intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 lần 3 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 483

Chia sẻ: Lac Duy | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

41
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo Đề thi KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 lần 3 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 483 để giúp các bạn biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi KSCL ôn thi THPT Quốc gia môn GDCD lớp 12 năm 2016-2017 lần 3 - THTP Ngô Gia Tự - Mã đề 483

  1. SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN III TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC 2016 ­ 2017 Đề thi môn: Giáo dục công dân Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề Mã đề thi: 483 (Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm; từ câu 81 đến 120) SBD: ………………… Họ và tên thí sinh:  ……………………………………………………………….. Câu 81: Nhà nước quy định điểm ưu tiên cho các thí sinh người dân tộc thiểu số, con thương binh, con   liệt sĩ trong tuyển sinh đại học cao đẳng là A. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân. B. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền học tập của công dân. C. không đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân. D. đảm bảo nguyên tắc bình đẳng về quyền và cơ hội học tập của công dân. Câu 82: Quyền được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân có nghĩa là A. không ai được phép can thiệp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. B. không ai được cố ý làm tổn hại tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. C. không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. D. không ai được làm ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Câu 83: Cơ quan A bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ  quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hình sư. B. Trách nhiệm dân sự. C. Trách nhiệm kỉ luật. D. Trách nhiệm hành chính. Câu 84: B lưu giữ hình ảnh kỉ niệm thời thơ ấu của mình. M là bạn của B đã tự tiện mở máy tính của  B, coppy file  ảnh này và đưa cho C; C đã đăng những  ảnh này lên Facebook với những lời bình luận  không tốt. Theo em trong trương hợp này B phải làm theo cách nào dưới đây để  bảo vệ  quyền của   mình? A. Tố cáo M và C với cơ quan công an. B. Nói chuyện với cả hai người và yêu cầu gỡ những hình ảnh này. C. Nói xấu M và C kể hết sự việc trên Facebook D. Im lặng, không nói gì. Câu 85: Những quy tắc xử sự được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong   mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là nội dung đặc trưng nào dưới đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính quy định phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quyền lực bứt buộc chung. Câu 86: Tất cả các dân tộc đều được tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của cả nước là   nội dung thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về A. kinh tế B. Chính trị. C. xã hội. D. Văn hóa. Câu 87: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. A. bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. B. hưởng quyền như nhau và thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội. C. hưởng quyền và làm nghĩa vụ như nhau trước nhà nước và xã hội. D. công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước, xã hội. Câu 88: Chị  M là kế  toán của xã H. Nhiều lần chị  phát hiện ông chủ  tịch xã có hành vi khai khống,  gian lận trong chi tiêu tài chính của xã. Chị  đã khuyên can nhưng ông Chủ  tịch dọa sẽ  đuổi việc chị.                                                 Trang 1/4 ­ Mã đề thi 483
  2. Em hãy giúp chị M lựa chọn cách làm phù hợp với quy định của pháp luật trong số các cách làm dưới   đây? A. Lờ đi coi như không biết hành vi đó của ông Chủ tịch xã. B. Viết đơn tố cáo ông Chủ tịch xã. C. Nói cho mọi người trong cơ quan cùng biết về hành vi của ông Chủ tịch xã. D. Báo cáo hành vi của ông Chủ tịch xã với công an huyện. Câu 89: Để có tiền chi tiêu thêm, A năm nay 14 tuổi đã xin vào làm nhân viên ở nhà hàng karaoke và  được chủ nhà hàng chấp nhận. Nếu là bạn của A, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù   hợp với quy định của pháp luật? A. Đồng ý với bạn và cũng xin vào làm cùng. B. Khuyên bạn bỏ công việc này vì trái với quy định của luật lao động. C. Coi như không biết để bạn có thể tự tin làm việc. D. Báo công an đến phạt chủ quán vì sử dụng lao động trái quy định của pháp luật. Câu 90: Đặc trưng nào dưới đây phân biệt sự khác nhau giữa pháp luật với các loại quy phạm xã hội   khác? A. Tính quyền lực bắt buộc chung. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. Tính quy phạm phổ biến. Câu 91: Theo quy định của pháp luật, công dân thuộc các tôn giáo được nhà nước công nhận đều A. được đảm bảo công bằng. B. hưởng mọi quyền lợi như nhau. C. thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. D. bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Câu 92: H bị mấy học sinh lớp khác đánh hội đồng, M chứng kiến cảnh này nhưng không can ngăn mà   còn quay video, sau đó đưa lên Facebook cùng những lời bình luận xấu về  H. Hành vi của M đã vi  phạm quyền nào dưới đây củ công dân? A. Quyền bí mậst đời tư. B. Quyền được đảm bảo an toàn về danh dự của cá nhân C. Quyền được đảm bảo an toàn cuộc sống. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm. Câu 93: Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghiã vụ của công dân   phụ thuộc vào A. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người. B. khả năng và hoàn cảnh, trách nhiệm của mỗi người. C. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người. D. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. Câu 94: Dân chủ gián tiếp còn được gọi là A. dân chủ không hoàn toàn. B. dân chủ không đầy đủ. C. dân chủ công khai. D. dân chủ đại diện. Câu 95: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về  hành vi vi phạm của   mình và phải bị xử lí theo quy định của pháp luật. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm đạo đức. B. trách nhiệm xã hội. C. trách nhiệm chính trị. D. trách nhiệm pháp lí. Câu 96: Trong thời hạn bao lâu kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, Viện   Kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn? A. 6 giờ B. 12 giờ. C. 18 giờ. D. 22 giờ. Câu 97: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện  Kiểm sát, trừ trường hợp A. đang đi trại an dưỡng của tỉnh. B. phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.. C. phạm tội gây hậu quả lớn. D. phạm tội quả tang. Câu 98: Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đủ mấy dấu hiệu?                                                Trang 2/4 ­ Mã đề thi 483
  3. A. Bốn dấu hiệu. B. Sáu dấu hiệu. C. Năm dấu hiệu. D. Ba dấu hiệu. Câu 99:  Việc anh A bị  cảnh sát giao thông phạt tiền vì điều khiển xe gắn máy đi vào đường cấm  thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây? A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Tuôn thủ pháp luật. Câu 100: Việc xây dựng tủ sách pháp luật trong nhà trường nhằm mục đích nào dưới đây? A. Ban hành pháp luật B. Phổ biến pháp luật C. Thực hiện pháp luật. D. Sửa đổi pháp luật Câu 101: Tại một đơn vị bầu cử, nhân viên bầu cử gợi ý bỏ phiếu cho một ứng viên nào đó. Hành vi   của nhân viên tổ bầu cử đã vi phạm A. quyền ứng cử. B. quyền bầu cử. C. quyền tự do cá nhân. D. q uyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Câu 102: Khẳng định “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” được quy định trong văn bản   quy phạm pháp luật nào dưới đây? A. Luật tố tụng dân sự. B. Hiến pháp. C. bộ luật dân sự. D. Luật xử phạt vi phạm hành chính. Câu 103: Quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống và  trở thành những hành vi hợp pháp của công dân là A. ban hành pháp luật. B. xây dựng pháp luật. C. Thực hiện pháp luật D. phổ biến pháp luật. Câu 104:  Vợ  chồng có quyền và nghĩa vụ  ngang nhau trong sở  hữu tài sản chung, thể  hiện  ở  các  quyền A. sở hữu, sử dụng, định đoạt. B. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. C. sử dụng, cho, bán, tặng. D. sử dụng hay cho người khác thuê. Câu 105: Quan hệ nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng? A. Quan hệ kinh tế và quan hệ xã hội. B. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản. C. Quan hệ tài sản chung và tài sản riêng. D. Quan hệ kinh tế và quan hệ đạo đức. Câu 106: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và các thành viên trong gia đình trên nguyên   tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi   gia đình là nội dung của quyền nào dưới đây? A. Bình đẳng giữa cha mẹ và các con. B. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình. C. Bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình. D. Bình đẳng giữa vợ và chồng. Câu 107: Tài sản nào dưới đây phải đăng kí quyền sở hữu của cả vợ và chồng? A. Tất cả tài sản do vợ hoặc chồng làm ra. B. Tất cả tài sản được thừa kế riêng và chung. C. Tất cả tài sản chung mà pháp luật quy định. D. Tất cả tài sản trong gia đình. Câu 108: Do làm ăn ngày càng có lãi, doanh nghiệp tư nhân A T đã quyết định mở  rộng thêm quy mô   sản xuất. Doanh nghiệp đã thực hiện quyền nào của mình dưới đây? A. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh. B. Quyền kinh doanh đúng ngành nghề. C. Quyền chủ động trong kinh doanh. D. Quyền định doạt tài sản. Câu 109: Tuân thủ pháp luật là cá nhân, tổ chức A. thực hiện các quy phạm pháp luật bắt buộc. B. làm những gì pháp luật quy định phải làm. C. không làm những điều mà pháp luật cấm. D. sử dụng đúng đắn các quyền của mình. Câu 110: Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân gắn liền với hình thức dân chủ  nào? A. Dân chủ tập trung. B. Dân chủ trực tiếp. C. Dân chủ gián tiếp. D. Dân chủ công khai. Câu 111: Theo luật bầu cử, việc công dân nhờ  người thân trong gia đình đi bỏ  phiếu hộ  là vi phạm   nguyên tắc nào? A. Trực tiếp. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Bình đẳng. Câu 112: Hiên pháp năm 2013 quy định A. công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, ứng cử.                                                Trang 3/4 ­ Mã đề thi 483
  4. B. công dân đủ 21 tuổi trở lên có quyền bầu cử, ứng cử. C. công dân Việt nam đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử. D. công dân đủ 18 tuổi  đến 21 có quyền bầu cử, ứng cử. Câu 113: Ý kiến nào dưới đây không đúng về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? A. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng cho các dân tộc thiểu số. B. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng trước pháp luật. C. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Bình đẳng giữa các dân tộc là bình đẳng về vai trò làm chủ. Câu 114: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được hiểu là A. mọi người đều có quyền vào chỗ ở của người khác khi thấy cần thiết. B. không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. C. mọi người được tự do vào chỗ ở của người khác. D. không ai được tự ý thay chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. Câu 115: Đánh người là hành vi xâm phạm quyền nào sau đây của công dân? A. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân. Câu 116: Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với A. mọi cán bộ công chức. B. một số đối tượng cần thiết. C. mọi cá nhân, tổ chức. D. mọi người từ 18 tuổi trở lên. Câu 117: Bạn A thắc mắc, tại sao cả Hiến pháp và Luật giáo dục đều quy định công dân có quyền và   nghĩa vụ học tập? Em sẽ sử dụng đặc trưng nào dưới đây để giải thích cho bạn A? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính bắt buộc chung. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Câu 118: Công dân làm những việc mà pháp luật cho phép là hình thức thực hiện pháp luật nào dưới  đây? A. Thi hành pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Tuôn thủ pháp luật. Câu 119: Hành vi nào dưới đây xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự  của công dân? A. Tự ý xem tin nhắn điện thoại của người khác. B. Tự ý mở thư của người khác. C. Tung tin nói xấu người khác. D. Tự ý bắt giữ người khác. Câu 120: Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng  giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân   thân? A. Lựa chọn biện pháp kế hoạch hóa gia đình. B. Lựa chọn tín ngưỡng tôn giáo. C. Lựa chọn lĩnh vực đầu tư  kinh doanh. D. Lựa chọn nơi cư trú. ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.                                                Trang 4/4 ­ Mã đề thi 483
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2