh hoạt giàu tính nhân văn của người Mèo. + Âm thanh tiếng sáo là thế giới ước mơ của Mị. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc của mình. Mị chỉ còn biết tiếng sáo, sống trong tiếng sáo, mê man chập chờn trong tiếng sáo. Tiếng sáo đánh thức quá khứ, thức dậy trong Mị ý thức về cuộc sống, tình yêu và hạnh phúc. + Tiếng sáo đã trở thành âm thanh mê hoặc, dẫn dụ, gọi Mị vùng bước đi. Sức sống trào dâng mãnh liệt khiến Mị quên cả hiện thực, bất chấp dây trói như không biết mình đang bị trói. Tiếng sáo trở thành một biểu trưng sâu sắc cho ước mơ, cho sức sống tiềm tàng của Mị. - Âm thanh “tiếng chân ngựa đạp vào vách”. (1,0 điểm) + Tiếng chân ngựa đạp vào vách là biểu trưng cho hiện thực nô lệ, cho số phận khổ đau của Mị. Tiếng chân ngựa đạp vào vách xoáy sâu nỗi đau tinh thần gợi một sự so sánh nghiệt ngã - thân phận con người không bằng thân trâu ngựa. + Sức mạnh của âm thanh ấy lớn hơn cả dây trói vốn chỉ trói được thể xác. Nó làm âm thanh tiếng sáo tắt ngay, ước mơ tan biến, đủ sức bắt Mị trở về với hiện thực đau khổ.
  19. - Hai âm thanh đối lập, giao tranh nhau. (1,0 điểm) + Hai âm thanh đan cài nhau khép mở hai thế giới: một thế giới của ước mơ, của sức sống với tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị; một thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vách nhắc nhở thân phận ngựa trâu. + Hai âm thanh giao tranh đối lập nhau, khép mở hai tâm trạng. Tâm trạng mê man theo tiếng sáo gọi bạn tình, trào dâng khát vọng- sức sống mãnh liệt và tâm trạng bừng tỉnh, đau đớn, cay đắng của Mị khi nhận ra thân phận của mình không bằng con ngựa. Đó chính là sự giao tranh quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng trong Mị. - Đánh giá. (0,5 điểm) Hai âm thanh - hai biểu trưng sâu sắc, giàu ý nghĩa trong một đoạn văn nhỏ nhưng đã cô đúc được giá trị tác phẩm về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của nhà văn Tô Hoài. Câu 2. (6,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ. Anh (chị) hãy viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. -------------------------- 1. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài nghị luận xã hội, kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn thuyết phục. - Biết cách chọn và kết hợp nhiều thao tác lập luận phù hợp, vận dụng nhuần nhuyễn các thao tác lập luận: giải thích, chứng minh, bình luận. 2. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể linh hoạt trong cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý sau: a. Giải thích: - Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo thành từ nhiều con suối... b. Bình luận: - Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động viên, khuyến khích. - Nhưng phải luôn ý thức rằng: + Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị. + Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường. (Lưu ý: mỗi luận điểm có dẫn chứng thực tế để minh hoạ) c. Bài học: - Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm... - Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới những điều lớn lao. 3. Biểu điểm: - Điểm 5-6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, có cảm xúc.
  20. - Điểm 4-5: Đáp ứng được phần lớn các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, mạch lạc, ít mắc lỗi. - Điểm 2-3: Đáp ứng được khoảng một nửa yêu cầu trên, còn một số lỗi về diễn đạt, chính tả. - Điểm 1: Không hiểu đề hoặc hiểu còn mơ hồ, nhiều lỗi diễn đạt. Giám khảo có thể cho điểm theo các ý: Ý a. 1,5 điểm. Ý b. 3,0 điểm. Ý c. 1,5 điểm. Điểm hình thức trong điểm nội dung. Câu 3. (10 điểm) Cảm nhận nét đặc sắc của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” - Thanh Thảo. (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008) -------------------------- A. Yêu cầu về kĩ năng: Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, giàu chất văn. B. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh cần chỉ ra, phân tích và đánh giá được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm “Đàn ghi ta của Lor-ca”. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung sau: 1. Giới thiệu nhà thơ Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. - Thanh Thảo là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông có nhiều nỗ lực cách tân thơ Việt Nam hiện đại. Thơ ông giàu tính triết luận, cảm hứng thường hướng về những con người sống có nghĩa khí, nhân cách ngời sáng dù số phận có thể ngang trái. - Trên hành trình đổi mới thơ, “ông vua trường ca” đã ám ảnh người đọc bằng nhiều sáng tác độc đáo. Trong đó, “Đàn ghi ta của Lor-ca” in trong tập “Khối vuông ru - bích” (1985) là một thi phẩm đặc sắc. 2. Nét đặc sắc của bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca”. a. Về nội dung. Bài thơ như một khúc tráng ca tưởng niệm về Lor-ca, tái hiện hình tượng người nghệ sĩ tự do và cô đơn; một cái chết oan khuất, bi phẫn bởi những thế lực tàn ác; một tâm hồn bất diệt. Bài thơ đã làm sống lại huyền thoại về một con người, một nghệ sĩ, một chiến sĩ, về xứ sở Tây Ban Nha, âm nhạc và thi ca. Bài thơ đã thể hiện sự ngưỡng mộ, xúc động sâu sắc, đồng cảm tri âm của Thanh Thảo với nhà thơ, nghệ sĩ, chiến sĩ Lor-ca. - Vẻ đẹp bi tráng của Lor-ca. + Lor-ca được miêu tả trên nền rộng lớn của văn hóa Tây Ban Nha: hình ảnh áo choàng đỏ gắt; vầng trăng; yên ngựa; cô gái Di-gan; nốt nhạc ghi ta li-la-li-la-li-la. Tất cả làm nổi bật tình yêu và sự gắn bó không thể tách rời của Lor-ca với xứ sở Tây Ban Nha. Hình ảnh áo choàng đỏ gắt giúp ta liên tưởng đến khung cảnh của một đấu trường giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha với nghệ thuật cách tân của Lor-ca.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2