intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL lần 4 môn Lịch sử lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204

Chia sẻ: Thị Hằng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

38
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi KSCL lần 4 môn Lịch sử lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204 giúp các bạn học sinh có thêm nguồn tài liệu để tham khảo cũng như củng cố kiến thức trước khi bước vào kì thi. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL lần 4 môn Lịch sử lớp 10 năm 2018 - THPT Nguyễn Viết Xuân - Mã đề 204

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPQG LẦN IV Trường THPT Nguyễn Viết Xuân  NĂM HỌC 2017 – 2018   Môn: Lịch sử 10 Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)   Mã đề thi  204 Họ, tên thí sinh:.......................................Số báo danh: ............................. Câu 1: Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế  kỉ XX là chủ  nghĩa đế  quốc A. cho vay  lãi. B. phong kiến quân phiệt. C. thực dân. D. phong kiến. Câu 2: Đâu không là vai trò của Quang Trung? A. Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ. B. Lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Xiêm, Thanh. C. Đánh bại quân xâm lược Mông ­ Nguyên. D. Lãnh đạo nhân dân lật đổ tập đoàn phong kiến Nguyễn, Lê – Trịnh. Câu 3: Một trong những điểm tiến bộ trong bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông so với   các triều đại trước là A. bãi bỏ chức Tể tướng và Đại hành khiển. B. giúp vua trị nước có một số Tể tướng và Đại thần. C. giúp vua trị nước là ba ban: văn ban, võ ban và tăng ban. D. giúp việc cho vua là các xã quan. Câu 4: Quốc hiệu nước ta dưới thời nhà Đinh là A. Vạn Xuân. B. Đại Cồ Việt. C. Đại Việt. D. Đại Nam. Câu 5:  Tác phẩm điêu khắc gỗ tiêu biểu nhất ở nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII là A. Tượng Phật chùa Tây Phương (Hà Nội) B. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (Bắc Ninh) C. Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm (Hà Nội) D. Chùa Một Cột Câu 6: Ý nào phản ánh hệ quả xã hội của cách mạng công nghiệp? A. làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. B. thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ của các ngành kinh tế khác. C. Nâng cao năng suất lao động, xã hội hóa quá trình lao động của CNTB. D. Làm xuất hiện hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản là tư sản và vô sản. Câu 7: Điểm tương đồng về  kinh tế  của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Chăm­pa là cư  dân   sống chủ yếu dựa vào A. sản xuất nông, lâm, thủy sản. B. thương nghiệp. C. sản xuất thủ công nghiệp. D. sản xuất nông nghiệp. Câu 8: Nét mới về ngoại thương ở nước ta trong các thế kỉ XVI­ XVIII là A. sự ra đời của các cơ quan chuyên trách việc buôn bán với nước ngoài. B. sự ra đời những đội thuyền lớn để buôn bán với châu Âu. C. đã xuất hiện những thương nhân đến từ châu Âu. D. Đàng Trong đã hình thành thương cảng lớn nhất Đông Nam Á.                                                Trang 1/4 ­ Mã đề thi 204
  2. Câu 9: Đầu máy xe lửa đầu tiên trên thế giới do nước nào chế tạo ra? A. Anh. B. Mĩ. C. Đức. D. Pháp. Câu 10: Giáo dục nước ta trong các thế kỉ X­XV chú trọng đến nội dung nào? A. Giáo lý Phật giáo. B. Kinh, sử. C. Kỹ thuật. D. Khoa học. Câu 11:  Nhà Lê được thành lập sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa A. Tây Sơn  B. Hương Khê  C. Bãi Sậy D. Lam Sơn Câu 12: Biểu hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X­ XV  là A. sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống. B. hệ thống chợ làng phát triển. C. sự phong phú các mặt hàng mĩ nghệ. D. sự ra đời của đô thị Thăng Long. Câu 13: Đặc điểm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc là A. nhà nước ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. B. còn đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh. C. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua. D. bộ máy nhà nước khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua. Câu 14: Bộ quốc sử tiêu biểu của Việt Nam thời phong kiến là A. Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên B. Ô châu cận lục của Dương Văn An C. Lê triều công nghiệp thực lục của Hồ Sĩ Dương D. Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn Câu 15: Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Đức cuối thế kỉ XIX là A. bị đế quốc khống chế. B. bị chế độ phong kiến kìm hãm. C. đất nước bị chia sẻ thành nhiều vương quốc. D. giai cấp tư sản chưa hình thành. Câu 16: Cuộc khởi nghĩa nào của nhân dân ta đã đánh dấu thắng lợi căn bản trong cuộc đấu   tranh chống Bắc thuộc? A. Ngô Quyền. B. Hai Bà Trưng. C. Lý Bí. D. Khúc Thừa Dụ. Câu 17: Từ cuộc đấu tranh chống đồng hóa thời Bắc thuộc, bài học được rút ra cho Việt Nam   trong công cuộc xây dựng đất nước là gì? A. Bảo tồn nền văn hóa dân tộc. B. Tiếp thu tất cả những yếu tố văn hóa mới. C. Bảo tồn và tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa mới. D. Tiếp thu một phần những yếu tố văn hóa mới. Câu 18: Y nghia ́ ̃  cải cách hanh chinh cua  ̀ ́ ̉ vua Minh Mạng đối vơi ń ươc ta hiên nay ́ ̣ ? ̣ ̉ ̉ ́ A. Nâng cao hiêu qua trong quan li dân c ư. B. Tinh giảm bộ máy hành chính. ̣ ̉ ̉ C. Nâng cao hiêu qua trong quan ly nha ń ̀ ươc.́ D. Là cơ sở để phân chia đơn vi hanh chinh ̣ ̀ ́ . Câu 19:  Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII là A. Mở ra thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới B. Đáp ứng quyền lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản trên thế giới C. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền D. Xóa bỏ các trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 204
  3. Câu 20: Thể chế chính trị của Pháp cuối thế kỉ XVIII là A. dân chủ tư sản. B. quân chủ lập hiến. C. quân chủ chuyên chế. D. cộng hòa. Câu 21:  Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của các đẳng cấp Quý tộc và tăng lữ? A. Chiếm đa số trong dân cư B. Được hưởng được mọi đặc quyền, đặc lợi không phải nộp thuế C. Giữ chức vụ cao trong chính quyền, quân đội và Giáo hội D. Muốn duy trì quyền lực cũng như củng cố chế độ phong kiến Câu 22: Trong những năm 1786 – 1788, việc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Lê, đóng  góp của phong trào Tây Sơn là gì? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước. B. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước. C. Mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử dân tộc. D. Thiết lập vương triều Tây Sơn. Câu 23: Chữ viết chính thức của nước ta thời Lý – Trần là A. chữ Nôm. B. chữ Phạn C. chữ Quốc Ngữ. D. chữ Hán. Câu 24: Đặc điểm nổi bật của tình hình xã hội nước Anh trước cách mạng là? A. Thợ thủ công bị phá sản, thất nghiệp. B. Giai cấp tư sản giàu lên nhanh chóng. C. Nông dân mâu thuẫn sâu sắc với quý tộc phong kiến phản động. D. Xuất hiện quý tộc mới. Câu 25: Công cụ lao động được sử dụng phổ biến thời Bắc thuộc là A. tre, gỗ, xương. B. đồng thau. C. đồng đỏ. D. sắt. Câu 26:  Cuối thế kỉ XVIII, tình hình kinh tế nước Pháp có đặc điểm gì nổi bật? A. Nền kinh tế phát triển nhất châu Âu B. Các công ti thương mại Pháp có quan hệ buôn bán với nhiều nước C. Máy móc được sử dụng trong sản xuất ngày càng nhiều D. Nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp đã phát triển Câu 27: Tác động của cách mạng tư sản Pháp đối với châu Âu cuối thế kỉ XVIII là A. làm lung lay chế độ phong kiến châu Âu. B. mở ra thời kì quá độ lên chủ nghĩa tư bản. C. cổ vũ phong trào chống phong kiến. D. làm sụp đổ chế độ phong kiến. Câu 28: Đâu là hạn chế của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 bang thuộc địa của Anh ở Bắc   Mĩ? A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. B. Không xóa bỏ chế độ nô lệ. C. Đưa giai cấp tư sản lên nắm chính quyền D. Xóa bỏ sự cai trị của chính phủ Anh. Câu 29:  Chiến lược được nhà Trần sử  dụng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược   Mông ­ Nguyên là A. “tiên phát chế nhân”. B. “thần tốc, táo bạo”. C. “vườn không nhà trống”. D. “đánh nhanh thắng nhanh”. Câu 30: Thời đá mới, con người đạt được nhiều thành tựu lớn lao, ngoại trừ A. Đã biết ghè sắc và mài nhẵn đá thành hình công cụ. B. Biết làm đồ gốm. C. Biết đan lưới và làm chì lưới đánh cá. D. Biết tạo ra lửa.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 204
  4. Câu 31:   Trước cách mạng,  ở  Pháp đã có các xí nghiệp với hàng nghìn công nhân thuộc các  ngành A. Dệt, luyện kim, khai khoáng B. Khai thác dầu mỏ, hóa chất C. Khai khoáng, dệt D. Dệt, đóng tàu Câu 32: Tín ngưỡng chủ yếu và phổ biến của cư dân Văn Lang­ Âu Lạc là gì? A. Thờ thần Mặt trời. B. Thờ thần Núi. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Sùng bái tự nhiên. Câu 33: Điểm độc đáo của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là A. lực lượng nghĩa quân được tổ chức thành nhiều bộ phận: quân thủy, quân bộ. B. nhiều nữ tướng tham gia chỉ huy cuộc khởi nghĩa. C. được đông đảo nhân dân tham gia. D. có sự liên kết với các tù trưởng dân tộc thiểu số. Câu 34: Bộ luật ban hành dưới thời Trần có tên gọi là A. Hình luật. B. Quốc triều hình luật. C. Hình thư. D. Hoàng Việt luật lệ. Câu 35: Giáo dục Việt Nam ngày nay khắc phục được hạn chế gì so với thời kì phong kiến? A. giáo dục theo chế độ khoa cử. B. chú trọng khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. C. Đề cao người tài. D. nâng cao dân trí. Câu 36:  Ý nào không chính xác về biểu hiện đạo Phật luôn luôn giữ một vị trí đặc biệt quan   trọng dưới thời Lý – Trần? A. Nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc cùng tham gia bàn việc nước B. Khắp nơi trong cả nước, đâu đâu cũng có chùa chiền được xây dựng C. Nhà nước cấm các tôn giáo khác hoạt động, trừ đạo Phật D. Vua quan nhiều người cũng theo đạo Phật, đã góp tiền để xây dựng chùa đúc chuông, tô  tượng Câu 37: Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào? A. Nội chiến. B. Thống nhất đất nước. C. Cải cách. D. Chiến tranh giành độc lập. Câu 38:  Hãy sắp xếp các sự kiện sau về cách mạng tư sản Anh theo đúng trình tự thời gian: 1.   Thiết lập chế  độ  quân chủ  lập hiến; 2. Sac lơ I tuyên chiến với Quốc hội; 3. Anh trở  thành   nước cộng hòa; 4. Thiết lập chế độ độc tài quân sự. A. 3, 2, 1, 4 B. 2, 3, 4, 1 C. 1, 2, 3, 4 D. 2, 3, 1, 4 Câu 39: Nội dung nào không phải là biểu hiện của truyền thống yêu nước của nhân dân ta  trong các thế kỉ phong kiến độc lập? A. Trải qua nhiều cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. B. Giai cấp thống trị tiến bộ yêu nước, thương dân. C. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia phong kiến bên ngoài. D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ, văn hóa đậm đà bản sắc. Câu 40: Chữ Nôm là chữ viết của người Việt được cải biến từ A. chữ Hán B. chữ Khơ­me C. chữ Phạn­Ấn Độ D. chữ Latinh ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 204
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2