intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐH-CĐ NĂM HỌC 2010-2011 (ĐỢT 1)

Chia sẻ: Thanh Cong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'đề thi khảo sát chất lượng đh-cđ năm học 2010-2011 (đợt 1)', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐH-CĐ NĂM HỌC 2010-2011 (ĐỢT 1)

  1. SỞ GD&ĐT THANH HOÁ Trường THPT Như Thanh ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐH-CĐ NĂM HỌC 2010-2011 (ĐỢT 1). Môn: Sinh học - Thời gian: 90 phút. Chọn phương án trả lời đúng nhất: Câu 1. Đ ơn phân cấu tạo nên gen là: C. Chuỗi polynuclêôtit A. Nuclêôtit D. Chuỗi polypeptit. B. Axit amin Câu 2. Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn liên kết với NST giới tính X. Một người phụ nữ bình thường lấy chồng bình thường sinh được 1 con trai mắc bệnh máu khó đông. Xác suất để họ sinh ra đứa con là con gái mắc bệnh máu khó đông là: A. 0 B. 1/2. C. 1/4. D. 1/8. Câu 3. Đ ặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng điều hoà trên gen cấu trúc? A. Nằm ở đầu 3' của gen B. Là nơi liên kết của enzim ARN- polymeraza. C. Chứa trình tự nuclêôtit điều ho à quá trình phiên mã. D. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã. Câu 4. Loài nào dưới đây có cơ chế xác định giới tính con cái là XY, con đực là XX? C. Ruồi giấm. D. Người. A. Gà B. Mèo. Câu 5. Một gen có tỉ lệ các nuclêôtit trên mạch 1 là A+T/G+X = 2/3. Tỉ lệ này ở mạch 2 sẽ là: A. 2/3 B. 3/2. C. 1. D. 1/2 Câu 6. Người ta gọi bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì: A. Bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST giới tính Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới. B. Bệnh gây ra do đột biến gen trội trên NST giới tính Y nên chỉ biểu hiện ở nam giới C. Bệnh gây ra do đột biến gen lặn trên NST giới tính X nên dễ biểu hiện ở nam giới hơn nữ giới. D. Bệnh gây ra do đột biến gen trội trên NST giới tính X nên dễ biểu hiện ở nam giới hơn nữ giới. Câu 7. G en phân mảnh là gen: A. có ở sinh vật nhân sơ. C. có vùng m ã hoá liên tục B. chỉ chứa các đoạn exon. D. chứa các đoạn exon và intron xếp xen kẽ. Câu 8. Ở động vật nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở: 1
  2. B. trong Ti thể. C. trong lục lạp D . Cả B A. trong nhân. và C. Câu 9. Loại ARN nào đóng vai trò như " 1 người phiên d ịch" trong quá trình dịch mã, chứa 1 anti codon? A. mARN B. tARN C. rARN D . tARN và mARN. Câu 10. Hiện tượng di truyền ngoài nhân đã được phát hiện năm 1909 bởi: A. Men đen C. Coren D. Oatxơn- B. Moocgan Crick. Câu 11. Một mARN được cấu tạo bởi 3 loại nuclêôtit U, G, X. Số codon chứa ít nhất 1 nuclêôtit loại X sẽ là: A. 8 B. 19 C. 27 D. 64. Câu 12. Ở một loài thực vật khi lai cây có kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng được thế hệ lai phân li theo tỉ lệ 5 trắng: 3 đỏ. Kiểu gen của bố mẹ và quy luật di truyền chi phối phép lai có thể là: A. AaBb x Aabb, tương tác bổ trợ. C. AaBb x AABb, tương tác bổ trợ. B. AaBb x Aabb, tương tác át chế. D. AaBb x Aabb, tương tác bổ trợ hoặc át chế Câu 13. Trong bảng mã di truyền codon nào sau đây không phải là codon kết thúc? A. UAA B. UAG C. UGG D. UGA Câu 14. Gen đa hiệu là hiện tượng: A. nhiều gen quy định 1 tính trạng C. 1 gen quy định 1 tính trạng B. 1 gen quy định nhiều tính trạng D. tác động cộng gộp của các gen trội có lợi. Câu 15. Tính thoái hoá của mã di truyền được thể hiện ở: A. 1 bộ 3 mã hoá nhiều loại axit amin C. 1 bộ 3 mã hoá 1 loại axit amin B. nhiều bộ 3 mã hoá 1 loại axit amin D. có tất cả 3 bộ 3 kết thúc. Câu 16. Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều cặp gen thì: A. càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp gen khác nhau. B. Có xu hướng chuyển sang tác động bổ trợ C. Có xu hướng chuyển sang tác động át chế. D. Các dạng trung gian càng dài. Câu 17. Trong quá trình nhân đôi AND vì sao có nguyên tắc nửa gián đoạn? A. Do ADN - polymeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5' -> 3'. B. Do mỗi ADN con chỉ giữ lại 1 mạch cũ của ADN mẹ. C. Do trên mạch khuôn 3' -> 5' có các đoạn Okazaki. D. Do ADN có 2 mạch cùng chiều. Câu 18. Ở cà chua, gen A qui định quả tròn, a- q uả bầu dục; B - quả đỏ, b - quả vàng. Lai giữa 2 cây cà chua đều quả tròn, đỏ thế hệ lai F1 có tỉ lệ: 54% tròn, đỏ : 21% tròn, vàng : 21% bầu dục, đỏ : 4% bầu dục, vàng. Cho biết không có đột biến xảy ra. Kiểu gen của cây bố mẹ trong phép lai trên là: A. AaBb x AaBb B. AaBB x AaBb C. AB/ab x AB/ab D. Ab/aB x Ab/aB. Câu 19. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở thời điểm nào trong chu kỳ tế bào? A. Pha G1 của kỳ trung gian C. Pha G2 của kỳ trung gian 2
  3. B. Pha S của kỳ trung gian D. Kỳ đầu của phân chia nhân. Câu 20. Với f = 20%, phép lai AB/ab x ab/ab sẽ cho kiểu gen Ab/ab với tỉ lệ: A. 20% B. 10% C. 40% D. 80%. 0 Câu 21. 1 gen có chiều d ài là 3740A nhân đôi liên tiếp 3 lần. Tổng số nuclêôtit môi trường nội bào cần cung cấp là: A. 7700 B. 3300 C. 15400 D. 6600 Câu 22. Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: A. các gen phân li ngẫu nhiên, tổ hợp tự do C. có sự trao đổi vị trí giữa các gen. B. làm x uất hiện biến dị tổ hợp D. có thể sử dụng để lập Bản đồ gen. Câu 23. Một đoạn mARN có trình tự nuclêôtit là: 5' ... AGXUGGXAUGXA...3' được sao ra từ đoạn gen có trình tự nuclêôtit là: A. 5' ...... AGTGXGTAXGXA...... 3' C. 5' ...... AGXTGGXATGXA...... 3' 3' ...... TXGAXXATGXGT...... 5' 3' ...... TXGAXXGTAXGT...... 5' B. 5' ...... TXGAXXGTAXGT...... 3' D. 3' ...... AGTGXGTAXGXA...... 5' 3' ...... AGXTGGXATGXA...... 5' 5' ...... TXGAXXATGXGT...... 3' Câu 24. Ở lúa, cho A- thân cao, a- thân thấp; B- chín sớm, b- chín muộn. Các gen liên kết hoàn toàn trên 1 cặp NST. Phép lai nào sau đây làm xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 75% thân cao, chín sớm : 25% thân thấp, chín sớm? A. AB/ab x AB/ab B. Ab/aB x Ab/aB C. AB/Ab x AB/Ab D. AB/aB x Ab/ab Câu 25. Ở tế bào của sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã sẽ: A. trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin B. cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exon lại với nhau. C. cắt bỏ các đoạn exon, nối các đoạn intron lại với nhau. D. ngay lập tức đi qua màng nhân vào tế b ào chất. Câu 26. Điều nào sau đây sai ? A. Vị trí của gen trên NST gọi là locus. B. Số lượng nhóm gen liên kết của 1 loài thường bằng số lượng NST trong bộ lưỡng bội. C. Các gen trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau. D. Các gen trên cùng 1 NST không phải lúc nào cũng di truyền cùng nhau. Câu 27. Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến Riboxom trong quá trình dịch mã là: A. Lizin. B. Triptophan. C. foocmin methionin. D. Methionin. Câu 28. Để phát hiện ra qui luật liên kết gen hoàn toàn, Moocgan đã thực hiện: A.Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn. B. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài và mình đen, cánh ngắn. 3
  4. C. Lai phân tích ruồi cái F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh ngắn và mình đen, cánh dài. D. Lai phân tích ruồi đực F1 của bố mẹ ruồi thuần chủng mình xám, cánh ngắn và mình đen, cánh dài. Câu 29. Trong quá trình dịch mã, hiện tượng polixom có tác dụng: A. định hướng lượng protein được sản xuất ra. B. giữ cho mARN lâu bị phân huỷ. C. tăng hiệu suất tổng hợp protein khác loại. D. tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại. Câu 30. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen là trội hoàn toàn sẽ có: A. 4 kiểu hình, 8 kiểu gen. C . 4 kiểu hình, 12 kiểu gen. B. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen. D. 6 kiểu hình, 4 kiểu gen. Câu 31. Điều hoà hoạt động của gen ở tế bào nhân sơ chủ yếu diễn ra ở mức độ: C. dịch mã. D. sau dịch mã. A. phiên mã. B. sau phiên mã. Câu 32. Trong qui luật phân li độc lập, nếu bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi n tính trạng tương phản thì số loại kiểu hình ở F2 là: A. 2n B. 3 n C. 4 n D. n. Câu 33. Trong cơ chế điều ho à hoạt động của gen ở vi khuẩn E. Coli, protein ức chế ngăn cản quá trình phiên mã bằng cách: A. gắn vào vùng khởi động. C. liên kết với enzim ARN- polimeraza. B. gắn vào vùng vận hành. D. liên kết với chất cảm ứng. Câu 34. Điều kiện nghiệm đúng cho định luật phân li độc lập của Menđen là: A. Các cặp alen qui định các tính trạng khác nhau phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. B. Số lượng cá thể ở đời lai phải lớn. C. Bố mẹ phải thuần chủng. D. Bố mẹ phải có kiểu gen dị hợp 2 cặp gen. Câu 35. Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, B bị đột biến thành b. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến ? A. aa XB Xb, Aa XbY. C. AA XB X b, AA XBY. B. Aa XB XB, Aa XBY. D. AA XB XB, AA X BY. Câu 36. Ở người, trong 1 gia đình mẹ có nhóm máu AB sinh ra con cũng có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải nhóm máu của người bố? A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. N hóm máu AB. D. Nhóm máu O. Câu 37. Sơ đồ nào sau đây mô tả cơ chế tác động của 5 BU là đúng ? A. A = T T  5 BU 5 BU  G GX B. A = T A  5 BU 5 BU  X XG C. A = T A  5 BU 5 BU  G GX D. A = T T  5 BU 5 BU  X X  G. Câu 38. Qui luật phân li dộc lập của Međen không đúng trong trường hợp: A. mối quan hệ giữa các alen là đồng trội. C. quá trình giảm phân bị rối loạn. B. mối quan hệ giữa các alen là trội không hoàn toàn. D. cả A, B, C. 4
  5. Câu 39. Một gen cấu trúc có khối lượng 480 000 đ.v. C có A/G = 7/9 bị đột biến mất 1 cặp nucleotit loại G - X. Tổng số liên kết hidro của gen sau đột biến là: A. 2047. B. 2044. C. 1948. D. 1946. Câu 40. Ý nghĩa của các biến đổi thường biến là mang tính chất: B. sinh sản. C. chu kì hoặc nhất thời. D . tự A. thích nghi. vệ. Câu 41. Điều nào sau đây sai ? A. Mỗi loài đều có bộ NST đặc trưng. B. Số lượng NST trong tế bào thể hiện sự tiến hoá của loài. C. NST đ ược nhìn rõ nhất ở kì giữa của phân bào. D. Vùng đầu mút trên NST có tác dụng làm cho các NST không dính vào nhau. Câu 42. Mức phản ứng là: A. tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. B. tập hợp các kiểu gen của cùng 1 kiểu hình tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau. C. tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen trong cùng 1 điều kiện môi trường. D. tập hợp các kiểu gen của cùng 1 kiểu hình trong cùng 1 đ iều kiện môi trường . Câu 43. Dạng đột biến cấu trúc NST nào dẫn tới lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hoá ? A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 44. Phép lai giữa P ♀ AAaa x ♂Aaaa sẽ tạo ra đời con có tỉ lệ kiểu gen giống mẹ là: A. 1/12. B.1/6. C. 1/36. D. 1/18. Câu 45. Bệnh nào sau đây ở người có thể do đột biến cấu trúc NST ? A. Bạch tạng. C. Máu khó đông. B. Thiếu máu do hồng cầu hình liềm. D. Ung thư máu ác tính. Câu 46. Cơ thể tam bội như dưa hấu, nho thường không hạt là do: A. xuất phát từ các dạng 2n không sinh sản hữu tính. B. chúng có khả năng sinh sản sinh dưỡng. C. các tế bào sinh dục 3n giảm phân tạo các giao tử bất thường không có khả năng thụ tinh. D. Cơ thể tam bội thường to hơn cơ thể bình thường. Câu 47. Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên phân liên tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng só NST là 120. Hợp tử có thể phát triển thành: A. thể một. B. thể một kép. C. thể tam bội. D. thể ba. Câu 48. Xét 1 tế bào sinh tinh ở 1 người đàn ông ( 44A + XY ), nếu xảy ra sự rối loạn phân li của cặp NST giới tính trong lần giảm phân I thì sẽ tạo ra loại giao tử: A. 22A+ X B. 22A+Y C. 22A+XX D. 22A+XY Câu 49. Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến dạng thể một? A. Claiphentơ B. Đao C. Tớcnơ D. Mù màu 5
  6. Câu 50. Một cơ thể thực vật mang bộ NST đa bội có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội có thể khảm đa bội với điều kiện cơ thể lưỡng bội đó: A. là loài sinh sản hữu tính B. là loài có khả năng sinh sản sinh dưỡng C. quá trình giảm phân xảy ra bình thường D. là thực vật lưỡng tính. ...............................Hết............................... 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2