intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi lớp 10 tỉnh Quảng Bính môn lịch sử chuyên

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

132
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'đề thi lớp 10 tỉnh quảng bính môn lịch sử chuyên', tài liệu phổ thông, lịch sử phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi lớp 10 tỉnh Quảng Bính môn lịch sử chuyên

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT (ĐỀ CHÍNH THỨC) NĂM HỌC 2012 - 2013 Khóa ngày 04 - 7 - 2012 Họ tên:..................................................................................... Môn: LỊCH SỬ (CHUYÊN) SBD:............................................................................................. Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi ‘chiến tranh lạnh” kết thúc. Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay nước ta đứng trước những thời cơ lớn nào? Câu 2: (2,0 điểm). Trình bày những nét lớn và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ công khai ở Việt Nam (1919 - 1925). Câu 3: (1,5 điểm). Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? Câu 4: (2,0 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đối với nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu 5: (1,5 điểm). Nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam pu chia đã giành được những thắng lợi chung nào trên các mặt trận chính trị, quân sự trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973)? ...........................Hết...........................
  2. HƯỚNG DẪN VÀ ĐÁP ÁN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2012-2013 Khóa ngày 04 - 7 - 2012 Môn: LỊCH SỬ (CHUYÊN) (Hướng dẫn chấm bao gồm 02 trang) I. TÓM LƯỢC NỘI DUNG VÀ CÁCH TÍNH ĐIỂM Nội dung cơ bản Điểm Câu 1. Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới sau khi ‘chiến tranh lạnh” kết thúc. 3,0 Trong xu thế phát triển của thế giới ngày nay nước ta đứng trước những thời cơ lớn nào? * Các xu thế phát triển của thế giới sau khi ‘chiến tranh lạnh” kết thúc: - Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế... 0,5 - Sự tan rã của Trật tự hai cực I-an-ta và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm... 0,5 - Từ sau “chiến tranh lạnh” và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm... 0,5 - Tuy hoà bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái (như ở Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung Á...). 0,5 => Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế... 0,5 * Những thời cơ lớn của nước ta: - Tạo ra nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ hợp tác... hội nhập với khu vực và thế giới... 0,25 - Tiếp thu những thành tựu khoa học - kĩ thuật tiên tiến tạo điều kiện để phát triển, sớm thoát khỏi tình trạng nước nghèo, lạc hậu... 0,25 Câu 2: Hãy trình bày những nét lớn và nhận xét về phong trào dân tộc, dân chủ 2,0 công khai ở Việt Nam (1919 - 1925). * Những nét lớn về phong trào dân tộc, dân chủ công khai (1919 - 1925): - Phong trào do giai cấp tư sản lãnh đạo: + Phát động các phong trào chấn hưng nội hoá, bài trừ ngoại hoá (1919), chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp (1923). 0,5 + Dùng báo chí để bênh vực quyền lợi cho mình. Một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã thành lập Đảng Lập hiến để tập hợp lực lượng... 0,25 - Phong trào do các tầng lớp tiểu tư sản trí thức lãnh đạo: + Xuất bản những tờ báo tiến bộ (Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê); lập ra những nhà xuất bản tiến bộ (Cường học thư xã, Nam Đồng thư xã). 0,25 + Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu (1925) và đám tang Phan Châu Trinh (1926). 0,25 * Nhận xét: - Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú... 0,25 - Phong trào đấu tranh do giai cấp tư sản lãnh đạo mặc dù diễn ra sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi thì giai cấp tư sản quay ra thỏa hiệp, bị phong trào quần chúng vượt qua. 0,25 - Phong trào do TTS trí thức lãnh đạo bồng bột, thiếu cơ sở sâu xa trong quần chúng... 0,25 Câu 3: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 đã diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào? 1,5 - Chủ nghĩa phát xít được thiết lập và lên nắm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản trở
  3. thành mối nguy cơ dẫn tới một cuộc chiến tranh thế giới mới ... 0,25 - Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) đề ra chủ trương mới: thành lập Mặt trận Nhân dân ở các nước nhằm tập trung lực lượng chống chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh... 0,5 - Ở Pháp, Mặt trận Nhân dân Pháp lên cầm quyền, ban bố một số chính sách tiến bộ đối với các thuộc địa. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại... 0,5 - Ở Việt Nam, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) cùng với chính sách phản động của thực dân Pháp ở các thuộc địa đã làm cho đời sống nhân dân ta càng đói khổ, ngột ngạt... 0,25 Câu 4: Ý nghĩa lịch sử và tác động của chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đối với 2,0 nước ta và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. * Đối với nước ta: - Lµ th¾ng lîi lín nhÊt, vÜ ®¹i nhÊt cña cuéc kh¸ng chiÕn chèng thùc d©n Ph¸p... 0,25 - Lµ nh©n tè quyÕt ®Þnh buéc thùc d©n Ph¸p ph¶i ký HiÖp ®Þnh Gi¬-ne-v¬ thõa nhËn nÒn ®éc lËp chñ quyÒn thèng nhÊt vµ toµn vÑn l·nh thæ cña 3 n­íc §«ng D­¬ng... 0,5 - B¶o vÖ vµ ph¸t triÓn nh÷ng thµnh qu¶ cña C¸ch m¹ng th¸ng T¸m... 0,25 - Gi¸ng mét ®ßn m¹nh mÏ vµo hÖ thèng thùc d©n, më ®Çu sù sôp ®æ cña chñ nghÜa thùc d©n cò... 0,25 * Đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới: - Cæ vò m¹nh mÏ phong trµo gi¶i phãng d©n téc trªn thÕ giíi tr­íc hÕt lµ ë ch©u ¸, ch©u Phi, gãp phÇn thu hÑp trËn ®Þa cña chñ nghÜa ®Õ quèc... 0,25 - Nªu tÊm g­¬ng vÒ chèng chñ nghÜa thùc d©n, mét d©n téc ®Êt kh«ng réng ng­êi kh«ng ®«ng nÕu quyÕt t©m chiÕn ®Êu v× ®éc lËp tù do, cã ®­êng lèi ®óng ®¾n, ®­îc sù ñng hé quèc tÕ th× hoµn toµn cã kh¶ n¨ng ®¸nh b¹i mét ®Õ quèc hïng m¹nh... 0,25 - Phong trµo gi¶i phãng d©n téc d©ng cao sau chiÕn th¾ng §iÖn Biªn Phñ… 0,25 Câu 5: Nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Cam pu chia đã giành được những thắng lợi chung nào trên các mặt trận chính trị, quân sự trong chống chiến lược ‘Việt Nam 1,5 hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh” của Mĩ (1969 - 1973)? * Mặt trận chính trị: Trong hai ngày 24 và 25 - 4 - 1970, Hội nghị cấp cao 3 nước Việt 0,5 Nam - Lào - Cam pu chia họp biểu thị quyết tâm chống đế quốc Mĩ... * Mặt trận quân sự: - Từ tháng 4 đến tháng 6/1970, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Cam- pu-chia, đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của Mĩ và quân đội Sài gòn, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ... 0,5 - Từ tháng 2 đến tháng 3/1971, quân đội Việt Nam có sự phối hợp của quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn-719”... giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng Đông Dương. 0,5 II. MỘT SỐ ĐIỂM LƯU Ý KHI CHẤM 1. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những yêu cầu cơ bản về nội dung, học sinh có thể trình bày chi tiết nhưng phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. 2. Phần kiến thức trong ngoặc đơn không nhất thiết yêu cầu học sinh phải trả lời. 3. Điểm toàn bài chính xác đến 0,25.
  4. Câu 5. - Từ ngày 30-4 đến ngày 30-6-1970, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn. - Từ ngày 12-2 đến ngày 23-3-1971, quân đội Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn-719” của 4,5 vạn quân Mĩ,và quân đội Sài Gòn. - Xuân Hè 1972, quân và dân Việt Nam mở cuộc tiến công chiến lược ở miền Nam, nhằm ba hướng chủ yếu là Trị Thiên, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Tháng 12-1972, quân dân miền Bắc Việt Nam đập tan cuộc tạp kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”. Câu 3. a. Nhiệm vụ: - Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp và xác định nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, đòi tự do dân sinh dân chủ; thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương nhằm tập hợp mọi lực lượng dân chủ chống phát xít ở Đông Dương. - Nhiệm vụ cách mạng có sự thay đổi so với phong trào cách mạng những năm 1930- 1931, chưa chống lại toàn bộ thực dân Pháp ở Đông Dương, mà chỉ chống bọn phản động thuộc địa; chưa thực hiện nhiệm vụ giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho nông dân. b. Hình thức đấu tranh: - Kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; biểu hiện cụ thể là phong trào đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. - Hình thức đấu tranh rất phong phú, nhưng chưa sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp nói chung. Câu 1. - Tư sản dân tộc đã tổ chức các hoạt động: Tẩy chay tư sản Hoa kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam (1919), đấu tranh chống độc quyền của tư bản Pháp, dùng báo chí bênh vực quyền lợi cho mình, lập ra đảng Lập Hiến (1923) - Tiểu tư sản trí thức sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ, nhiều thanh niên yêu nước xuất dương tìm đường cứ nước (Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu), lập ra nhiều tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục việt, Đảng Thanh niên...), xuất bản báo chí tiến bộ và lập ra các nhà xuất bản tiến bộ (Chuông rè, An Nam trẻ..), tổ chức những cuộc đấu tranh thu hút đông đảo quần chúng tham gia (đấu tranh đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh) - Phong trào của tư sản dân tộc: + Tích cực: Phong trào Tư sản dân tộc phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia, hình thức phong phú, sôi nổi, đã đấu tranh chống sự độc quyền, chèn ép của tư bản nước ngoài, tranh thủ quần chúng nhân dân ... + Hạn chế: Họ thỏa hiệp khi thực dân Pháp nhượng bộ ít quyền lợi. - Phong trào của Tiểu tư sản trí thức: + Tích cực: Phong trào của Tiểu tư sản mạnh hơn nhiều so với phong trào của tư sản, sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ (nhiều thanh niên yêu nước xuất dương tìm đường
  5. cứu nước; gây vụ mưu sát toàn quyền Pháp; Lập ra những tổ chức chính trị, xuất bản báo chí tiến bộ, lập nhà xuất bản tiến bộ, tổ chức những cuộc đấu tranh thu hút đông đảo quần chúng...). + Hạn chế: Phong trào bồng bột, thiếu cơ sở trong quần chúng. - Nhận xét + Phong trào phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với nhiều hình thức đấu tranh phong phú + Phong trào đấu tranh do giai cấp tư sản lãnh đạo mặc dù diễn ra sôi nổi nhưng khi được Pháp nhượng bộ cho một số quyền lợi thì giai cấp tư sản quay ra thỏa hiệp, bị phong trào quần chúng vượt qua. + Phong trào do TTS, trí thức lãnh đạo bồng bột, thiếu cơ sở sâu xa trong quần chúng Hãy nêu những nét lớn và nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925. Những năm sau thế chiến 1, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta phát triển mạnh mẽ, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia với hình thức phong phú, sôi nổi. - Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và một số người Việt Nam sống ở Pháp tiếp tục các hoạt động yêu nước (viết báo, diễn thuyết, tham gia các tổ chức yêu nước…). - Tư sản dân tộc đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa kiều, cuộc vận động người Việt Nam chỉ mua hàng của người Việt Nam (1919) ; đấu tranh chống độc quyền tư bản Pháp ; dùng báo chí bênh vực quyền lợi cho mình ; lập ra Đảng Lập hiến (1923). Nhưng khi thực dân Pháp nhượng bộ ít quyền lợi, họ lại thỏa hiệp, bị phong trào quần chúng vượt qua. - So với phong trào của tư sản thì phong trào của tầng lớp Tiểu tư sản trí thức mạnh hơn nhiều : + sôi nổi đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ ; + nhiều thanh niên yêu nước xuất dương tìm đường cứu nước (Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu,..) lập ra tổ chức Tâm tâm xã, gây vụ mưu sát toàn quyền Pháp Méclanh ; + Lập ra những tổ chức chính trị (Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng Thanh niên…), nhiều hoạt động phong phú và sôi nổi (mít tinh, biểu tình, bãi khóa..) ; + Xuất bản báo chí tiến bộ (Tiếng chuông rè, An Nam trẻ,…), lập nhà xuất bản tiến bộ (Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã…)… + tổ chức những cuộc đấu tranh thu hút đông đảo quần chúng (đòi thả Phan Bội Châu, để tang Phan Chu Trinh). Tuy vậy phong trào bồng bột, thiếu cơ sở sâu xa trong quần chúng. 1. Âm mưu và thủ đoạn của đế quốc Mĩ trong chiến lược "Việt Nam hóa" chiến tranh. a. Âm mưu của Mỹ - 1969 Tổng thống Mỹ Ních-xơn đã đề ra chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh". - "Việt Nam hóa chiến tranh" là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp của một bộ phận đáng kể lực lượng chiến đấu Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn quân sự, cung cấp đô la, vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh, nhằm chống lại nhân dân ta. - Âm mưu cơ bản: "Dùng người Việt đánh người Việt" để giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường b. Thủ đoạn của Mỹ - Tăng viện trợ quân sự cho ngụy, để quân ngụy có thể "Tự đứng vững, tự gánh vác lấy chiến tranh"... - Tăng viện trợ kinh tế cho ngụy, để quân ngụy chiếm đất giành dân với cách mạng. - Tăng đầu tư vốn, kỹ thuật để có thể bóc lột nhiều hơn về kinh tế. - Mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, mở rộng chiến tranh xâm lược Lào và Campuchia. - Bắt tay cấu kết với các nước lớn XHCN để cô lập cuộc kháng chiến của ta. 2. Những thắng lợi quân sự chủ yếu trên các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào, Campuchia đoàn kết chống Mĩ từ 1969 đến 1972.
  6. - Nhằm đối phó với âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mĩ ngày 6/6/1969 chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam được thành lập để lãnh đạo nhân dân. - Ngày 24 và 25/4/1970 Hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương đã họp ở Hà Nội để biểu thị quyết tâm đoàn kết chiến đấu chống Mỹ. - Từ 30/4 đến 30/6/1970, quân giải phóng miền Nam có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu của quân dân Campuchia đã đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ, ngụy Sài Gòn - Nửa đầu năm 1970, quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân lấn chiếm cánh đồng Chum, Xiêng Khoảng, giải phóng Atôpơ, Saravan và Nam Lào - Từ 12/2 đến 21/3/1971, quân dân ta phối hợp với quân dân Lào đập tan cuộc hành quân chiếm giữ đường 9 - Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ, ngụy Sài Gòn, giữ vững hành lang chiến lược cách mạng Đông Dương - Ngày 30/3/1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược mới đánh vào Quảng Trị và phát triển khắp chiến trường miền Nam, chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch ở Quảng Trị, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ - Với những thắng lợi của ta ở chiến trường Đông Dương, Mỹ đã phải tuyên bố "Mỹ hóa" trở lại cuộc chiến tranh (Tức là thừa nhận thất bại của "Việt Nam hóa chiến tranh"). Trong nước: + Điện Biên Phủ là một chiến dịch lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, có Mỹ giúp sức. Thắng lợi này dẫn đến kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp. + Chiến thắng Điện Biên Phủ đó làm cho kế hoạch Nava bị phá sản hoàn toàn, tạo thực lực để đi đến ký kết Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương. Miền Bắc được giải phóng. + Chiến thắng Điện Biên Phủ đã ghi thêm nốt son chói lọi trong lịch sử đấu tranh bất khuất của dân tộc, làm rạng rỡ thêm truyền thống kiên cường, anh dũng của dân tộc ta. + Chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bị sụp đổ ở Việt Nam, đồng thời cũng là sự thất bại của Mỹ trong âm mưu can thiệp vào Đông Dương. Quốc tế: + Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Đó là thắng lợi chung của các dân tộc nhỏ yếu trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, giành độc lập tự do. + Chiến thắng Điện Biên Phủ đó chứng minh một chân lý của thời đại ngày nay là: một dân tộc đất không rộng, người không đông, nhưng nếu quyết tâm và biết đoàn kết theo một đường lối cách mạng đúng đắn có thể chiến thắng bất kỳ tên đế quốc to lớn nào.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2