intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

12
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt giúp giáo viên khảo sát năng lực của học sinh từ đó có các phương pháp giúp các em học tập hiệu quả hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Sinh học lớp 11 năm học 2020-2021 – Trường THPT Lý Thường Kiệt

  1. SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 1 TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Năm học 2020-2021 Môn: Sinh học 11 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. Câu 1: Cho các phát biểu về hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào rễ như sau: (1) Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: từ môi trường nhược trương đến môi trường ưu trương của tế bào rễ cây nhờ vào sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. (2) Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc có thể theo cơ chế thụ động hoặc chủ động. (3) Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc có thể theo cơ chế chủ động: di chuyển ngược chiều gradient nồng độ và không cần năng lượng. (4) Dòng nước đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ theo 2 con đường gian bào và con đường tế bào chất. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 2: Khi tranh luận về vai trò của các động lực đẩy dòng mạch gỗ, bạn Sơn cho rằng: (1) Lực đẩy của rễ có được là do quá trình hấp thụ nước. (2) Nhờ lực đẩy của rễ nước được vận chuyển từ rễ lên lá. (3) Hiện tượng ứ giọt là một thực nghiệm chứng minh lực đẩy của rễ. (4) Lực hút của lá đảm bảo cho dòng mạch gỗ được vận chuyển liên tục trong cây. Theo em, trong các ý kiến của bạn Sơn có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 3: Các loại tế bào cấu tạo mạch gỗ: A. Quản bào và mạch ống B. Ống rây và tế bào kèm C. Quản bào và tế bào kèm D. Quản bào và ống rây. Câu 4: Nguyên nhân dẫn đến tế bào (TB) khí khổng cong lại khi trương nước là A. tốc độ di chỉ các chất qua màng TB khí khổng không đều nhau. B. mép ngoài và mép trong của TB khí khổng có độ dày khác nhau. C. áp suất thẩm thấu trong TB khí khổng luôn thay đổi. D. màng tế bào khí khổng có tính thấm chọn lọc. Câu 5: Trên một mạch của gen có số nucleôtt như sau: :A=60,G=120,X=80.,T=30. Sau một lần nhân đôi đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nucleotit mỗi loại là: A .A=T=180,G=X=110 B. A=T=150,G=X=140 C. A=T=90, G=X=200 D. A=T=200,G=X=90 Câu 6: Vòng đai Caspari có vai trò A. điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng B. điều chỉnh dòng nước và ion trước khi vào trung trụ. C. điều chỉnh hoạt động hô hấp của rễ D. điều chỉnh quá trình quang hợp của cây. Câu 7: Động lực của dòng mạch rây là: A. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa B. ÁP suất rễ và sự thoát hơi qua lá C. Lực liên kết giữa các phân tử nước D. Có 2 đáp án đúng Câu 8: Trong các nguyên nhân sau: (1) Các phân tử muối ngay sát bề mặt đất gây khó khăn cho các cây con xuyên qua mặt đất. Trang 1/4 - Mã đề thi 485
  2. (2) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy. (3) Thế năng nước của đất là quá thấp. (4) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp. (7) Lông hút bị chết. (5) Các ion khoáng độc hại đối với cây. (6) Rễ cây thiếu oxi nên cây hô hấp không bình thường. Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân: A. (2), (6) và (7) B. (3), (4) và (5) C. (1), (2) và (6) D. (3), (5) và (7) Câu 9: Quan sát tiêu bản có hình ảnh chụp một tế bào đang nguyên phân, người ta nhận thấy các nhiễm sắc thể đang tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II B. Tế bào đang ở sau của nguyên phân. C. Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân I D. Tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân Câu 10: Thế nước của cơ quan nào trong cây là thấp nhất ? A. Các mạch gỗ ở thân. B. Các lông hút ở rễ. C. Cành cây. D. Lá cây. Câu 11: Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu hình thành 504 nhiễm sắc thể (NST) đơn mới. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai và bộ NST 2n của loài lần lượt là: A. 6;12. B. 8; 6 C. 6; 8. D. 8;6 Câu 12: Tế bào khí khổng phân bố chủ yếu ở: A. Tất cả các đáp án trên B. Mặt trê của lá C. Mép lá. D. Mặt dưới của lá. Câu 13: Phát biểu nào sau đây sai: A. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào có hoạt động trao đổi chất rất mạnh B. Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào sống. C. Nước được vận chuyển theo mạch gỗ lên thân và lá D. Chất hữu cơ được vận chuyển theo mạch rây Câu 14: Sự thoát hơi nước ở các lá già của cây được thực hiện chủ yếu qua bộ phận nào? A. Tế bào khí khổng. B. Tế bào biểu bì. C. Lớp cutin. D. Lớp cutin và tế bào khí khổng. Câu 15: Một loài có 2n = 16 NST. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của loài đang phân chia thì thấy, trong một tế bào có 16 NST kép đang phân ly về 2 cực của tế bào. Tế bào ấy đang ở kì nào trong số các trường hợp dưới đây ? A. Kì giữa của giảm phân II B. Kì giữa của nguyên phân C. Kì sau của nguyên phân. D. Kì sau của giảm phân I Câu 16: Tính đa dạng và đặc thù của ADN được quyết định bởi: A. Số lượng các nucleotit B. trật tự sắp xếp của các nucleotit C. Tất cả các đáp án trên D. Thành phần các nucleotit Câu 17: Lượng nước được cây hút vào chủ yếu đi đâu? A. Được sử dụng ở rễ B. Tham gia cấu tạo cơ thể C. Được sử dụng ở lá. D. Ra ngoài qua thoát hơi nước. Câu 18. Cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối khoáng thể hiện ở: A. Cấu tạo từ các tế bào chết => lực cản thấp. B. Tất cả các đáp án đều đúng C. Thành tế bào mạch gỗ được linhin hóa bền chắc giúp cây chịu được áp suất rễ D. Các tế bào mạch ống được sắp xếp tạo con đường dài thuận lợi cho sự vân chuyển . Sự sắp xếp gối của các quản bào tạo con đường cho sự vận chuyển ngang Câu 19: Một gen có 120 chu kì xoắn và có 3075 liên kết hidro. Số nucleotit mỗi loại của gen là A. A = T= 550 (Nu); G = X= 700 ( Nu). B. A = T= 675 (Nu); G = X= 525 ( Nu) C. A = T= 700 (Nu); G = X= 550 ( Nu). D. A = T= 525 (Nu); G = X= 675 ( Nu) Câu 20: Cây trên cạn hấp thụ nước chủ yếu qua bộ phận nào? A. Miền bần. B. Đỉnh sinh trưởng. C. Miền lông hút. D. Miền sinh trưởng. Trang 2/4 - Mã đề thi 485
  3. Câu 21: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: …ATG XAT GGX XGX A… Trong quá trình tự nhân đôi ADN, mạch mới được hình thành từ đoạn mạch khuôn này sẽ có trình tự: A. …ATG XGT AXX GGXGT… B. …TAX GTA XXG GXG T… C. …UAX GUA XXG GXG U… D. …ATG XAT GGX XGX A… Câu 22: Nơi nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ là A. tế bào nội bì. B. tế bào lông hút. C. tế bào biểu bì. D. tế bào vỏ. Câu 23: Có bao nhiêu loại phân tử ARN? A. 5. B. 3 C. 2. D. 4 Câu 24: Vai trò nào sau đây không thuộc về vai trò của thoát hơi nước? A. Nhờ thoát hơi nước mà khs không mở ra, tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp. B. Tạo động lực mạch trên cho dòng mạch gỗ. C. Giúp hạ nhiệt cho cây vào các ngày năng nóng. D. Gây hiện tượng ứ giọt ở cây thân thảo Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng? Khi một dòng mạch gỗ bị tắc thì: A. Dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn tiếp tục đi lên thân và lá nhờ sự lưu thông gữa mạch gỗ và mạch rây. B. Dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn tiếp tục đi lên thân và lá nhờ dòng vận chuyển ngang tạo bởi các mạch ống. C. Dòng mạch gỗ trong ống đó vẫn tiếp tục đi lên thân và lá nhờ dòng vận chuyển ngang tạo bởi các quản bào. D. Dòng mạch gỗ trong ống đó không thể tiếp tục đi lên thân và lá Câu 26: Vì sao khi trồng cây người ta lại thường xuyên xới đất ở gốc cây cho tơi xốp? A. Giúp cây lấy nước dễ dàng hơn. B. Tạo điều kiện cho sinh vật đất làm việc. C. Tạo độ thoáng giúp rễ cây hô hấp tốt. D. Giảm sự xói mòn và rửa trôi đất. Câu 27: Hiện tượng ứ giọt thường gặp ở cây bụi thấp và cây thân thảo gây nên bởi: A. Lực đẩy do áp suất rễ B. Sự chênh lệch nồng độ chất tan. C. Lực hút do thoát hơi nước. D. Lực liên kết giữa các phân tử nước. Câu 28: Một loài có 2n = 38 NST. Xem bức ảnh hiển vi chụp tế bào của loài đang phân chia thì thấy, trong một tế bào có 19 NST kép đang tập trung trên mặt phẳng xích đạo thành 1 hàng. Tế bào ấy đang ở kì nào trong số các trường hợp dưới đây ? A. Kì sau của nguyên phân. B. Kì sau của giảm phân I C. Kì giữa của giảm phân II D. Kì giữa của nguyên phân Câu 29: Hai bình có thể tích như nhau, 1 bình chứa cát, 1 bình chứa đất sét có khối lượng như nhau. Cả 2 bình đều rót nước cho đến khi bão hòa. Phát biểu nào sau đây đúng. A. Bình chứa đất sét có nước dự trữ nhiều hơn. B. bình chứa cát cung cấp nước cho cây nhiều hơn C. bình chứa cát cung cấp nước cho cây ít hơn D. Có 2 đáp án đúng Câu 30.Các loại tế bào cấu tạo mạch rây: A..Quản bào và ống rây B. Ống rây và tế bào kèm C. Mạch ống và tế bào kèm D. Quản bào và mạch ống. Câu 31: ADN có chức năng: A. Thành phần cấu trúc nên Riboxom B. Là vật chất di truyền ở cấp độ tế bào. C. Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền. D. Làm khuôn cho quá trình dịch mã Câu 32: Rễ cây hấp thụ ion khoáng nhờ cơ chế A. thẩm thấu qua màng tế bào. Trang 3/4 - Mã đề thi 485
  4. B. đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi cao nồng độ thấp. C. đi ngược chiều gradien nồng độ. D. thụ động và chủ động. Câu 33: Tế bào rễ của loại cây nào có áp suất thẩm thấu cao nhất? A. Cây chịu hạn. B. Cây chịu mặn. C. Cây thủy sinh. D. Cây chịu được đất chua. Câu 34: Rễ cây hấp thụ những chất nào? A. Nước cùng các chất dinh dưỡng. B. O2 và các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước. C. Nước cùng với các ion khoáng. D. Nước cùng các chất khí. Câu 35: Nước từ môi trường đất có thể vận chuyển vào mạch gỗ qua mấy con đường? A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 36: Độ đóng mở của khí khổng chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Hàm lượng protein. B. Hàm lượng nước. C. Các ion khoáng. D. Hàm lượng lipit và vitamin. Câu 37: Để cung cấp nước một cách hợp lí cho cây trồng, tưới nước cho cây nên căn cứ chủ yếu vào : A. đặc điểm bên ngoài của cây. B. độ ẩm của đất. C. tính chất của đất. D. các chỉ tiêu sinh lí của cây. Câu 38: Trong các đặc điểm sau: (1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt. (2) Thành tế bào dày. (3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn. (4) Áp suất thẩm thấu lớn. Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm? A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 39: Trong điều kiện đồng ruộng, trên cùng một loại đất, người ta trồng lanh và lúa mì. Đã xác định: lanh bị héo khi đất có độ ẩm 15%, lúa mì là 18%. Phát biểu nào sau đây là sai: A. khả năng hấp thụ nước của lanh tốt hơn cây lúa mì. B. Khả năng hấp thụ nước của lanh kém hơn lúa mì C. Lanh thoát hơi nước cao hơn lúa mì D. Có thể bộ rễ của lanh tốt hơn lúa mì Câu 40: Lấy một lớp tế bào biểu bì từ củ hành tím và ngâm vào dung dịch KNO3 10%. Sau vài phút, phần nguyên sinh chất bắt đầu tách dần khỏi thành tế bào và co lại. Nguyên nhân là do: (1). Dung dịch muối KNO3 10% là dung dịch ưu trương đối với các tế bào thực vật (2). Nước trong các tế bào vảy hành tím sẽ thẩm thấu ra dung dịch muối và gây hiện tượng co nguyên sinh. (3). Màng sinh chất lại có tính thấm chọn lọc (4)..Khoảng trống giữa thành tế bào và khối chất nguyên sinh đã bị co lại sẽ chứa dung dịch muối KNO3 10%. Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng: A. 2. B. 4 C. 1. D. 3. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0