Đề thi HSG môn Sinh học 9 (có đáp án)
lượt xem 84
download
Tài liệu tổng hợp 27 đề thi HSG môn Sinh học lớp 9 có hướng dẫn giải chi tiết, nhằm giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn luyện. Hi vọng với đề thi ôn luyện này, các em sẽ đạt kết quả cao trong kì thi chọn HSG. Mời các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HSG môn Sinh học 9 (có đáp án)
- KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2007 – 2008 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Câu 1: (3 điểm) Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Menđen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? Câu 2: ( 5 điểm) Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN. So sánh cấu tạo của ARN với ADN? Câu 3: ( 4 điểm) Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong. Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống lúa có hạt gạo trong; thu được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn; a. Lập sơ đồ lai từ P đến F2. b. Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào? Câu 4:(4 điểm) Bằng kiến thức đã học hãy giải thích một số nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh tật di truyền ở người. 1
- HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: Tại sao Menđen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan? Những định luật của Men đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được không? Vì sao? (3đ) Menđen thường tiến hành các thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan vì: Khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt của nó(0,25đ) Đặc điểm này của đậu tạo điều kiện thuận lợi cho Menđen trong quá trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F1, F2... (0,25đ) từ một cặp bố mẹ ban đầu0,25đ Đặc điểm gieo trồng của đậu Hà Lan cũng tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên cứu0,25đ Những định luật di truyền của Menđen không chỉ áp dụng cho loại đậu Hà Lan(0,25đ) mà còn ứng dụng đúng cho nhiều loài sinh vật khác0,25đ Vì: Các thí nghiệm thường tiến hành trên đậu Hà Lan(0,25đ) và để khái quát thành định luật(0,25đ), Menđen phải lập lại các thí nghiệm đó trên nhiều đối tượng khác nhau(0,25đ). Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định(0,25đ) ở nhiều loài khác nhau(0,25đ), Menđen mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật0,25đs Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của các loại ARN.( 5điểm) 1/Cấu tạo hóa học chung của các loại ARN (2đ) ARN là các hạt đại phân tử, có cấu trúc đa phân0,25đ với thành phần gồm các nguyên tố: C, H, O, N, P.0,25đ và có cấu tạo bởi một mạch đơn0,25đ. Mỗi đơn phân của ARN là một nuclêôtít 0,25đ có 4 loại nuclêôtít tạo ARN: ađênin, uraxin, guanin, xitôzin 0,25đ ARN có từ hàng trăm đến hàng nghìn nuclêôtít 0,25đ Bốn loại: A,U,G,X sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau 0,25đ tạo cho ARN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù 0,25đ 2/ So sánh cấu tạo của ARN với AND (3điểm) a/ Các đặc điểm giống nhau: 1,5đ Đều có kích thước và khối lượng lớn 0,25đ cấu trúc theo nguyên tắc đa phân 0,25đ Đều có thành phần cấu tạo từ các nguyên tố hóa học C, H, O, N, P 0,25đ Đơn phân là nuclêôtít. 0,25đ có 3 trong 4 loại nuclêôtít giống nhau là: A, G, X 0,25đ Giữa các đơn phân có các liên kết nối lại tạo thành mạch 0,25đ. b/ Các đặc điểm khác nhau: 1,5đ Cấu tạo của AND (1đ) Cấu tạo của ARN (0,5đ) Có cấu trúc hai mạch song song Chỉ có một mạch đơn và xoắn lại với nhau Có chứa loại nuclêôtít timin T mà Chứa uraxin mà không có ti min không có uraxin U Có liên kết hydrô theo nguyên tắc Không có liên kết hydrô 2
- bổ sung giữa các nuclêôtít trên 2 mạch Có kích thước và khối lượng lớn Có kích thước và khối lượng nhỏ hơn ARN hơn ADN Câu 3: ( 4điểm) a/ Sơ đồ lai từ P F2 Theo qui ước đề bài: A: ( hạt gạo đục ), a: ( hạt gạo trong). 0,25đ Giống lúa thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA, 0,25đ Giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa. 0,25đ Sơ đồ lai: P: AA( hạt đục) x aa (hạt trong) 0,25đ GP: A a 0,25đ F1: Aa = 100% hạt đục 0,25đ F1: Aa hạt đục x Aa hạt đục 0,25đ GF1: A a A a 0,25đ F2: 1AA, 2Aa, 1aa 0,25đ Kiểu hình: 75% hạt gạo đục, 0,25đ 25% hạt gạo trong, 0,25đ b/ Cho F1 lai phân tích: F1 ta đã biết là Aa lai với cây mang tính trạng lặn có hạt gạo trong là aa. F1: Aa (hạt đục) x aa ( hạt trong) 0,25đ GF1: A a a 0,25đ F2: 1Aa 1aa 0,25đ 50% hạt gạo đục 0,25đ 50% hạt gạo trong 0,25đ Câu 4: Nguyên nhân cơ bản làm phát sinh các bệnh di truyền ở người (4điểm) a/ Tác động của môi trường và ô nhiễm của môi trường sống : Đây là nguyên nhân quan trọng và phổ biến. Có rất nhiều nguồn ô nhiễm gây tác hại. Song, có thể khái quát các yếu tố sau: Các chất phóng xạ tạo ra từ các vụ nổ do thử vụ khí hạt nhân. Các chất này đi vào khí quyển rồi phát tán qua môi trường sống.(0,5đ) Các chất thải hóa học do hoạt động công nghiệp và do con người gây ra như chạy máy nổ, đốt cháy..(0,5đ) Các chất thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu đặc biệt là chất độc hóa học mà Mĩ rải xuống Miền Nam nước ta gây hậu quả lâu dài.(0,5đ) Các chất trên phát tán ra môi trường rồi xâm nhập vào cơ thể người qua không khí, nước uống, thực phẩm…trở thành các tác nhân gây đột biến và tạo ra các bệnh di truyền.(0,5đ) b/ Hiện tượng hôn phối gần: 3
- Sự kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng thân thuộc, làm cho các gen đột biến lặn có hại được có điều kiện tổ hợp lại thành các kiểu gen đồng hợp lặn gây bệnh di truyền ở đời sau.(1đ) c/ Sinh con ở tuổi quá lớn: Bố, mẹ sinh con ở tuổi quá cao, con dễ mắc bệnh di truyền hơn bình thường là do các yếu tố gây đột biến trong cơ thể bố, mẹ trong một thời gian dài trước đó bây giờ có điều kiện tác động với nhau để tạo kiểu gen gây hại ở con.(1đ) …………………………………………………………………………………………………… ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2008 2009 Câu 1: a. Nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường ở người? Vai trò của hai loại hoócmôn insulin và glucagôn của tuyến tuỵ trong việc điều hoà lượng đường trong máu?. b. Dạ dày có khả năng tiêu hoá các loại thức ăn như thịt, trứng, đậu... Vậy tại sao dạ dày lại không tự tiêu hoá chính nó? Câu 2: 1. Đặc điểm nào của phân tử ADN giúp nó vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù?. 2. Vì sao phân tử ADN được coi là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? Câu 3: 1. Biến dị tổ hợp là gì? Tại sao loài sinh sản hữu tính lại phong phú hơn nhiều so với loài sinh sản vô tính? 2. Bộ NST của ruồi giấm được kí hiệu: AaBbDdXY a)Viết kí hiệu bộ NST ở kì đầu và kì cuối của quá trình nguyên phân diễn ra bình thường? b)Giả sử trong nguyên phân dây tơ vô sắc không hình thành, cặp Bb không phân li. Hãy viết kí hiệu bộ NST của các tế bào con có thể tạo thành? Câu 4: 1. Thế nào là thể dị bội, đa bội ?. 2. Một loài sinh vật có số nhóm liên kết gen bằng 10. Do đột biến NST bộ NST có 21 chiếc. Khả năng đột biến loại nào có thể xảy ra? Nêu cơ chế hình thành dạng đột biến trên Câu 5: 1. Lai kinh tế là gì? Vì sao trong lai kinh tế con lai F1 thường dùng để sản xuất chứ không dùng làm giống? 2. So sánh hình thức quan hệ cộng sinh và hội sinh , mỗi hình thức lấy một ví dụ minh họa?. 3 . Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau trong điều kiện nào? Khi số lượng một nhóm cá thể tăng quá cao sẽ xảy ra hiện tượng gì? Hậu quả của hiện tượng đó? Câu 6: Có 10 tế bào sinh dục ở vùng sinh sản đã nguyên phân 3 đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 560 nhiễm sắc thể đơn. Sau 4
- nguyên phân có 10% tế bào giảm phân; các giao tử tạo thành đều tham gia thụ tinh. Tổng số nhiễm sắc thể trong các hợp tử tạo thành là 64. 1. Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài, cho biết loài đó là gì? vì sao ?. 2. Xác định giới tính của cơ thể đã tạo ra các giao tử đó. Câu 7: Thí nghiệm trên một dòng đậu, người ta cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 56,25 % cây cao, hạt tròn: 18,75 % cây cao, hạt dài : 18,75 % cây thấp, hạt tròn : 6,25% cây thấp, hạt dài .Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. 1. Xác định quy luật di truyền chi phối phép lai trên. 2. Biện luận viết sơ đồ lai từ F1 đến F2. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (3 điểm) 1: Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường: Do sự giối loạn hoạt động của tuyến tuỵ lượng insulin tiết ra giảm sút lượng đường trong máu vượt mức cho phép thận không giữ được glucôzơ đái đường.(1 điểm) Bình thường trong máu lượng gucôzơ là 0,12% ( 0,25 điểm) + Nếu lượng gucôzơ trong máu > 0,12%, insulin được tiết ra biến đổi glucô thành glicôgen dự trữ ở gan và cơ. ( 0,25 điểm) + Nếu lượng gucôzơ trong máu
- Câu 3:( 3 điểm) 1. Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng của bố,mẹ làm xuất hiện các tính trạng mới ở con. ( 0,5 điểm) Ở những loài sinh sản hữu tính quá trình sinh sản là sự kết hợp giữa 2 cơ chế: giảm phân và thụ tinh . Trong giảm phân có sự trao đổi chéo ở kì đầu và sự phân li độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể ở kì sau I từ đó tạo ra vô số các loại giao tử khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể . Trong thụ tinh có sự kết hợp ngẫu nhiên giữa 2 loai giao tử đực và cái từ đó tổ hợp lại các gen của cơ thể bố, mẹ tạo ra nguồn biến dị tổ hợp vô cùng phong phú Tính đa dạng cao ( 1 điểm) Còn ở các loài sinh sản vô tính: Do sự sinh sản được thực hiện nhờ cơ chế nguyên phân nên các cơ thể con được sinh ra giống nhau và đều giống cơ thể mẹ nên không có biến dị tổ hợp Tính đa dạng thấp ( 0,5 điểm) 2.a Kì đầu: AAaaBBbbDDddXXYY( 0,25 điểm) Kì cuối: AaBbXY ( 0,25 điểm) b – AaBBbbDdXY ( 0,25 điểm) AaDdXY ( 0,25 điểm) Câu 4:( 2 điểm) 1. Thê dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. ( 0,25điểm) Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n) ( 0,25điểm) 2. Số nhóm liên kết gen bằng bộ nhiễm sắc thể đơn bội n vậy 2n= 20( 0,25điểm) Đột biến làm tăng số lượng NST lên 21NST, đây là dạng đột biến số lượng NST ở dạng dị bội hay thể tam nhiễm( Trong tế bào một cặp nhiễm sắc thể nào đó chứa 3 NST) (0,25điểm) Cơ chế: + Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li tạo ra 2 loại giao tử: một giao tử chứa 2 NST c ủa cùng một cặp( 11 NST), một giao tử không chứa NST sắc thể nào của cặp đó( 9 NST) ( 0,5điểm) + Trong quá trình thụ tinh giao tử chứa 11 NST kết hợp với giao tử bình thường( 10 NST) tạo thể dị bội nói trên( 0,5điểm) Câu 5:(3,5 điểm) 1. Lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm không dùng làm giống. ( 0,25điểm) Dùng con lai F1 làm sản phẩm vì: con lai F1 được tập trung các gen trội có lợi của cả bố và mẹ ở trạng thái dị hợp ( chỉ các gen trội có lợi được biểu hiện), ưu thế lai biểu hiện cao nhất (0,5điểm) 6
- Không dùng con lai F1 làm giống vì: Con lai có kiểu gen dị hợp nếu dùng làm giống ở thế hệ sau có sự phân li tính trạng biểu hiện cả tính trạng xấu, ưu thế lai giảm dần. ( 0,5điểm) 2. Giống nhau: (0,5 điểm) + Đều là hình thức quan hệ khác loài. + Các sinh vật hỗ trợ nhau trong quá trình sống. Khác nhau:(1điểm) Cộng sinh Hội sinh Là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. VD: Nấm và tảo sống với nhau tạo VD: Địa y sống trên các cây thân gỗ. thành Địa y. 3. Điều kiện để các sinh vật cùng loài có quan hệ hỗ trợ: Sinh vật sống với nhau thành nhóm tại nơi có diện tích hay thể tích hợp lí và nguồn sống đầy đủ. ( 0,25điểm) Khi số lượng cá thể tăng cao sẽ xảy ra hiện tượng cạnh tranh cùng loài. ( 0,25điểm) Hậu quả: Một số cá thể tách khỏi nhóm để giảm sự cạnh tranh và hạn chế cạn kiệt nguồn thức ăn. ( 0,25điểm) Câu 5:( 2,5 điểm). 1. Theo bài ra ta có: 10( 23 1). 2n = 560 (0,25 điểm) 2n = 8( bộ NSTcủa ruồi giấm). (0,25 điểm) Dựa vào tính chất đặc trưng về số lượng NST của loài. (0,25 điểm) 2. Sau 3 đợt nguyên phân liên tiếp số tế bào con sinh ra là: 10 x 2 3 = 80 tế bào con. (0,25 điểm) Số tế bào con giảm phân là: 80 x 10% = 8 tế bào. ( 0,25điểm) Số hợp tử được tạo thành là: 64: 8 = 8 hợp tử ( 0,5điểm) Biết rằng các giao tử được tạo thành đều tham gia thụ tinh: Nếu 8 tế bào trên là tế bào sinh giao tử đực thì sẽ tạo ra 8 x 4 = 32 giao tử và số hợp tử là 32 ( trái với giả thiết) ( 0,5điểm) Vậy giới tính tạo ra giao tử trên là giới cái. ( 0,25điểm) Câu 6:(3,5 điểm) 1. Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạngở F2 + Tính trạng chiều cao cây: Cây cao: Cây thấp = (56,25+ 18,75): (18,75+ 6,25) = 3 : 1 Cây cao là tính trạng trội so với cây thấp 0,75 điểm Quy ước: A: cây cao a: cây thấp Kiểu gen tính trạng chiều cao cây là: Aa x Aa. + Tính trạng hình dạng hạt: Hạt tròn: hạt dài = (56,25+ 18,75): (18,75+ 6,25) = 3 : 1 7
- Hạt tròn là tính trạng trội so với hạt dài. Quy ước: B: Hạt tròn 0,75 điểm b: hạt dài Kiểu gen tính trạng hình dạng hạt là: Bb x Bb Xét chung hai cặp tính trạng ở F2: 56,25 % cây cao, hạt tròn: 18,75 % cây cao, hạt dài : 18,75 % cây thấp, hạt tròn : 6,25% cây thấp, hạt dài = 9 : 3 : 3: 1= ( 3: 1) ( 3:1) 0,5 điểm Như vậy tỉ lệ chung của 2 cặp tính trạng bằng tích tỉ lệ riêng rẽ của từng cặp tính trạng Hai tính trạng trên di truyền theo quy luật phân li độc lập 2. F2 có 16 tổ hợp gen ( 4x 4) F1 phải dị hợp về 2 cặp gen Kiểu gen của F1: AaBb 0,5 điểm Kiểu hình: Cây cao, hạt tròn Sơ đồ lai : AaBb x AaBb G: AB; Ab; aB; ab AB; Ab; aB; ab 1 điểm F2: TLKG: 1 AABB: 2 AaBB: 2 AABb: 4 AaBb: 1 Aabb: 2 Aabb: 1 aaBB: 2 aaBb: 1 aabb ……………………………………………………………………………. ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC 9 Năm học 2008 – 2009 Thời gian làm bài 120 phút Câu 1: (3,5điểm) a. Vì sao hô hấp và quang hợp lại trái ngược nhau, nhưng lại quan hệ chặt chẽ với nhau? b. Giải thích tại sao nghỉ ngơi dưới tán cây, người ta thấy khỏe hơn vào ban ngày và ngược lại thường bị mệt vào ban đêm? Câu 2: (4 điểm) a. Giải thích tạo sao tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. b. Hãy chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể. Câu 3: (3,5điểm) So sánh qui luật phân li độc lập và hiện tượng di truyền liên kết về hai cặp tính trạng. 8
- Câu 4: (2 điểm) Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ có đúng không? giải thích. Câu 5: (7 điểm) Ở người gen qui định dạng tóc nằm trên NST thường. a. Ở gia đình thứ nhất bố và mẹ đều có tóc xoăn sinh được đứa con gái có tóc thẳng. Hãy giải thích để xác định tính trạng trội lặn qui ước gen và lập sơ đồ lai minh họa. b. Ở gia đình thứ hai mẹ là tóc thẳng sinh được đứa con trai tóc xoăn và một đứa con gái tóc thẳng. Giải thích và lập sơ đồ lai. c. Con gái của gia đình thứ nhất lớn lên kết hôn với con trai gia đình thứ hai. Hãy xác định kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Câu 1: (3,5điểm) a. Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau. 0,5đ Hô hấp và quang hợp quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai hiện tượ Hô h ng đấềpu dựa vào nhau, sản phẩm củQuang h a hiện tợ ượp ng này là nguyên Hấp th liệu của hi ện tụượ khí O2, thải khí CO ng kia. Thí d ụ: Ch Hấp thụ CO 2 ất hữu cơ do quang h ợp t2ạ ải O2 tho ra là nguyên liệ u Thân giải chất hữu cơ Chế tạo chất hữu cơ 9
- của hô hấp, ngược lại khí CO2 tạo ra từ hô hấp là nguyên liệu của quang hợp. 0,75đ Mỗi cơ thể sống đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và thiếu một trong hai hiện tượng này thì sự sống dừng lại. 0,25đ b. Ban ngày xảy ra hiện tượng quang hợp và hô hấp.Nhờ có quang hợp cây hút khí Cacbonic và nhả oxi làm không khí xung quanh cây chứa nhiều oxi nên ta cảm thấy dễ chịu. Ngược lại ban đên cây chỉ có quá trình hô hấp, dẫn đến không khí xung quanh có lượng khí oxi thấp còn khí CO2 tăng, do vậy người ngồi dưới tán cây vào ban đêm ta thấy mệt mỏi hơn do thiếu O2 thừa CO2. 2đ Câu 2: (4 điểm) a. Cơ thể cấu tạo từ nhiều hệ cơ quan, mỗi cơ quan do nhiều cơ quan hợp lại, mỗi cơ quan là do tập hợp bởi nhiều mô co chức năng giống nhau. Mỗi mô do nhiều tế bào có hình dạng, cấu tạo và chức năng giống nhau hợp thành. Tất cả mọi tế bào trong cơ thể đều có cấu tạo rất giống nhau bao gồm: 1đ Màng sinh chất, chất tế bào với các bào quan như: ti thể, trung thể bộ máy gôngi, lưới nội chất, ri bô xôm. Nhân tế bào gồm màng nhân, NST và nhân con =>vì vậy tế bào được xem là đơn vị cấu tạo của cơ thể. 0,5đ b. Tất cả các hoạt động sống của cơ thể đều xảy ra ở tế bào như: Màng sinh chất giúp thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.0,5đ Chất tế bào là nơi diễn ra các hoạt động sống như: + Ti thể là nơi tạo ra năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể. 0,5đ + Ri bô xôm là nơi tổng hợp Protêin 0,25đ + Bộ máy gôngi thực hiện chức năng bài tiết. 0,25đ + Trung thể tham gia quá trình phân chia và sinh sản của tế bào. 0,25đ + Lưới nội chất đảm bảo sự liện kết giữa các bào quan, tất cả các hoạt động nói trên làm cơ sở cho sự sống, sự lớn lên và sinh sản của cơ thể, đồng thời giúp cơ thể phản ứng chính xác tác động của môi trường sống. 0,25đ => Vậy tế bào được xem là đơn vị chức năng và là đơn vị của sự sống cơ thể.0,5đ Câu 3: (3,5điểm) * Sự giống nhau: Đều phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng 0,25đ Đều có hiện tượng gen trội át hoàn toàn gen lặn. 0,.25đ Đều dựa trên sự phân li của gen trên NST trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp gen từ các giao tử trong thụ tinh tạo thành hợp tử. 0,5đ P thuần chủng về hai cặp tính trạng tương phản, F1 đều mang kiểu hình với hai tính trạng.0,5đ * Sự khác nhau Qui luật phân li độc lập Hiện tượng di truyền liên kết Mỗi gen nằm trên một NST (hay hai Hai gen nằm trên một NST ( hay hai cặp gen nằm trên hai cặp NST tương cặp gen cùng nằm trên một cặp NST đồng khác nhau) 0,25đ tương đồng) 0,25đ 10
- Hai tính trạng di truyền độc lập Hai cặp tính trạng không di truyền không phụ thuộc vào nhau độc lập mà phụ thuộc vào nhau. 0,25đ 0,25đ Các gen phân li độc lập trong giảm Các gen phân li cùng với nhau trong phân tạo giao tử 0,25đ giảm phân tạo thành giao tử. 0,25đ Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp 0,25đ hợp. 0,25đ Câu 4: (2 điểm) Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh. 0,5đ Qua giảm phân ở mẹ chỉ sinh ra một loại giao trứng 22A + X, còn ở bố cho ra hai loại tinh trùng là 22A + X và 22A + Y. Sự thụ tinh giữa tinh trùng mang X với trứng tạo ra hợp tử chứa XX =>con gái. Còn tinh trùng Y thụ tinh với trứng tạo hợp tử XY => con trai.0,5đ =>Quan niệm đó là sai vì giao tử trứng chỉ mang một NST X còn trinh trùng lại có hai loại, 1 loại mang NST X và một mang NST Y. Nếu giao tử Y kết hợp với trứng => hợp tử XY là con trai => sinh con trai hay con gái là do nam giới quyết định.0,5đ P 44A + XX x 44A + XY G 22A + X 22A + X, 22A + Y F 44A + XX 44A + XY 0,5đ (Con gái) (Con trai) Câu 5: (7 điểm) a. Qui ước gen và sơ đồ lai của gia đình thứ nhất. Theo đề bài bố mẹ đều có tóc xoăn, mà sinh đứa con có tóc thẳng => con xuất hiện kiểu hình khác bố mẹ, chứng tỏ kiểu hình tóc thẳng ở con là tính trạng lặn và tóc xoăn là tính trạng trội. 1đ Qui ước: Gen A qui định tính trạng tóc xoăn. Gen a qui định tính trạng tóc thẳng. 0,5đ Con tóc thẳng có kiểu gen aa, còn bố mẹ đều có tóc xoăn (A ) tạo được giao tử a, nên có kiểu gen Aa. 0,5đ Sơ đồ lai: P Mẹ tóc xoăn Aa x Bố tóc xoăn Aa 0,25đ G A , a A , a 0,25đ F1 1AA , 2Aa , aa 0,25đ (3 tóc xoăn) (1 tóc thẳng) 0,25đ b. Xét gia đình thứ hai. Mẹ tóc thẳng có kiểu gen aa tạo một loại giao tử mang a. 11
- Con trai có tóc xoăn (A) và con gái tóc thẳng aa. 0,75đ =>bố tạo được hai loại giao tử A và a => bố có kiểu gen Aa, kiểu hình tóc xoăn. 0,75đ Sơ đồ lai. P Tóc thẳng aa x Tóc xoăn Aa 0,25đ G a A , a 0,25đ F1 Aa aa 0,25đ ( 1 con trai tóc xoăn) (1 con gai tóc thẳng) 0,25đ c. Kiểu gen, kiểu hình của thế hệ tiếp theo. Con gái của gia đình thứ nhất mang kiểu gen aa Con trai của gia đình thứ 2 mang kiểu gen Aa 0,25đ Kiểu gen kiểu hình của thế hệ tiếp theo được xác định qua sơ đồ sau: F1 aa Tóc thẳng x Aa Tóc xoăn 0,25đ GF1 a A , a 0,25đ F2 Aa aa 0,25đ 1 Tóc xoăn 1 Tóc thẳng 0,25đ …………………………………………………………………………………………… 12
- Đê thi hoc sinh gi ̀ ̣ ỏi vòng 1 năm hoc 2008 ̣ 2009 ̣ ơp 9 Môn thi : Sinh hoc l ́ Thơi gian : 120 phut (Không kê giao đê) ̀ ́ ̉ ̀ Câu 1: (1,5 điểm) Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Em hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn. Câu 2: (2,5 điểm) Trình bày cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ có thể? Nguyên nhân nào làm cho bộ NST đặc trưng của loài không được duy trì ổn định? Hãy lấy 1 ví dụ minh họa cho trường hợp đó. Câu 3 (1,5 điểm) ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền? Câu 4 (1,5 điểm) Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 là 8 tấn/ha/vụ. Em hãy trình bày cơ sở di truyền học để làm tăng năng suất của giống lúa trên. Câu 5 (3 điểm) Có 4 tế bào A, B, C, D nguyên phân một số đợt tạo ra 292 tế bào con. Số đợt nguyên phân của tế bào B gấp 2 lần số đợt nguyên phân của tế bào A nhưng lại bằng ½ số đợt nguyên phân của tế bào D. Bộ NST của 4 tế bào trên lần lượt tỷ lệ với 1:2:2:1. Tổng số NST trong các tế bào con được sinh ra từ 4 tế bào trên là 2592. a. Xác định số đợt nguyên phân và số tế bào con do mỗi tế bào trên tạo ra. b. Xác định bộ NST của 4 tế bào nói trên. c, Tế bào B chứa gen A có 3000 Nucleotit. Bước vào lần phân chia cuối cùng của tế bào này ½ số tế bào con diễn ra đột biến mất đoạn NST tác động lên gen A. Hãy xác định số Nucleotit của gen A bị mất; biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 39000 Nucleotit cho gen A qua các lần tự sao? 13
- ĐÁP ÁN Câu 1(1.5đ): Cho lai hai cơ thể bố, mẹ có kiểu gen AABB, aabb với nhau được thế hệ F1 (0.25đ) P: AABB x aabb F1: 100% AaBb Để có kiểu gen AAbb cần thực hiện phép lai giữa các cá thể F1 với nhau, từ đó phân tích kết quả F2 xác định cá thể có kiểu gen cần tạo (0.25đ) Cho F1 lai với nhau: AaBb x AaBb được thế hệ F2 có tỷ lệ kiểu hình: 9AB: 3Abb : 3aaB : 1aabb (0.25đ) Kiểu hình 3Abb có hai kiểu gen: AAbb và Aabb (0.25đ) Vì vậy để chọn ra kiểu gen AAbb thì cần thực hiện phép lai phân tích: Cho các cá thể có kiểu hình A bb lai với cá thể có kiểu hình mang tính trạng lặn aabb, rồi theo dõi riêng rẽ kết quả của từng cặp lai: (0.25đ) Ở cặp lai nào mà con lai đồng tính 100% Abb thì cá thể Abb đó có kiểu gen AAbb: (0.25đ) AAbb x aabb 100% Aabb Lưu ý : Đề ra không cho biết rõ là thực vật hay động vật vì vậy nếu HS sử dụng thuật ngữ giao phối hoặc giao phấn đều không đảm bảo tính khái quát. Nếu vi phạm lỗi này trừ 0.25 vào tổng điểm của câu 1. Do đó nếu sử dụng phương pháp tự thụ phấn giữa các cá thể Abb, rồi theo dõi kết quả con lai để tìm ra kiểu gen AAbb sẽ không được chấp nhận Không yêu cầu HS phải trình bày sơ đồ lai chi tiết vì câu hỏi ở đây mang tính khái quát, chủ yếu trình bày phương pháp là chính. Tuy nhiên cần có sơ đồ lai mang tính tổng quát như đã trình bày ở trên để minh họa, nếu HS không trình bày các sơ đồ lai thì trừ 0.25 vào tổng điểm câu 1 Vì đề bài chỉ yêu cầu tạo kiểu gen AAbb do đó không cần phải trình bày kết quả phép lai phân tích: Aabb x aabb Câu 2(2.5 đ): Ý 1: (1.75đ) Đối với sinh vật sinh sản vô tính: (0.75đ) + Trong sinh sản vô tính: thế hệ mới được tạo thành từ 1 hoặc 1 nhóm TB của cơ thể mẹ tách ra không qua thụ tinh ( 0.25đ) + Nguyên phân đảm bảo cho hai TB con sinh ra có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của TB mẹ ( 0.25đ) + Do đó cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ quá trình nguyên phân (0.25đ) 14
- Đối với sinh vật sinh sản hữu tính: (1.0đ) + Cơ chế duy trì ổn định bộ NST của loài qua các thế hệ cơ thể được đảm bảo nhờ kết hợp quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh (0.25đ) + Trong sinh sản hữu tính mỗi cá thể được phát triển từ 1 hợp tử. Nhờ quá trình NP hợp tử phát triển thành cơ thể mà tất cả các tế bào sinh dưỡng trong cơ thể đó đều có bộ NST giống bộ NST của hợp tử (2n) (0.25đ) + Khi hình thành giao tử nhờ quá trình GP các giao tử chứa bộ NST đơn bội (n), giảm đi 1/2 so với TBSD (0.25đ) + Khi thụ tinh sự kết hợp hai bộ NST đơn bội (n) của hai giao tử đực và cái trong hợp tử đã khôi phục bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài (0.25đ) Ý 2: (0.75đ) +Nguyên nhân làm cho bộ NST của loài không được duy trì ổn định đó là tác động của các tác nhân gây đột biến trong hoặc ngoài cơ thể cản trở sự phân bào bình thường trong nguyên phân hoặc giảm phân dẫn đến làm cho bộ NST của thế hệ sau bị biến đổi về mặt số lượng ở 1 hay 1 số cặp NST nào đó hoặc toàn bộ bộ NST (0.5đ) +Ví dụ: Lây được VD đúng (0.25đ) HS có thể nêu ví dụ bằng lời hoặc bằng sơ đồ đều có giá trị như nhau Câu 3: (1.5đ): Tính chất của ADN để đảm bảo cho nó thực hiện được chức năng: ADN là cấu trúc mang gen: gen mang thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin do đó ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền (0.5đ) ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu: +Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB (0.5đ) + Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh, như vậy thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể (0.5đ) Câu 4: (1.5đ) HS cần vận dụng kiến thức mối quan hệ: kiểu gen, môi trường , kiểu hình ,mức phản ứng để trình bày nhưng cần đạt được các ý sau đây: GHNS của 1 giống là do kiểu gen quy định Muốn tăng năng suất phải cải biến kiểu gen của giống lúa DR2 tạo ra giống mới để làm thay đổi GHNS của giống DR2 tạo GHNS mới cao hơn (0.75đ) Mỗi giống phát huy hết GHNS của nó trong điều kiện canh tác( điều kiện môi trường) phù hợp Có giống tốt nhưng cần tạo điều kiện thuận lợi về các điều kiện môi trường thì giống mới bộc lộ hết khả năng cho năng suất cao nhất trong GHNS mới (0.75đ) Câu 5:(3 đ) Mỗi câu a, b, c đều được 1 điểm 15
- Gọi số đợt NP của tế bào A là K1 thì số đợt NP của tế bào B là 2K1, của tế bào D là 4K1; Số đợt NP của tế bào C là K2 ( K1, K2 nguyên dương) số TB con do các TB A, B, C, D tạo ra lần lượt là: 2K1; 22K1; 2K2; 24K1 Theo bài ra ta có PT: 2K1+ 22K1+ 2K2+ 24K1 =292 (a) Nếu K1 3 24K1 212>292 K1 3 loại . Vì vậy K1=1 hoặc K1=2 Nếu K1=1 , (a) 21+22+2K2+24 = 292 2K2 =270 K2 lẻ loại Nếu K1=2, (a) 22+24+2K2+28 = 292 2K2 = 16 =24 K2=4 a. Số đợt NP và số TB con do mõi TB tạo ra là: TB A NP 2 đợt tạo ra 4 TB con TB B NP 4 đợt tạo ra 16 TB con TB C NP 4 đợt tạo ra 16 TB con TB D NP 8 đợt tạo ra 256 TB con b. Gọi bộ NST của TB A là x ( x N, x=2n), thì bộ NST của TB B là 2x, của TB C là 2x, TB D là x Theo bài ra ta có phương trình: 4.x +16.2x+16.2x+256.x = 2592 x(4+32+32+256) = 2592 x.324 = 2592 2592 x = =8 324 Vậy bộ NST của TB A là 8 TB B là 16 TB C là 16 TB D là 8 c. Tính số nucleôtit cua gen A bị mất TB B phân chia 4 đợt do đó gen A tự nhân đôi 4 lần. Qua 3 đợt phân chia dầu tiên TB B tạo ra 23= 8 TB con. Như vậy số TB con 8 bước vào lần phân bào 4 diễn ra đột biến là : = 4 (TB) 2 Nếu không có đột biến xảy ra thì môi trường nội bào phải cung cấp : 3000.(241)=3000.15=45000( Nuclêôtit) Nhưng môi trường nội bào chỉ cung cấp 39000 nuclêôtit 45000 − 39000 Vậy số nuclêôtit của gen A bị mất là: = 1500 4 ………………………………………………………………………………………….. 16
- ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI (Cấp tỉnh) Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1: ( 2,0 điểm) Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: Aa Bb Dd XY . a) Hãy xác định tên và giới tính của loài này ? b) Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ? c) Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân . Câu 2: ( 1,0 điểm) Có một tế bào mầm phân bào liên tiếp 5 đợt, được môi trường nội bào cung cấp 744 nhiễm sắc thể . Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo thành tinh trùng. a) Xác định bộ nhiễm sắc thể 2n. b) Xác định số lượng tinh trùng được tạo thành từ các tế bào con. Câu 3: ( 1,5 điểm) Cho một đoạn phân tử ADN dưới đây : Mạch 1: 5/ ... G T T A G A T A G X G ... G X X X A T G T A ... 3/ Mạch 2: 3/ ... X A A T X T A T X G X ... X G G G T A X A T ... 5/ a) Viết thứ tự các đơn phân của mARN được tổng hợp từ mạch 2 . b) Nếu đoạn ADN trên có chứa 1 gen ; mạch khuôn là mạch 1. Hãy : Giải thích để xác định chiều của mạch khuôn và giới hạn của gen ? Viết thứ tự các Ribônuclêôtit tương ứng của mARN được tổng hợp từ gen trên. 17
- Câu 4: ( 1,0 điểm) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Câu 5: ( 1,0 điểm) Ở cây ngô dị hợp về 2 cặp gen, tự thụ phấn qua 5 thế hệ thì tỷ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở thế hệ F5 là bao nhiêu ? Biết 2 cặp gen nói trên nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau . Câu 6: (1,5 điểm) Một phân tử ADN tự nhân đôi 3 đợt , đã được môi trường nội bào cung cấp là 21 000 Nuclêôtit. a) Tính chiều dài của phân tử ADN ra Ăngstrông mét ? b) Tính số lượng các loại Nuclêôtit của ADN này ; biết trong phân tử ADN này có Nuclêôtit loại T = 30 % số Nuclêôtit ? Câu 7 : ( 2.0 điểm ) Gen D có 186 Nuclêôtit loại Guanin và có 1068 liên kết Hiđro . Gen đột biến d hơn gen D một liên kết Hiđro, nhưng chiều dài của hai gen bằng nhau , a) Đây là dạng đột biến nào và liên quan đến bao nhiêu cặp Nu ? b) Xác định số lượng từng loại Nu trong gen D và gen d ? HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: ( 2,0 điểm) a) Đây là ruồi giấm đực : 2n = 8 b) Do có 4 cặp NST tương đồng nên số giao tử = 24 loại = 16 giao tử . (0,25đ) c) Kì đầu 1: Do NST đã nhân đôi trước đó nên kí hiệu : AAaa BBbb DDdd XXYY ( 0,25 đ) Kì cuối 2 : Có 16 loại giao tử với bộ NST đơn bội ( n ) ( 1,5 đ ) ABDX ABDY ABdX ABdY AbDX AbDY AbdX AbdY aBDX aBDY aBdX aBdY ab DX ab DY abd X abdY Đúng mỗi loại = 0,1 điểm Câu 2: ( 1,0 điểm) a) Áp dụng : ( 25 1 ) . 2n = 744 ( 0,25đ) Vậy bộ NST 2n = 744 : 31 = 24 ( NST ) ( 0,25đ) c) Tổng số tế bào con được tạo thành qua 5 lần phân bào là: Áp dụng : 2k = 25 = 32 tế bào (0,25đ) Một TB con giảm phân tạo ra 4 tinh trùng . Vậy 32 TB sẽ tạo ra : 32 x 4 = 128 tinh trùng ( 0,25đ) Câu 3: ( 1,5 điểm) 18
- a) Viết thứ tự các đơn phân của m ARN dược tổng hợp từ mạch đơn thứ 2 : Mạch 2: 3/ ... X A A T X T A T X G X ... X G G G T A X A T ... 5/ mARN: 5/ ... G U U A G A U A G X G ... G X X X A U G U A ... 3/ ( 0,5đ) b) Nếu ADN trên chứa 1 gen , mạch khuôn là mạch 1 thì: Chiều của mạch khuôn 1 là chiều : từ 3/ > 5/ ( 0,25đ) Cứ 3 Nu đứng kế tiếp nhau của ADN sẽ qui định 1 axit amin . Vậy giới hạn của Gen là bội số của 3 . Vậy 2 Nu đầu tiên của chiều 5/ không thuộc giới hạn của gen. (0,25đ) Thứ tự các Ribônuclêôtit là : Mạch 1: 5/ ... G T TAG ATA GXG ... GXX XAT GTA ... 3/ mARN 3/ ... . AUX UAU XGX ... XGG GUA XAU ... 5/ ( 0,5 đ) Câu 4: ( 1,0 điểm) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật ? Vì : Đột biến gen làm thay đổi trong cấu trúc của gen dẫn đến sai lạc ARN nên làm biến đổi Protein ( 0,5 đ) Làm phá vỡ mối quan hệ hài hòa đã có trong cơ thể dẫn đến sức sống kém. ( 0,5 đ) Câu 5: (1,0 điểm) Tỷ lệ cây dị hợp đời F5 = 1 /25 = 1/ 32 = 0,03125 % cây dị hợp. Câu 6: ( 1,5 điểm) Áp dụng : ( 23 1 ). N= 21000 ( 0,25 đ) a) Vậy tổng số Nu ( N ) là : 21000 : 7 = 3000 Nu. ( 0,25 đ) Chiều dài của ADN là : L = ( 3000 . 3,4 ) : 2 = 5100 Ăngstrong ( 0,25đ) b ) Số lượng từng loại Nuclêôtit : + Loại Nu T = A = ( 3000 . 30 ) : 100 = 900 Nu ( 0,25 đ) % của Nu X = G = 50 % 30 % = 20 % ( 0,25 đ) + Số Nu loại X = G = ( 3000 . 20 ) : 100 = 600 Nu ( 0,25 đ) Đáp số : a ) 5100 Ă b ) T = A = 900 G = X = 600 Câu 8 : ( 2,0 điểm ) a) Do gen đột biến d có chiều dài bằng gen bình thường D , nhưng gen d nhiều hơn D : 1 liên kết H. Vậy đây là đột biến thay thế 1 cặp Nuclêôtit. (0,5 đ) Cụ thể : Cặp A T của D đã bị thay thế bởi cặp G X của gen đột biến d. ( 0,5đ) b) Số lượng từng loại Nu của gen bình thường D là : Ta có : 2 A + 3 G = 1068 ( 0,25 đ ) 19
- Thay G = 186 == > 2 A + 3 . 186 = 1068 ( 0,25 đ ) Vậy : A = T = 255 Nu G = X = 186 Nu ( 0,25 đ ) * Số lượng từng loại Nu của gen đột biến d là : A = T = 255 1 = 254 Nu G = X = 186 + 1 = 187 Nu ( 0,25đ) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 ( CẤP TỈNH ) MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài : 150 phút Câu 1: ( 1,0 điểm) Biến dị tổ hợp là gì ? Vì sao ở các loài giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú hơn so với những loài sinh sản vô tính ? Câu 2: (2,0 điểm) Sự khác nhau về cấu trúc và chức năng của ADN ; ARN và Protein . Câu 3 : ( 2,0 điểm ) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu ôn thi HSG môn Sinh học 11
13 p | 1273 | 125
-
Đề thi chọn HSG cấp tỉnh môn Sinh học lớp 11 năm 2013-2014 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 486 | 77
-
Đề thi HSG môn Hoá học lớp 8 - Phòng GD&ĐT Thanh Oai
3 p | 579 | 47
-
Đề thi HSG cấp huyện môn Sinh học lớp 8 năm 2016-2017 - Phòng GD&ĐT Nam Trực
6 p | 1282 | 44
-
Đề thi chọn HSG môn Sinh học lớp 10 cấp tỉnh năm 2010-2011 - Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc
4 p | 299 | 35
-
Đề thi HSG môn Tin học lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Nguyên
2 p | 421 | 25
-
Đề thi HSG môn Sinh học lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Nguyên
1 p | 158 | 17
-
Đề thi chọn HSG Quốc gia THPT môn Sinh học năm 2016
14 p | 385 | 16
-
Đề thi HSG môn Hóa học lớp 9 năm 2017-2018 - Phòng GD&ĐT Thái Nguyên
1 p | 261 | 14
-
Đề thi HSG môn Sinh học lớp 8 năm 2014
12 p | 168 | 14
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 13
7 p | 87 | 6
-
Đề thi HSG môn Tin học lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam
6 p | 50 | 6
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 15
5 p | 68 | 5
-
Đề thi HSG cấp huyện đợt 1 môn Sinh học lớp 9 năm 2015-2016 - Phòng GD&ĐT Lương Tài - Đề số 1
6 p | 82 | 5
-
Đề thi HSG môn Hóa học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam
10 p | 32 | 5
-
Đề thi HSG môn Tin học lớp 9 năm 2019-2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam
6 p | 57 | 4
-
Đề thi chọn HSG môn Sinh học 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lý Thái Tổ
10 p | 42 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn