intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL môn Sinh học lớp 11 năm 2020-2021 (Lần 1) - Trường THPT Triệu Sơn 4, Thanh Hóa

  1. SỞ GD&ĐT THANH HÓA ĐỀ KSCL LẦN 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 4 Môn: SINH HỌC. Lớp 11. (Đề thi có 03 trang, 27 câu) Thời gian: 60 phút. Không kể thời gian giao đề (Ngày thi: 08/11/2020) Mã đề: 116 I. Trắc nghiệm (7,5 điểm) Câu 1: Trật tự các giai đoạn trong chu trình Canvin là A. Khử APG thành AlPG cố định CO2 tái sinh RiDP (ribulozo 1,5 – diphotphat). B. Cố định CO2 tái sinh RiDP ( ribulozo 1,5 - điphotphat) khử APG thành AlPG. C. Cố định CO2 khử APG thành AlPG tái sinh RiDP (ribulozo 1,5 – điphotphat). D. Khử APG thành AlPG tái sinh RiDP (ribulozo 1,5 – điphotphat) cố định CO2 . Câu 2: Loại nucleotit nào sau đây không phải là đơn phân của ARN? A. Guanin. B. Uraxin C. . Timin. D. Xitirin. Câu 3: Khi nói về mạch gỗ của thân cây, có bao nhiêu phát biểu đúng? I- Cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và tế bào mạch ống. II- Cấu tạo từ hai loại tế bào là ống rây và tế bào kèm. III- Các tế bào cấu tạo mạch gỗ của cây đều là tế bào chết. IV- Vận chuyển dịch nước, các ion khoáng do rễ hấp thụ từ đất và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ. V- Áp suất rễ là động lực tạo ra sự vận chuyển dịch nước và các ion khoáng. VI- Vận chuyển nước và chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Phương án trả lời đúng là: A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. Câu 4: Nhân đôi ADN dẫn đến nhân đôi NST xảy ra ở thời điểm nào trong chu kì tế bào? A. pha G2. B. Pha S. C. Kì sau. D. pha G1. Câu 5: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12C6 ở cây mía là A. chu trình CanVin. B. quang phân li nước. C. pha sáng. D. pha tối. Câu 6: Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng gì? A. Tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hoá hoá học. B. Làm tăng nhu động ruột. C. Làm tăng bề mặt hấp thụ. D. Tạo điều kiện cho tiêu hoá cơ học. Câu 7: Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào có 4 ngăn? A. Ngựa, thỏ, chuột. B. Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê. C. Trâu, bò, cừu, dê. D. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. Câu 8: Cho các nhận định về ảnh hướng của hô hấp lên quá trình bảo quản nông sản, thực phẩm. (I) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản. (II) Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng. (III) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản. (IV) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng và chất lượng nông sản, thực phẩm. Số nhận định đúng là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 9: Vi khuẩn Rhizôbium có khả năng cố định đạm vì chúng có enzim A. caboxilaza. B. amilaza. C. nitrôgenaza. D. nuclêaza. Câu 10: Trong cơ thể, tế bào nào sau đây có lưới nội chất hạt phát triển mạnh nhất? A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào cơ. C. Tế bào thần kinh. D. Tế bào bạch cầu. Câu 11: Hình bên mô tả thời điểm bắt đầu thí nghiệm phát hiện hô hấp ở thực vật. Thí nghiệm được thiết kế đúng chuẩn quy định. Dự đoán nào sau đây sai về kết quả thí nghiệm? A. Nhiệt độ trong ống chứa hạt nảy mầm tăng lên. B. Một lượng vôi xút chuyển thành canxi cacbonat. C. Nồng độ ôxi trong ống chứa hạt nảy mầm tăng lên rất nhanh. D. Giọt nước màu trong ống mao dẫn chuyển dịch sang vị trí số 4, 3, 2. Trang 1/3 - Mã đề 116 Sinh 11 Lần 1
  2. Câu 12: Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí? A. Đường phân. B. Chu trình Crep. C. Chuỗi truyền electron. D. Lên men. Câu 13: Khi tế bào khí khổng mất nước thì A. thành mỏng căng ra làm cho thành dày cong theo nên khí khổng đóng. B. thành mỏng hết căng, thành dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng. C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo nên khí khổng mở. D. thành dày hết căng, thành mỏng duỗi thẳng nên khí khổng đóng. Câu 14: Quá trình chuyển hóa thành N2 do hoạt động của nhóm vi khuẩn A. amôn hóa. B. nitrat hóa. C. cố định nitơ. D. phản nitrat hóa. Câu 15: Nguyên liệu được sử dụng trong pha tối của quá trình quang hợp là: A. O2, ATP, NADPH. B. NADPH, H2O, CO2. C. H2O, ATP, NADPH. D. ATP, NADPH, CO2. Câu 16: Bào quan nào sau đây có màng đơn bao bọc ? A. Riboxom. B. Lưới nội chất. C. Lục lạp. D. Ti thể. Câu 17: Nếu có 2 phân tử glucôzơ bị phân giải hiếu khí thì sẽ có bao nhiêu phân tử NADH, FADH 2 đi vào giai đoạn chuỗi truyền êlectron: A. 60 NADH, 4 FADH2. B. 40 NADH, 6 FADH2. C. 60 NADH, 6 FADH2. D. 20 NADH, 4 FADH2. Câu 18: Cơ thể có bộ NST kí hiệu AaBb, tiến hành giảm phân bình thường kết thúc giảm phân tạo ra các loại giao tử, giao tử nào sau đây không đúng? A. AB. B. Aab. C. Ab. D. ab Câu 19: Trong nguyên phân NST tồn tại ở trạng thái đơn ở những kì nào sau đây ? A. Kì sau, kì cuối. B. Kì giữa, kì cuối. C. Kì sau, kì giữa. D. Kì đầu, kì sau. Câu 20: Pha tối của quang hợp xảy ra ở vị trí nào trong bào quan lục lạp ? A. Màng trong của lục lạp. B. Màng ngoài của lục lạp. C. Màng tilacoit. D. Chất nền của lục lạp. Câu 21: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia lần luợt của các bào quan là A. Bắt đầu là lục lạp đến ti thể và kết thúc ở peroxixom. B. Bắt đầu là lục lạp đến peroxixom và kết thúc ở ti thể. C. Bắt đầu là lục lạp đến riboxom và kết thúc ở ti thể. D. Bắt đầu là lục lạp đến ti thể và kết thúc ở riboxom. Câu 22: Điểm bù ánh sáng là A. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp. B. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp. C. cuờng độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt mức cực đại. D. cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp. Câu 23: Ý nào dưới đây không đúng với cấu tạo của ống tiêu hoá ở người? A. Trong ống tiêu hoá của người có diều. B. Trong ống tiêu hoá của người có ruột non. C. Trong ống tiêu hoá của người có thực quản. D. Trong ống tiêu hoá của người có dạ dày. Câu 24: Sắc tố tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành ATP, NADPH trong quang hợp là A. diệp lục b. B. diệp lục a, b. C. diệp lục a, b và carôtenôit D. diệp lục a. Câu 25: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể. B. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO 2 và H2O còn của lên men là rượu etylic hoặc axit lactic. C. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không. D. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36 - 38 ATP) so với lên men (2ATP). -- Trang 2/3 - Mã đề 116 Sinh 11 Lần 1
  3. II. Tự luận(2,5 điểm) Câu 26 (1,0điểm). Một gen có tổng số 96 chu kì xoắn.Trên mạch một của gen có số nucleotit loại A=2T; G= 3T; X= G – T. Xác định: Số nucleotit mỗi loại của gen, số liên kết cộng hóa trị của gen. Câu 27 (1,5điểm). Cá thể của một loài có bộ NST kí hiệu AaBbDd (mỗi chữ cái là một NST). Xác đinh: - Số cách sắp xếp NST tại kì giữa I của giảm phân. - Số loại và kí hiệu các loại giao tử được tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực nói trên trong hai trường hợp giảm phân bình thường và trường hợp cặp Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác bình thường. ………….……..Hết………………….. Thí sinh KHÔNG được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Trang 3/3 - Mã đề 116 Sinh 11 Lần 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0