Đề thi HSG cấp huyện năm 2016-2017 môn Địa lý 9 - Phòng GD&ĐT huyện Xuân Lộc (Đề số 1 - Có đáp án)
lượt xem 57
download
Nhằm phục vụ cho các em học sinh có thể tài liệu để ôn luyện trước kì thi học sinh giỏi sắp diễn ra và các thầy cô giáo có thêm tài liệu tham khảo để bồi dưỡng cho các em, xin giới thiệu đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện môn Địa lý 9 dưới đây. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HSG cấp huyện năm 2016-2017 môn Địa lý 9 - Phòng GD&ĐT huyện Xuân Lộc (Đề số 1 - Có đáp án)
- UBND HUYỆN XUÂN LỘC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Năm học 2016 – 2017 Khóa thi ngày 17 tháng 02 năm 2017 Môn thi: Địa lý lớp 9 ĐỀ CHÍNH Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ THI SỐ 1 Câu 1 (4.0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học em hãy: a. Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của việt Nam. b. Vì sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa? c. Hãy kể tên một số đảo và quần đảo lớn của Biển Đông Việt Nam. Câu 2 (6.0 điểm). Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và những kiến thức đã học em hãy: a. Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Giải thích tại sao có những đặc điểm đó? b. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên? Câu 3 (4.0 điểm). a. Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, có cơ cấu dân số trẻ, mật độ dân số cao. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh? b. Phân tích những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta. Câu 4 (2.0 điểm). "Biển Đông đối với nước ta là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước". Hãy cho biết vị trí, vai trò của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng? Câu 5 (4.0 điểm). Cho bảng số liệu: Sản lượng than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì 1990 – 2005. Năm 1995 2000 2005 2010 Sản lượng Than (triệu tấn) 4,6 8,4 11,6 31,4 Dầu mỏ (triệu 2,7 7,6 16,3 18,5 tấn) Điện (tỉ Kwh) 8,8 14,7 26,7 52,1 a. Vẽ biều đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình sản suất than, dầu mỏ và điện của nước ta thời kì trên. b. Nêu nhận xét và giải thích. (Học sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ 2009 trở lại đây) Họ tên học sinh: ..........................................................; Số báo danh: .......................... Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI THI CHỌN ĐỘI TUYỂN HSG CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2016 2017 Môn: Địa lí – Lớp 9 – Đề số 1 Điể Câu Nội dung m Câu 1: a. Trình bày vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt 4.0 Nam: điểm. * Vùng đặc quyền về kinh tế: Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển 0.5 rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước 0.5 khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài đươc tự do về hoạt động hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982. * Thềm lục địa: Phần ngầm biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo 0.5 dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rài lục địa, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa. Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo 0.5 vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên. b. Phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa vì: Trong các vấn đề biên giới, về đảo, về vùng đặc quyền kinh tế, do 0.5 nhiều nguyên nhân và hoàn cảnh lịch sử để lại nên giữa các nước trong khu vực còn nhiều tranh chấp, phức tạp, đòi hỏi cần phải ổn định để đối thoại, đàm phán giải quyết một cách hòa bình. Biển Đông là biển chung giữa Việt Nam và nhiều nước láng giềng. 0.5 Vì vậy việc tăng cường đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan sẽ là nhân tố tạo ra sự phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà nước và nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển hải đảo 0.5 của đất nước cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau. c. Kể tên một số đảo và quần đảo lớn của Biển Đông Việt Nam: Kể tên được 5 đảo lớn trở lên, 2 quần đảo quan trọng. (0.5 điểm) Đảo: Phú Quốc, Phú Quý, Lí Sơn, Cát Bà, Cồn Cỏ, Côn Đảo.... 0.5 Quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa. Câu 2 a. Đặc điểm chung và giải thích:(4.0 điểm) 6,0 điểm *Đặc điểm chung: Địa hình nước ta rất đa dạng, nhiều kiểu loại địa hình: đồi núi, đồng 0,75
- bằng, bờ biển, thềm lục địa … Đồi núi chiếm ¾ lãnh thổ, chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình miền 0,25 núi có sự khác biệt ở các khu vực: + Khu vực Đông Bắc: núi thấp, trung bình, có nhiều cánh cung, dải đồi 0.25 núi thấp. + Khu vực Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: địa hình cao, đồ sộ, có sự chia cắt 0.25 mạnh. + Tây Nguyên: gồm các khối núi cao, đồ sộ và các cao nguyên xếp 0,25 tầng, có bề mặt rộng. Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ, nằm ở ven biển; có 2 đồng 0,25 bằng lớn là ĐB SCL và ĐB SH, ngoài ra còn có đồng bằng duyên hải miền Trung. Địa hình bờ biển đa dạng, có nhiều cảnh quan đẹp và vùng thềm lục 0,25 địa rộng lớn. Hướng nghiêng chung của địa hình là hướng Tây Bắc Đông Nam. 0,25 Hai hướng chủ yếu của địa hình là Tây Bắc Đông Nam và vòng 0,25 cung. 0,25 Địa hình mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. * Giải thích: có những đặc điểm đó chủ yếu là do tác động của nội lực và ngoại lực, cụ thể là: 0,5 Nội lực: vận động kiến tạo, nhất là vận động tạo núi Himalaya làm địa hình nâng lên mạnh ở Tây Bắc và Tây Nguyên, ở Đông Bắc nâng lên với cường độ yếu và nhiều đợt; đồng thời với quá trình nâng lên là những khu vực bị sụt lún, đứt gãy tạo nên đồng bằng và thềm lục địa. 0,5 Ngoại lực: khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm với tác động của gió, nước, sóng tạo ra các địa hình: bồi tụ, cacxtơ (chủ yếu ở miền ven biển)… b. Những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên. (2 điểm) 0,5 a) Thuận lợi: – Đất badan diện tích rộng, màu mỡ, thích hợp với cây công nghiệp 0,5 lâu năm, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn… – Khí hậu cận xích đạo, nhiệt lượng dồi dào cùng với nguồn nước 0,5 phong phú, là điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển; mùa khô kéo dài thuận lợi cho phơi sấy. – Nhiệt, ẩm có sự phân hóa theo độ cao thuận lợi cho trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su…) và cây có nguồn gốc cận 0,5 nhiệt (chè…). b) Khó khăn: – Mùa khô kéo dài thiếu nước gây trở ngại lớn cho sản xuất. – Mùa mưa gây xói mòn đất, nhất là ở những nơi mất lớp phủ thực vật Câu 3 a. Chứng minh Việt Nam là nước đông dân, cơ cấu dân số trẻ, 4 điểm mật độ dân số cao. * Việt Nam là nước đông dân: Năm 2002, số dân nước ta là 79,7 triệu người (sách giáo khoa địa lí 0,5
- 9) (HS có thể lấy số liệu At lát Địa lí Việt Nam hoặc số liệu ngày 01/11/2013 là 90 triệu người), hoặc theo số liệu của Tổng Cục Thống kê tháng 9/2016 là 92 triệu người. Với số dân này nước ta đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 0,5 14 trên thế giới trong khi diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới. * Cơ cấu dân số trẻ: Số người dưới và trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ cao, trên độ 0,5 tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp. Năm 1999: + Nhóm 0 – 14 tuổi (dưới tuổi lao động): 33,5% 0,25 + Nhóm 15 – 59 tuổi (trong tuổi lao động): 58,4% 0,25 + Nhóm 60 tuổi trở lên (trên tuổi lao động): 8,1% 0,25 * Mật độ dân số cao: Năm 2013: 272 người /km2( mật độ dân số thế giới là 47 người/km2) 0,25 * Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì: 0,5 Nước ta có dân số đông, quy mô dân số lớn Nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ cao Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng vẫn thuộc loại cao trên thế giới b. Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta: 0,5 * Thế mạnh: Năm 2016, dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 53,27 triệu người (54,5% tổng số dân. (theo số liệu của Tổng Cục Thống kê tháng 9/2016) Mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu lao động. Lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần ham học hỏi, kinh nghiệm tích lũy qua nhiều thế hệ. Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ những thành tựu 0.5 phát triển của Giáo dục Đào tạo. * Hạn chế: Bên cạnh những ưu điểm trên thì vẫn còn một số lao động thiếu tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao. Lao động có trình độ cao còn ít, đội ngủ quản lý, công nhân lành nghề còn thiếu. Phân bố lao động không đều. Đại bộ lao động tập trung ở đồng bằng và hoạt động trong nông nghiệp; vùng núi và cao nguyên lại thiếu lao động, nhất là lao động có kỹ thuật. Câu 4 * Vị trí, vai trò của Biển Đông trong việc phát triển kinh tế, xã 2.0 điểm hội và an ninh quốc phòng ở nước ta: Vùng biển nước ta trong Biển Đông là một bộ phận lãnh thổ rộng 0,5 lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng, phong phú. Là cửa ngõ quan trọng để nước ta thực hiện chiến lược tiến ra biển, 0,5 đại dương để khai thác hiệu quả các nguồn lợi. Là con đường để nước ta thực hiện sự giao lưu, hội nhập vào nền 0,5 kinh tế khu vực và thế giới. Là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo
- trên biển Đông, đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có ý 0,5 nghĩa phòng thủ chiến lược. Câu 5 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất: 2,0 4 điểm Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường (Than và dầu mỏ có cùng đơn vị (triệu tấn) thể hiện bằng cột ghép, điện thể hiện bằng đường). Yêu cầu: đúng dạng biểu đồ, chính xác, có tên biểu đồ, đơn vị, chú giải, số liệu ghi trên biểu đồ. Lưu ý: + Vẽ biểu đồ khác: không cho điểm. + Nếu thiếu 1 trong các yêu cầu trên thì trừ 0,25 điểm/yêu cầu. 2. Nhận xét và giải thích: 1,5 Từ 1990 đến 2005 ngành công nghiệp năng lượng của nước ta phát triển mạnh: sản lượng than, dầu mỏ, điện đều tăng liên tục (tính mỗi sản lượng tăng bao nhiêu); thời kỳ tăng chậm, tăng nhanh; loại nào tăng nhiều nhất... Giải thích: 0,25 + Do nước ta có nguồn tài nguyên than, dầu mỏ và thủy năng phong phú. 0,25 + Nhu cầu sử dụng các sản phẩm này của người dân ngày càng lớn (Đặc biệt là dầu mỏ và điện). *Lưu ý: Trong quá trình chấm, giám khảo có thể linh động cho điểm những nội dung có ý nghĩa tương đương với nội dung đáp án, tuy nhiên không vượt quá số điểm quy định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Hoá học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 11
7 p | 121 | 18
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Toán lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 10
4 p | 140 | 16
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9
7 p | 113 | 14
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 5
6 p | 288 | 13
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Toán lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 7
6 p | 103 | 9
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 3
8 p | 113 | 9
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn tiếng Anh lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 13
6 p | 95 | 9
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Toán lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9
6 p | 68 | 8
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Vật lý lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 4
5 p | 196 | 8
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn GDCD lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 4
5 p | 105 | 7
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Toán lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 4
10 p | 87 | 7
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Toán lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 6
4 p | 98 | 6
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 13
7 p | 87 | 6
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn GDCD lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9
4 p | 127 | 6
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 11
6 p | 130 | 5
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 15
5 p | 68 | 5
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Toán lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 11
8 p | 76 | 4
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Địa lý lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 9
5 p | 71 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn