intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi Olympic môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đông Thụy Anh - Mã đề 357

Chia sẻ: Nhã Nguyễn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

282
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức cơ bản, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới được tốt hơn. Hãy tham khảo Đề thi Olympic môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đông Thụy Anh - Mã đề 357 để có thêm tài liệu ôn thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi Olympic môn Sinh học lớp 11 năm 2017-2018 - THPT Đông Thụy Anh - Mã đề 357

  1. SỞ GD & ĐT THÁI BÌNH ĐỀ THI ÔLYMPIC SINH HỌC 11 TRƯỜNG THPT ĐÔNG THUỴ ANH NĂM HỌC 2017 ­ 2018 Mã đề thi  357 Họ, tên thí sinh:.....................................................................S ố báo danh : .......................... Câu 1: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là : A. Tập tính di cư B. Tập tính sinh sản C. Tập tính xã hội D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ Câu 2: Hệ tuần hoàn kín có ưu điểm hơn hệ tuần hoàn đơn ở điểm nào ? I. Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình II. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan bộ phận III. Quá trình trao đổi máu được thực hiện qua thành mao mạch, nên có thể ngăn cản được  độc tố từ máu xâm nhập vào tế bào IV. Đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể Các phương án đúng là : A. I, II, III, V B. I, II C. I,II, III D. I, II, IV Câu 3:  Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất  ở  cây xanh dưới tác dụng của bức xạ  vùng  quang phổ nào ? A. Xanh tím B. Xanh lục C. Màu đỏ D. Màu cam Câu 4: Trong quang hợp, các nguyên tử ôxi của CO2 cuối cùng có mặt ở đâu ? A. O2 thải ra B. Glucôzơ C. Glucôzơ  và H2O D. O2 và glucôzơ Câu 5: Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ có điều kiện ? A. Có số lượng không hạn chế B. Không di truyền được, mang tính cá thể C. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững D. Thường do tủy sống điều khiển Câu 6: Nhóm động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch : A. San hô, tôm, ốc B. Hải quỳ, đỉa, nhện, ốc C. Thủy tức, san hô, hải quỳ D. Giun, sán, đỉa Câu 7: Nhận định nào sau đây sai khi nói về nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu ? A. Là nguyên tố mà khi thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống của mình B. Nguyên tố Clo không được coi là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu C. Tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể D. Là nguyên tố không thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác Câu 8: Ý nào sau đây không đúng đối với phản xạ ? A. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ B. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh C. Phản xạ vẫn có thể thực hiện nếu chỉ thiếu 1 bộ phận của cung phản xạ D. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng Câu 9: Nhận định nào sau đây về quá trình tiêu hóa ở người là đúng ? A. Trong các mặt biến đổi thức ăn thì biến đổi thức ăn về mặt cơ học là quan trọng nhất B. Một số người có thể cắt bỏ túi mật mà vẫn hoạt động được bình thường vì trong dịch  mật không có chứa enzim tiêu hóa C. Ở miệng có enzim amilaza có khả năng phân giải tinh bột sống và tinh bột chín D. Lông nhung ở ruột có tác dụng đẩy thức ăn đi trong ruột non Câu 10: Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan : A. Lục lạp, perôxixôm ,ty thể B. Lục lạp, lozôxôm ,ty thể C. Lục lạp, bộ máy gôngi ,ty thể D. Lục lạp, ribôxôm ,ty thể                                                Trang 1/6 ­ Mã đề thi 357
  2. Câu 11: Trong các ứng động sau: (1) Vận động nở hoa của cây bồ công anh (2) Vận động bắt mồi ở các loài cây ăn sâu bọ (3) Sự cụp lá của cây trinh nữ (4) Lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại (5) Khí khổng đóng mở Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là : A. (3) và (5) B. (3), (4) và (5) C. (1) và (2) D. (2), (3) và (4) Câu 12: Cơ sở khoa học của câu ca dao “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm phất   cờ mà lên” ? A. Vì rễ hút được nhiều nước kèm theo khoáng B. Vì cây được cung cấp đủ nước C. Vì mưa giông đã tạo điều kiện cho vi khuẩn cố định nitơ khí quyển hoạt động mạnh D. Vì tia lửa điện phá vỡ liên kết ba của nitơ tạo nitơ tự do, cây sử dựng để tổng hợp diệp  lục Câu 13: Nối thông tin ở 2 cột sau sao cho hợp lí với quá trình quang hợp ở thực vật : Loài cây Đặc điểm I. Cây dứa 1. Lá mọng nước II. Cây đậu 2. Có 2 loại lục lạp III.   Cây  3. Thực vật C3 ngô 4. Thực vật C4 5. Thực vật CAM 6. Quá trình cố định CO2 vào ban ngày 7. Quá trình cố định CO2 vào ban đêm 8. Xảy ra hô hấp sáng làm tiêu hao sản phẩm của quang   hợp Đáp án đúng là : A. I – 5,1,7  ; II – 3,8,6  ;   III­ 4,2 B. I – 5,1,7  ; III – 3,6  ;   II­ 4,2,8 C. I – 5,1,7  ; II – 3,8  ;   III­ 4,2,6 D. I – 5,1,6  ; III – 3,8  ;   II­ 4,2,7 Câu 14: Cá heo hô hấp bằng phổi, vậy tại sao khi bị mắc cạn trên bờ nó lại không thực hiện   được quá trình hô hấp ? A. Vì ở dươi nước, nhờ áp lực của dòng nước làm cho cá lấy được khí ôxi B. Vì trọng lượng của cá voi khá lớn. Khi lên bờ lực đẩy acsimet bị triệt tiêu­> trọng lượng  của cơ thể chèn ép lên phổi ­> thể tích phổi giảm ­> cá không hô hấp được C. Cá voi thích nghi với việc lấy ôxi ở dưới nước nên khi lên cạn, cá không thể lấy được  ôxi D. Vì cá voi đã thích nghi với đời sống ở dưới nước, nên khi lên bờ hàm lượng ôxi trong  không khí quá lớn gây ngộ độc cho cá voi Câu 15: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dòng mạch gỗ ? A. Thành phần của dịch mạch gỗ chủ yếu là nước và các ion khoáng B. Động lực của dòng mạch gỗ là : lực đẩy, lực hút do thoát hơi nước ở lá, lực liên kết  giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch C. Mạch gỗ được cấu tạo bởi các tế bào chết D. Mạch gỗ chỉ có ở cây 2 lá mầm, không xuất hiện ở cây 1 lá mầm Câu 16: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3 %, trong đất là 0,2 %. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào? A. Thẩm thấu B. Khuếch tán C. Hấp thụ chủ động D. Hấp thụ thụ động Câu 17: Khi chạm tay vào gai nhọn ta có phản ứng rút tay lại. Bộ phận thực hiện phản  ứng   của phản ứng trên là : A. Cơ tay B. Tủy sống C. Gai nhọn D. Thụ quan đau ở tay                                                Trang 2/6 ­ Mã đề thi 357
  3. Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi nói về bề mặt trao đổi khí ? A. Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp B. Bề mặt trao đổi khí rộng => diện tích bề mặt trao đổi khí tăng => tăng hiệu quả trao  đổi khí C. Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 D. Bề mặt trao đổi khí mỏng và khô ráo giúp khí O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua Câu 19:  Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 s. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp  đã tống vào động mạch chủ 70 ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này   là 21 ml/ 100 ml máu. Hãy cho biết trong 1 phút, có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào  động mạch chủ ? A. 1102,5 ml B. 70 ml C. 5250 ml D. 2205 ml Câu 20: Cho các trường hợp sau: (1) Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác (2) Sự thay đổi tính chất màng chỉ xảy ra tại các eo (3) Dẫn truyền nhanh và tốn ít năng lượng (4) Nếu kích thích tại điểm đầu sợi trục thì xung thần kinh lan truyền theo mọi hướng Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin có những đặc điểm nào? A. (1), (2) và (3) B. (2) và (4) C. (2), (3) và (4) D. (1) và (4) Câu 21: Nhận định nào sau đâu không đúng về quá trình truyền tin qua xinap ? A. Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh – tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh –  tế bào khác (tế bào cơ hoặc tuyến) B. Chất trung gian hóa học có ở thú là axêtincôlin và noađrênalin C. Xung thần kinh chỉ được truyền theo 1 chiều : từ màng trước qua khe xinap đến màng  sau xinap D. Chất trung gian hóa học sau khi được tái chế sẽ phân bố tự do trong chùy xinap Câu 22: Có bao nhiêu phát biểu sai trong các phát biểu sau về hệ tuần hoàn: 1.Càng  gần tim, vận tốc máu càng tăng 2. Huyết áp cực tiểu được đo ở tĩnh mạch chủ, xấp xỉ bằng 0 3. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ thuận với khối lượng cơ thể 4. Nồng độ ôxi trong máu giảm sau khi trao đổi với chất dịch mô ở mao mạch A. 2 B. 1 C. 0 D. 4 Câu 23: Hô hấp hiếu khí có ưu thế hơn so với hô hấp kị khí ở điểm nào ? A. Tích lũy được nhiều năng lượng hơn từ 1 phân tử glucoôzơ được phân giải trong hô  hấp hiếu khí/ kị khí = 38/2 = 19 lần B. Hô hấp hiếu khí tạo ra sản phẩm là CO2 và H2O còn hô hấp kị khí lại tạo ra các hợp  chất hữu cơ C. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở mọi loại sinh vật còn hô hấp kị khí chỉ xảy ra ở một số loài vi  sinh vật D. Hô hấp hiếu khí cần ôxi còn hô hấp kị khí không cần ôxi Câu 24: Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép (có 2 vòng tuần hoàn) ? A. Lưỡng cư, bò sát, chim, thú B. Chim, thú, sâu bọ, ếch nhái C. Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ D. Cá, thú, bò sát, lưỡng cư, chim Câu 25: Pha sáng của quang hợp có vai trò: A. tổng hợp ATP và chất nhận CO2 B. ôxi hóa nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH  và giải  phóng O2 C. khử CO2 nhờ ATP và NADPH để tổng hợp chất hữu cơ D. quang phân li nước tạo H+ , điện tử và giải phóng ôxi Câu 26: Đặc điểm của cá mang giúp chúng có thể lấy được hơn 80% lượng ôxi trong nước là   :                                                Trang 3/6 ­ Mã đề thi 357
  4. I. Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy 1 chiều và gần   như liên tục từ miệng qua mang II. Mang cá được phân nhánh thành các cung mang, cung mang phân nhánh thành các phiến   mang làm cho diện tích trao đổi khí rất rộng III. Trên các phiến mang có nhiều mao mạch máu, sắc tố hô hấp có màu đỏ IV. Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song  song và cùng chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang Số nội dung đúng là : A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 27: Nơi cuối cùng nước và chất khoáng hòa tan đi qua trước khi vào mạch gỗ của rễ : A. khí khổng B. tế bào nội bì C. tế bào lông hút D. tế bào biểu bì Câu 28: Sắp xếp chính xác theo thứ tự tăng dần năng suất sinh học của các thực vật sau : A. Dứa ­> Lúa ­> Ngô B. Ngô ­> Lúa ­> Dứa C. Dứa ­> Ngô ­> Lúa D. Lúa ­> Ngô ­> Dứa Câu 29: Những ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa:  I.Thức ăn đi theo 1 chiều trong ống tiêu hóa không bị trộn lẫn với chất thải (phân) còn thức   ăn trong túi tiêu hóa bị trộn lẫn với chất thải II. Trong ống tiêu hóa,dịch tiêu hóa không bị hòa loãng  III. Thức ăn đi theo 1 chiều nên ống tiêu hóa hình thành các bộ phận chuyên hóa, thức hiện  các chức năng khác nhau : tiêu hóa cơ học, hóa học, hấp thụ thức ăn IV. Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học trở thành chất dinh dưỡng đơn giản  và được hấp thụ vào máu A. I, II,IV B. I, II, III C. I, III, IV D. I, II,III, IV Câu 30:  Hình dưới đây mô tả  quá trình nào? Hãy điền chú thích tương  ứng với các số  trên  hình. Phương án trả lời đúng là: A. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1­pha  sáng ; 2­pha tối ; 3­CO2 ; 4­C6H12O6. B. Quá trình quang hợp của thực vật CAM. 1­pha tối ; 2­pha sáng ; 3­ATP ; 4­C6H12O6. C. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1­pha  sáng ; 2­pha tối ; 3­ATP ; 4­C6H12O6. D. Quá trình quang phân li nước ở pha sáng và cố định CO2 ở pha tối của quang hợp. 1­pha  sáng ; 2­pha tối ; 3­O2 ; 4­C6H12O6. Câu 31: Giá trị  huyết áp của ông A là 180/120 mm Hg. Theo em, huyết áp của ông A có bình   thường không, nguyên nhân nào có thể gây nên giá trị huyết áp của ông ấy ? A. Huyết áp thấp. Do ông ấy đã lớn tuổi, thường xuyên ăn mặn và hay nhậu nhẹt B. Huyết áp cao. Do ông ấy tuổi đã lớn nên nhịp tim giảm, mạch máu hoạt động lâu năm  nên độ đàn hồi cao C. Huyết áp cao. Do ông ấy đã lớn tuổi, thường xuyên ăn mặn và hay nhậu nhẹt D. Huyết áp thấp. Do ông ấy tuổi đã lớn nên nhịp tim giảm, mạch máu hoạt động lâu năm  nên độ đàn hồi cao                                                Trang 4/6 ­ Mã đề thi 357
  5. Câu 32: Khi lá cây bị vàng (do thiếu chất diệp lục), nhóm nguyên tố khoáng nào liên quan đến  hiện tượng này ? A. N, K, Mn B. P, K, Fe C. N, Mg, Fe D. S, P, K Câu 33: Nhận định nào sau đây đúng về quá trình cố định đạm sinh học ? A. Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao B. Lượng đạm trong tự nhiên luôn đủ cung cấp cho nhu cầu của cây trồng nông nghiệp C. Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón D. Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzim nitrôgenaza thực hiện Câu 34: Tiêu hóa là gì ? A. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải ra  ngoài cơ thể B. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng C. Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các  chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất  đơn giản mà cơ thể hấp thụ được Câu 35: Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành vì : A. Khó hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron thần kinh B. Không có thời gian để học tập C. Sống trong môi trường đơn giản D. Số lượng tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn Câu 36: Cho các tập tính sau ở động vật : 1. Ếch đực kêu vào mùa sinh sản 2. Học sinh đang ngủ nghe thấy cô giáo gọi đến tên mình thì bật dậy 3. Công đực xòe đuôi để khoe mẽ bạn tình 4. Chó làm xiếc 5. Nhện giăng tơ 6. Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn Có bao nhiêu tập tính là tập tính bẩm sinh ? A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 37: Nhận định nào sau đây về sự khác nhau giữa ứng động và hướng động là đúng ? A. Hướng động luôn liên quan đến sự sinh trưởng không đồng đều ở các phía đối diện của  cơ quan thực vật còn ứng động thì không B. Phản ứng của ứng động thường xảy ra nhanh hơn so với phản ứng hướng động C. Tác nhân của hướng động từ mọi phía, còn tác nhân gây nên hiện tượng ứng động luôn  đến từ một phía D. Vận động hướng động liên quan đến sự sinh trưởng của các tế bào còn vận động ứng  động liên quan đến sức trương nước của các cấu trúc chuyên hóa Câu 38: Cứ 1000g nước mà cây hấp thụ thì có khoảng 990g nước bị mất thông qua quá trình   thoát hơi nước. Tuy nhiên, thoát hơi nước là 1 quá trình “tất yếu” vì : A. Nhờ có quá trình thoát hơi nước: tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp O2  khuếch tán vào lá cây cung cấp cho quang hợp, giảm nhiệt độ của lá cây B. Nhờ đó mà lượng nước cây cần hấp thụ phải lớn hơn rất nhiều nhu cầu mà cây sử  dụng C. Nhờ có quá trình thoát hơi nước: tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ, giúp CO2  khuếch tán vào lá cây cung cấp cho quang hợp, giảm nhiệt độ của lá cây D. Nhờ có quá trình thoát hơi nước: tạo lực đẩy cho dòng mạch gỗ, giúp CO2 khuếch tán  vào lá cây cung cấp cho quang hợp, giảm nhiệt độ của lá cây Câu 39: Những động vật nào sau đây có cấu tạo dạ dày 4 ngăn ? A. Trâu, bò, cừu, ngựa, thỏ B. Trâu, bò, dê, thỏ C. Trâu, bò, dê, ngựa D. Trâu, bò, cừu, dê                                                Trang 5/6 ­ Mã đề thi 357
  6. Câu 40: Về quá trình thoát hơi nước và vai trò của nó, cho các nhận định sau: I. Quá trình thoát hơi nước có  ảnh hưởng đến quá trình quang hợp  ở  thực vật thông qua  việc cung cấp nguyên liệu cho quá trình này II. Khí khổng mở tạo điều kiện cho ôxi đi vào trong, cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào   giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật III. Sự thoát hơi nước làm gia tăng nhiệt độ xung quanh môi trường vì hơi nước mang theo   nhiệt năng IV. Thoát hơi nước dẫn đến hình thành một lực kéo hút nước từ rễ lên lá  Có bao nhiêu nhận định đúng ? A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­                                                Trang 6/6 ­ Mã đề thi 357
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2