SỞ GD&ĐT TP ĐÀ NẴNG<br />
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ<br />
<br />
CHỌN ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI LỚP 10<br />
MÔN HÓA HỌC Năm học 2009 – 2010<br />
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)<br />
<br />
ĐỀ CHÍNH THỨC<br />
(Đề thi này gồm có 02 trang)<br />
Câu I: (2,0 điểm)<br />
Căn cứ vào sơ đồ biểu thị những tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ, hãy chọn những hóa<br />
chất thích hợp để viết các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất:<br />
t0<br />
a. Oxit bazơ + … → muối + nước d. Oxit axit + … → muối + nước g. Bazơ oxit bazơ + nước<br />
b. Bazơ + … → muối + bazơ<br />
c. Muối + … → muối + kim loại<br />
<br />
e. Axit + … → muối + axit<br />
f. Muối + … → muối + nước<br />
<br />
h. Muối + … → muối + muối<br />
<br />
Câu II: (2,5 điểm)<br />
Dẫn luồng khí H2 dư đi qua bình không có không khí đựng 4,72 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO,<br />
Fe2O3 đun nóng. Kết thúc phản ứng thu được 3,92 gam Fe và 0,90 gam H2O. Cũng lượng hỗn<br />
hợp X trên cho vào dung dịch CuSO4 dư thu được hỗn hợp chất rắn nặng 4,96 gam.<br />
a. Viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.<br />
b. Tính thể tích dung dịch HCl 7,3% (khối lượng riêng D = 1,03 g/ml) cần thiết để hòa<br />
tan 4,72 gam hỗn hợp X và tính thể tích khí (đktc) thoát ra khi hòa tan.<br />
Câu III: (2,5 điểm)<br />
Cho từ từ 150 mL dung dịch HCl 1M vào 100 mL dung dịch Na2CO3 1M, sau phản ứng thu được<br />
V mL khí CO2 (đktc). Dẫn lượng khí CO2 thu được vào bình chứa 40 mL dung dịch Ca(OH)2 a<br />
mol/l thấy xuất hiện 3 gam kết tủa. Tính giá trị của V và xác định a biết rằng các phản ứng xảy ra<br />
hoàn toàn.<br />
Câu IV: (2,0 điểm)<br />
Cho 2 bình kín A, B có cùng thể tích và đều ở 00C. Bình A chứa 1 mol khí clo, bình B chứa 1<br />
mol khí oxi. Cho vào mỗi bình 2,4 gam kim loại M có hóa trị không đổi. Nung nóng các bình để<br />
các phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa về nhiệt độ ban đầu. Sau phản ứng thấy tỉ lệ áp suất khí<br />
1,8<br />
trong 2 bình A và B là<br />
(thể tích chất rắn không đáng kể). Hãy xác định kim loại M.<br />
1,9<br />
Câu V: (2,0 điểm)<br />
Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các khí sau đựng trong các lọ riêng biệt mất nhãn:<br />
CO2, SO2, C2H4 và CH4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.<br />
Câu VI: (3,0 điểm)<br />
Cho 1,12 lit hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 hidrocacbon mạch hở có công thức khác nhau và trong<br />
các công thức sau: CnH2n+2, CnH2n, CnH2n-2. Chia X thành hai phần bằng nhau:<br />
- Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn cho sản phẩm qua H2SO4 đặc; sau đó qua KOH đặc. Sau<br />
thí nghiệm bình đựng KOH tăng 2,2 gam.<br />
- Phần 2 dẫn qua dung dịch brom dư; lượng brom đã phản ứng là 5,92 gam và không có<br />
khí thoát ra.<br />
Xác định công thức phân tử của 2 hidrocacbon.<br />
<br />
Câu VII: (2,0 điểm)<br />
Cho các chất sau: C4H10, C2H5OH, CH4, CH3COOH, C2H4, CH3COONa, C2H2, C4H8,<br />
CH3COOC2H5. Hãy sắp xếp thành một sơ đồ chuyển hóa và viết các phương trình hoàn thành sơ<br />
đồ này.<br />
Câu VIII: (2,0 điểm)<br />
Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau:<br />
H 2O , H <br />
a. (C6H10O5)n <br />
<br />
C6H12O6 (hiệu suất 80%)<br />
30320 C , men<br />
b. C6H12O6 <br />
C2H5OH (hiệu suất 75%)<br />
Viết PTHH theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh<br />
bột.<br />
Câu IX: (2,0 điểm)<br />
1. Hiện nay, ở Trung Quốc có một số nơi sản xuất sữa và thực phẩm có cho thêm hợp chất<br />
melamine (chứa 3 nguyên tử C trong phân tử) để tạo độ đạm ảo cao, gây ảnh hưởng nghiêm<br />
trọng đến sức khoẻ con người. Khi phân tích melamine người ta nhận thấy cứ 6 phần khối lượng<br />
C thì có 1 phần khối lượng H và 14 phần khối lượng N. Xác định công thức phân tử của<br />
melamine.<br />
2. Hãy giải thích các điều sau:<br />
a. Nghiêng bình đựng khí CO2 trên ngọn lửa của cây nến ngọn lửa sẽ tắt?<br />
b. Trong bộ dụng cụ thí nghiệm thu khí clo SGK lớp 9, người ta dẫn khí clo qua bình (1)<br />
đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) để đứng miệng bình có bông tẩm xút.<br />
c. Muốn quả mau chín người ta thường xếp quả xanh và chín gần nhau.<br />
--------------- Hết -------------Chú ý: Học sinh được sử dụng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và máy tính cá nhân<br />
đơn giản theo qui định của Bộ GD&ĐT. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.<br />
<br />
Trường THPT Trần Quốc Tuấn THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG<br />
Tổ Hoá học Năm học 2008 -2009<br />
Môn : HOÁ HỌC – LỚP 10<br />
Thời gian làm bài : 150 phút<br />
Câu I: (6 điểm)<br />
1) Viết công thức cấu tạo của các hợp chất sau:<br />
C2H4, NH3, BeH2, H2CO3, CaC2, Pb3O4, Fe3O4, Pb2O3.<br />
2) Dựa vào thuyết lai hoá obitan nguyên tử giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử<br />
C2H4, NH3, BeH2.<br />
3) Photpho và nitơ đều ở nhóm VA. Giải thích tại sao có hợp chất PCl5 mà không có hợp chất<br />
NCl5.<br />
Câu II: (4 điểm)<br />
A là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố phi kim X, Y. Biết X có hoá trị cao nhất đối với oxi bằng hoá<br />
trị đối với hiđro, Y có hoá trị cao nhất đối với oxi gấp 3 lần hoá trị đối với hiđro, khối lượng phân<br />
tử của A là 76.<br />
1) Xác định công thức phân tử của A.<br />
2) Khi đốt hoàn toàn A được hai oxit XO2 và YO2. Nếu cho hỗn hợp hai oxit nầy phản ứng với<br />
dung dịch NaOH thì thu được tối đa bao nhiêu muối? Đó là những muối nào?<br />
Câu III: (4 điểm)<br />
Hợp chất M tạo thành từ 5 nguyên tử của 3 nguyên tố có dạng XYZ3. Trong M tổng số hạt cơ<br />
bản (p,e,n) bằng 150 trong đó số hạt mang điện lớn hơn số hạt không mang điện là 50.<br />
1) Xác định phân tử khối của M.<br />
2) Biết số proton của X, Y, Z có tỷ lệ sau: PX : PY : PZ = 10 : 3 : 4. Xác định công thức phân tử<br />
của M.<br />
3) Lấy mgam chất M cho phản ứng với dung dịch HCl thu được khí A, cho khí A phản ứng với<br />
dung dịch NaOH 5% được dung dịch B. Biết nồng độ % của NaOH trong dung dịch B là 2%.<br />
Tính nồng độ % chất còn lại trong dung dịch B.<br />
Câu IV: (4 điểm)<br />
Hoà tan 9,2gam kim loại M vào nước được 100gam dung dịch A và 4,48lít khí (đo ở đktc).<br />
1) Tính C% dung dịch A.<br />
2) Biết M ở nhóm IA trong HTTH và nếu cho 1/2 dung dịch A phản ứng với 3,36lít CO2 (đo ở<br />
đktc) thu được dung dịch B chứa hai muối tan. Tính C% mỗi muối trong dung dịch B.<br />
<br />
Câu V: (2 điểm)<br />
Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Fe và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư được hỗn hợp khí A.<br />
Nếu cũng m gam hỗn hợp trên đun với dung dịch H2SO4 đ thu được hỗn hợp khí B gồm SO2<br />
và CO2. tỉ khối của B đối với A là 3,6875<br />
Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.<br />
(Cho Fe = 56 ; Cu =64 ; S = 32 ; Mg = 24 ; C = 12 )<br />
<br />