intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 lớp 12 môn Địa Lí

Chia sẻ: Lê Thị Ninh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô tham khảo miễn phí Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 lớp 12 môn Địa Lí để hệ thống kiến thức học tập cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 lớp 12 môn Địa Lí

  1. SỞ GD & ĐT THANH HÓA ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 4  TRƯỜNG THPT THẠCH  LỚP 12 THÀNH I MÔN : ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí  Mã đề thi  sinh:..................................................................SBD: ............................. 357 Câu 41. Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc so với hai vùng kinh tế trọng điểm  còn lại là A. đẩy mạnh phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. B. lao động lại đông sớm tiếp cận với kinh tế thị trường. C. kế thừa, phát triển các ngành công nghiệp truyền thống. D. có các tuyến giao thông huyết mạch nối với các cảng. Câu 42. Trong quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta hiện nay, giao thông vận tải có vai trò đặc biệt  quan trọng không phải vì A. sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất lớn cho xã hội. B. giúp cho các quá trình sản xuất, các hoạt động xã hội diễn ra liên tục, thuận tiện. C. tạo mối liên hệ kinh tế ­ xã hội giữa các địa phương, với thế giới. D. tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng cho đất nước. Câu 43. Về tự nhiên, Đông Nam Bộ khác Tây Nguyên ở chỗ A. có nguồn nước ngầm phong phú hơn.                B. sông có giá trị hơn về thuỷ điện. C. khí hậu ít có sự phân hoá.                                   D. có tiềm năng lớn về rừng. Câu 44. Từ đầu năm 1994, chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc tập trung chủ yếu vào 5  ngành chính là A. chế tạo máy, dệt may, hoá chất, sản xuất ô tô và xây dựng. B. khai khoáng, điện tử, hoá chất, sản xuất ô tô và luyện kim. C. khai khoáng, điện tử, dệt may, sản xuất ô tô và luyện kim. D. chế tạo máy, điện tử, hoá dầu, sản xuất ô tô và xây dựng. Câu 45. Tỉnh nào sau đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất ở nước ta? A. Bến Tre.              B. Cà Mau.                     C. Bạc Liêu.            D. Đồng Tháp. Câu 46. Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là A. chất lượng sản phẩm chưa cao.                B. thuế xuất khẩu cao. C. tỉ trọng hàng gia công lớn.                        D. làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Câu 47. Đây không phải đặc điểm của địa hình bán bình nguyên và đồi trung du của nước ta là A. địa hình đồi trung du phần nhiều là các thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng  chảy. B. bán bình nguyên thể hiện rõ nhất ở Đông Nam Bộ. C. dải đồi trung du rộng nhất nằm ở trung tâm Đồng bằng sông Hồng. D. dải đồi trung du thu hẹp ở rìa đồng bằng ven biển miền Trung. Câu 48. Động lực thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá và thâm canh trong nông nghiệp ở nước ta là do A. nhu cầu của thị trường. B. sự xuất hiện các hình thức sản xuất mới trong nông nghiệp. C. sự chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành nông nghiệp. D. hoạt động dịch vụ nông nghiệp phát triển. Câu 49. Các ngành công nghiệp đang được mở rộng phát triển ở phía Nam và ven Thái Bình Dương  của Hoa Kì là: A. điện lực, hoá chất, đóng tàu,... B. dệt, gia công đồ nhựa, may mặc, da giày,.... C. khai khoáng, luyện kim, chế tạo ô tô,... 1
  2. D. hoá dầu, hàng không­vũ trụ, điện tử, viễn thông,... Câu 50. Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở ĐBSCL là A. nhiệt độ trung bình năm đã giảm.           B. mùa khô không rõ rệt.                              C. xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.     D. nguồn nước ngầm hạ thấp hơn. Câu 51. Các nước công nghiệp mới (NICs) có đặc điểm là A. có trình độ phát triển kinh tế ­ xã hội rất cao. B. đã trải qua quá trình công nghiệp hoá, trình độ phát triển công nghiệp khá cao. C. mới tiến hành công nghiệp hoá, trình độ phát triển công nghiệp chưa cao. D. chỉ tập trung phát triển một số ngành công nghiệp mới, có công nghệ hiện đại. Câu 52. Cho biểu đồ: 18% Nông lâm thủy 32% 38% sản 40% Công nghiêp, xây dựng Dịch vụ 30% 42%                           Tây Nguyên                                                         Duyên hải Nam Trung Bộ Căn cứ  vào biểu đồ, hãy cho biết nhận xét nào sau  không đúng về  cơ  cấu GDP phân theo  khu vực   kinh tế của Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2014? A. Tỉ trọng nông lâm thủy sản của Tây Nguyên nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. B. Tỉ trọng công nghiệp xây dựng của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Tây Nguyên. C. Tỉ trọng dịch vụ Tây Nguyên nhỏ hơn Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Tỉ trọng công nghiệp và xây dựng, dịch vụ của Duyên hải Nam Trung bộ  lớn hơn Tây Nguyên. Câu 53. Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan tâm nhất là A. tăng cường hợp tác với nước ngoài.      B. đầu tư các nhà máy chế biến. C. xây dựng mạng lưới giao thông.            D không làm thu hẹp diện tích rừng.  Câu 54. Đặc điểm cơ bản nhất của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là A. có cấu trúc địa chất phức tạp và tương phản giữa hai sườn Đông – Tây của Trường Sơn. B. có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất – kiến tạo và sự ảnh hưởng  mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. C. có mối quan hệ mật thiết với Vân Nam về cấu trúc địa chất – kiến tạo và sự suy yếu ảnh  hưởng của gió mùa Đông Bắc. D. có mối quan hệ mật thiết với Hoa Nam về cấu trúc địa chất – kiến tạo và sự suy yếu ảnh  hưởng của gió mùa Đông Bắc. Câu 55. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng A. hình thành các ngành kinh tế trọng điểm. B. hình thành các vùng kinh tế động lực. C. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. D. hình thành các khu vực tập trung cao về nông nghiệp. Câu 56. Căn cứ  vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ  dân số (năm 2007) ở mức A. dưới 100 người/km2.                          B. từ 101 – 200 người/km2.   C. từ 201 – 500 người/km2.                     D. trên 500 người/km2. Câu 57. Cho bảng số liệu sau: GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mỹ Latinh năm 2014 2
  3.                                                                                                               (Đơn vị: tỉ USD) Quốc gia GDP Tổng số nợ Quốc gia GDP Tổng số nợ Ác­hen­ti­na  151,5 158,0  Mê­hi­cô 676,5 149,9 Bra­xin 605,0 220,0 Pa­na­ma 13,8 8,8 Ha­mai­ca 8,0 6,0 Vê­nê­xu­ê­la 109,3 33,2 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, Nhà xuất bản giáo dục, 2017) Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP cao nhất nhất và thấp nhất là A. Mê­hi­cô và Bra­xin. B. Bra­xin và Ác­hen­ti­na. C. Ác­hen­ti­na và Mê­hi­cô. D. Mê­hi­cô và Ác­hen­ti­na. Câu 58. Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do A. chịu tác động của gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Quốc. B. tác động của gió tín phong bán cầu Bắc. C. đây là khu vực thung lũng khuất gió. D. chịu tác động của gió phơn tây nam. Câu 59. Thành tựu của ngành viễn thông nước ta về mặt khoa học và công nghệ là A. có các mạng điện thoại nội hạt, đường dài, mạng cố định, mạng di động. B. mạng viễn thông với kĩ thuật analog. C. tăng trưởng với tốc độ cao. D. dùng mạng viễn thông với kĩ thuật số, tự động hoá cao và đa dịch vụ. Câu 60. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị có quy mô dân số (năm 2007) lớn thứ hai ở  vùng Đông Nam Bộ là A. Thành phố Hồ Chí Minh.      B. Thủ Dầu Một.     C. Biên Hoà.     D. Vũng Tàu. Câu 61. Thời gian nào một số đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định,... được hình thành? A. Những năm 30 của thế kỉ XX.                                        B. Từ 1975 đến nay. B. Từ sau cách mạng tháng tám 1945 đến năm 1954.         D. Thời pháp thuộc. Câu 62. Đặc điểm nào không phải ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam? A. Khí hậu mang tính hải dương điều hoà. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. C. Địa hình ven biển rất đa dạng. D. Hệ sinh thái vùng ven biển đa dạng và giàu có. Câu 63. Hiệp định Pa – ri năm 2015 về biến đổi khí hậu là cam kết đầu tiên của thế giới về khí hậu  trên Trái Đất. Các nước kí Hiệp định đã cam kết A. hạn chế việc phát tán khí CFCs để bảo vệ tầng ô dôn. B. góp phần hạn chế mức tăng nhiệt độ của Trái Đất. C. tăng cường nhận thức về biến đổi khí hậu cho người dân. D. giảm lượng khí thải gây ra mưa a xít trên Trái Đất. Câu 64. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM                                                                                                               (Đơn vị: %)                                       Năm 2000 2005 2010 2014 Thành phần kinh tế Nhà nước 9,3 9,5 10,4 10,4 Ngoài Nhà nước 90,1 88,9 86,1 85,7 3
  4. Có vốn đầu tư nước ngoài 0,6 1,6 3,5 3,9 Để thể hiện cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 2000 và năm 2014,  loại biểu đồ nào là thích hợp nhất? A. biểu đồ miền.            B. biểu đồ cột.          C. biểu đồ tròn.      D. biểu đồ cột. Câu 65. Nguyên nhân chủ yếu làm cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm nước ta được  phân bố rộng khắp cả nước là A. Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới ngày càng mở rộng, có nhu cầu lớn về sản phẩm  công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. B. Gắn với các vùng chuyên môn hoá về lương thực, thực phẩm. C. Nước ta có nguồn nguyên liệu tại chỗ đa dạng, phong phú, có ở khắp các vùng lãnh thổ, thị  trường tiêu thụ rộng khắp. D. Nguyên liệu chủ yếu của ngành là sản phẩm từ nông nghiệp và thuỷ sản, khó bảo quản,  vận chuyển xa tốn kém. Câu 66. Ngành công nghiệp nào sau đây ra đời vào loại sớm nhất ở Nhật Bản? A. Chế tạo.           B. Dệt.           C. Điện tử.          D. Xây dựng. Câu 67. Việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông  thôn Bắc Trung Bộ vì: A. Tạo ra sản phẩm mang tính hàng hoá.         B. Giải quyết được nhiều việc làm. C. Phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh.   D. Tận dụng được thời gian rãnh rỗi. Câu 68. Cho biểu đồ sau Nhận xét nào sau đây không chính xác về lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên  thế giới A. Khu vực Trung Á có lượng dầu thô tiêu dùng ít nhất B. Khu vực Tây Nam Á có lượng dầu thô khai thác lớn nhất C. Chênh lệch giữa lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở khu vực Bắc Mĩ lớn nhất D. Khu vực Bắc Mĩ có lượng dầu thô tiêu dùng lớn nhất Câu 69. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, các trung tâm công nghiệp có quy mô từ 9 đến 40  nghìn tỉ đồng/1 trung tâm ở ĐBSCL là A. Sóc Trăng, Kiên Giang.                      B. Cần Thơ, Cà Mau. C. Long Xuyên, Kiên Lương.                  D. Tân An, Mỹ Tho. 4
  5. Câu 70. Ý nào không đúng trong việc phát huy các thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? A. Góp phần thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của vùng. B. Nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc, thay đổi tập quán sản xuất, thu hút lực lượng lao  động. C. Bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biên giới. D. Ngăn chặn được các rủi ro do thiên tai đến với vùng. Câu 71. Đến năm 2016, số vùng kinh tế trọng điểm của nước ta là A. 3.                 B. 4.                    C. 5.                     D. 6 Câu 72. “Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây” là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước  ta? A. 1000m – 1600m.      B. trên 2600m.       C. 900­1000m.       D. 1600­1700m đến 2600m. Câu 73. Hậu quả nghiêm trọng từ việc khai thác rừng quá mức ở Châu Phi là A. nguồn cung cấp củi đốt của người dân cạn kiệt. B. các loại gỗ có giá trị hầu như không còn. C. đất đai hoang hoá, diện tích hoang mạc, bán hoang mạc mở rộng. D. nhiều loài động vật hoang dã diệt vong do mất nơi cư trú. Câu 74. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của từng vùng (Đồng bằng sông  Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ) so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là A. 23,0% và 8,1%.      A. 24,0% và 9,2%.      A. 25,0% và 10,2%.    A. 26,0% và 11,2%. Câu 75. Cho bảng số liệu: SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM Năm Tổng số dân Sản lượng lương thực Bình quân lương thực theo  (nghìn người) (nghìn tấn) đầu người (kg/người) 1990 66 016 19 879,7 301,1 2000 77 635 34 538,9 444,9 2005 82 392 39 621,6 480,9 2010 86 947 44 632,2 513,4 2015 91 713 50 498,3 550,6 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết ý nào dưới đây là đúng? Nếu lấy năm 1990 là 100%, thì giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2015: A. Tổng số dân của nước ta tăng 38,9%.       B. Sản lượng lương thực tăng 254,0%. C. Bình quân lương thực theo đầu người tăng 182,9%. D. Tốc độ tăng nhanh nhất là bình quân lương thực theo đầu người. Câu 76. Các nước Đông Nam Á nổi tiếng về ngành khai thác dầu khí là: A. Bru – nây, In­đô­nê­xi­a, Việt Nam.          B. Xi­ga­po, In­đô­nê­xi­a, Lào. C. Bru – nây, Ma­lai­xi­a, Thái Lan.               D. Thái Lan, Lào, Cam­pu­chia. Câu 77. Công nghiệp của vùng DH NTB đã khởi sắc phần lớn do A. thu hút đầu tư nước ngoài.                      B. sự đầu tư của Nhà nước. C. khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản.        D. khai thác dầu khí. Câu 78. Căn cứ để xác định chiều rộng và giới hạn phạm vi của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,  vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa là A. các đảo ven bờ.      B. biên giới trên biển.       C. đường đẳng sâu.      D. đường cơ sở. Câu 79. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22,  trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành  này  năm 2007 thì da giày  chiếm A. 27,2%.             B. 28,4%.            C. 28,3%.            D. 27,3%. Câu 80. Diện tích rừng của LB Nga đứng đầu thế giới, chủ yếu là A. rừng rậm nhiệt đới.                 B. rừng cận nhiệt đới. C. rừng lá kim (Taiga).                D. rừng lá rộng. 5
  6. (Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam do NXB giáo dục ấn hành năm 2009) 6
  7. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2