intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Ngữ Văn lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Đề lẻ

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

159
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Ngữ Văn lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Đề lẻ tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi khảo sát chất lượng lần 4 môn Ngữ Văn lớp 11 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Đề lẻ

  1. SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ THI KHẢO  SÁT CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN  NĂM HỌC 2017­2018 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11 Đề lẻ Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao   đề (Đề thi gồm 01 trang) ——————— PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:      Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó   hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.      Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế,   trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không   biết bơi, bạn sợ sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ   không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học   cho đời.                                                                                (Theo Ngữ văn 7, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 2. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì”? (0,5   điểm) 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một   người sợ  hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ  có thể  tự  lập được”? (1,0   điểm) 4.Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (1,0 điểm)  PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm):          Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về  ý kiến của tác giả  trong  đoạn trích phần Đọc hiểu: Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì   được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây                                Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay                                Thuyền ai đậu bến sông trăng đó                                Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ ­ Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.  Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Tràng giang ­ Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục) ...............................Hết..............................
  2. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:……….…… ; Số báo danh:…………… TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL LẦN 4 Đáp án gồm: 02 trang NĂM HỌC 2017­2018 Môn: Ngữ văn  11 Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5 2 “Một người mà không chịu mất gì thì sẽ  không được gì”,  nghĩa là: nếu  0,5 không bỏ  ra công sức, trí tuệ, thời gian,… thì sẽ  không đạt được thành   công như mong muốn. 3 ­ Vì thực tế là không có ai không phạm sai lầm khi dám dấn thân… ­ Chỉ khi chấp nhận thực tế đó, bạn mới có thể tự giải quyết công việc,  1,0 tự  lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, phụ  thuộc vào người khác. 4 Học sinh chọn thông điệp và lý giải tại sao thông điệp đó có ý nghĩa   1,0 nhất với bản thân. II 1      Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về  ý  kiến   của  tác  giả   trong  đoạn  trích   phần   Đọc  hiểu:   “Nếu   bạn   muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được   nấy, thì đó hoặc là bạn  ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc   đời”. I. Yêu cầu về hình thức ­ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận. ­ Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 chữ; Có đủ  các phần mở  đoạn,   phát triển đoạn, kết đoạn. Mở  đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn  triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. ­ Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. II. Yêu cầu về nội dung Thí sinh có thể  làm bài theo nhiều hướng khác nhau nhưng về  cơ  bản,   cần đảm bảo những nội dung chính sau:   a Giải thích ­ “Ảo tưởng” là không có thật, xa rời thực tiễn đời sống. “Hèn nhát” là  0,25 không có can đảm, dũng khí, sợ đối mặt với khó khăn, thử thách… ­ Không ai mà không phạm sai lầm và nên rút kinh nghiệm từ những sai   lầm để dũng cảm hơn trong cuộc sống. b Bàn luận 1,5
  3. ­ Cuộc đời vốn không bằng phẳng, dễ  dàng; con người thường xuyên   phải đối mặt với khó khăn, thử  thách; trong khi đó, năng lực của con  người là có giới hạn. Chỉ  có những kẻ  ảo tưởng  mới nghĩ rằng mình  không mắc một sai lầm nào. ­ Khi con người sợ phạm sai lầm thì sẽ không có ý chí phấn đấu, vươn   lên, sống thu mình trong vỏ bọc bình yên, cách xa với thế giới bên ngoài.   Những kẻ đó sẽ dần dần đánh mất ý chí, nghị lực, trở thành kẻ hèn nhát  trong cuộc đời. ­ Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là khuyến khích phạm sai lầm.  Mà mỗi người cần nhận ra sai lầm của mình để tiến bộ hơn. ­ Những kẻ hèn nhát, sợ đối mặt với khó khăn, gian khổ, ảo tưởng, viển  vông, xa rời thực tế  sẽ  không bao giờ  đạt được những điều như  mình  mong muốn. c Bài học nhận thức và hành động 0,25 2 Cảm nhận về hai đoạn thơ I. Yêu cầu về kỹ năng ­ Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, lập   luận chặt chẽ, hành văn trôi chảy, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi   diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả. II. Yêu cầu về kiến thức Thí sinh có thể  làm bài theo nhiều hướng khác nhau nhưng về  cơ  bản,   cần đảm bảo những nội dung chính sau:   a Giới thiệu chung 0,5 b Cảm nhận về hai đoạn thơ 1. Về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ  1,75  ­ Nội dung  + Khung cảnh thiên nhiên đượm vẻ huyền ảo, buồn hiu hắt. + Hiện lên một cái tôi đang khát khao vượt thoát nỗi cô đơn. ­ Nghệ thuật  + Hình ảnh thơ vừa thực vừa ảo, có tính tượng trưng, giàu sức gợi.              + Tả cảnh ngụ tình; phép nhân hoá, câu hỏi tu từ… 2. Về đoạn thơ trong bài Tràng giang  1,75 ­ Nội dung  + Bức tranh tràng giang vào lúc hoàng hôn tráng lệ mà rợn ngợp. + Hiện lên một cái tôi trong tâm trạng bơ vơ, lạc lõng. ­ Nghệ thuật  + Hình ảnh, ngôn từ, âm hưởng đậm chất cổ điển Đường thi.      + Bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình. 3.  Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn thơ  0,5 ­ Tương đồng: Cùng miêu tả  bức tranh thiên nhiên trời ­ nước, qua đó  bộc lộ nỗi buồn và tình yêu đối với tạo vật và cuộc sống; sử dụng thể 
  4. thơ thất ngôn điêu luyện. ­ Khác biệt: Đoạn thơ trong Đây thôn Vĩ Dạ: là nỗi buồn của một người  khát khao sống, thiết tha gắn bó với cõi đời nhưng tự cảm thấy mong  manh, vô vọng; trội về những thi liệu trực quan từ trải nghiệm của  chính mình. Đoạn thơ trong Tràng giang: bộc lộ nỗi buồn rợn ngợp  trước tạo vật mênh mông, hoang vắng cùng mặc cảm lạc loài của  người đứng trên quê hương mà thấy thiếu quê hương; trội về những thi  liệu cổ điển hấp thu từ Đường thi. c Đánh giá, tổng kết 0,5 ...............................Hết.............................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2