intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi ôn tập kiến thức môn Vật lý lớp 10, 11 năm 2018

Chia sẻ: Le Huutuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi bao gồm 40 câu hỏi, bài tập thuộc kiến thức môn Vật lý lớp 10 và 11; đây là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh củng cố, rèn luyện kiến thức phục vụ quá trình học tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi ôn tập kiến thức môn Vật lý lớp 10, 11 năm 2018

  1. HHN NHÓM 2001 YÊU VẬT LÝ ĐỀ THI ÔN TẬP KIẾN THỨC NĂM 2018 LẦN I ________________ Môn: VẬT LÝ 10, 11 Ngày thi: 09/06/2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi này gồm có 04 trang) (Đề thi này gồm có 40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:……………………………………………… Số báo danh:…………………………………………………. Câu 1: Hai quả cầu đồng chất cùng khối lượng m và bán kính R. Lực hấp dẫn lớn nhất giữa chúng là: 𝐺𝑚2 2𝐺𝑚2 𝐺𝑚2 𝐺𝑚2 A. 2 . B. . C. . D. . 𝑅 𝑅2 4𝑅2 2𝑅2 Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công suất? A. W. B. J.s. C. N.m/s. D. HP. Câu 3: Một bánh xe có bán kính R. Quay đều với chu kỳ T. Tốc độ góc của điểm M cách trục quay bánh xe một đoạn R/2 là: 𝜋 4𝜋 𝜋 2𝜋 A. . B. . C. . D. . 2𝑇 𝑇 𝑇 𝑇 Câu 4: Chọn đáp án sai. Chiều của dòng điện A. cùng chiều dịch chuyển của các ion dương. B. ngược chiều dịch chuyển của các êlectron. C. ngược chiều dịch chuyển của các ion dương. D. cùng chiều dịch chuyển của các êlectron. Câu 5: Người ta kéo một thùng gỗ lên cao bằng mặt phẳng nghiêng làm bằng gỗ. Vậy có bao nhiêu lực tác dụng lên thùng gỗ trên? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 6: Lăng kính phản xạ toàn phần có tác dụng như: A. Gương phẳng. B. Gương cầu lồi. C. Gương cầu lõm. D. Lưỡng chất phẳng. Câu 7: Điểm giống nhau giữa lực tĩnh điện và lực hấp dẫn là: A. Đều là lực hút. B. Cùng tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách. C. Đều là lực đẩy. D. Cùng tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách. Câu 8: Chùm tia sáng phân kì sau khi đi thấu kính hội tụ: A. luôn trở thành chùm tia hội tụ. B. luôn trở thành chùm tia song song. C. luôn trở thành chùm tia phân kì. D. có thể trở thành chùm tia song song, hội tụ hoặc phân kì. Câu 9: Tại hai điểm A và B có hai điện tích q1 và q2. Tại một điểm M nằm trên đường thẳng AB có một êlectron được thả không vận tốc đầu chuyển động ra xa các điện tích. Tình huống không thể xảy ra là: A. q1 > 0; q2 < 0. B. q1 < 0; q2 > 0. C. |q1| = |q2|. D. q1 > 0; q2 > 0. Câu 10: Sự ion hóa và sự tái hợp xảy ra đồng thời giữa các hạt tải điện trong: A. kim loại. B. dung dịch điện phân. C. Chất khí và dung dịch điện phân. D. chân không. Câu 11: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa véctơ cảm ứng từ và mặt phẳng khung dây là 𝜑. Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: A. 𝜙 = 𝐵𝑆𝑐𝑜𝑠𝜑. B. 𝜙 = 𝐵𝑆𝑐𝑜𝑡𝜑. C. 𝜙 = 𝐵𝑆𝑡𝑎𝑛𝜑. D. 𝜙 = 𝐵𝑆𝑠𝑖𝑛𝜑. Câu 12: Trạng thái cân bằng của con lật đật thuộc về trạng thái cân bằng bền vì: A. Diện tích mặt chân đế lến nhất. B. Trọng tâm của nó có vị trí thấp nhất. C. Diện tích mặt chân đế nhỏ nhất có thể. D. Trọng tâm của nó có vị trí cao nhất. Trang 1/4
  2. HHN Câu 13: Một thấu kính có độ tụ 1,25 điôp được dùng làm kính đeo mắt cho một người đứng tuổi. Khi đeo kính này, người ấy có thể thấy những vật cách mắt từ 20cm đến 80cm, kính đeo sát mắt. Khoảng nhìn rõ của mắt là: A. 20cm đến vô cực. B. 25cm đến vô cực. C. 26,67cm đến vô cực. D. 30cm đến vô cực. Câu 14: Một tụ điện phẳng có điện dung 4.10 F được tích điện đến hiệu điện thế U = 12V. Số êlectron cần -6 dùng để trung điện tích bản dương của tụ điện là: A. 3.1014. B. 4.1014. C. 5.1014. D. 6.1014. Câu 15: Một người thợ xây ném một viên gạch theo phương thẳng đứng cho một người khác ở trên tầng cao 4 m. Người này chỉ việc giơ tay ngang ra là bắt được viên gạch. Lấy g = 10m/s2. Để cho viên gạch lúc người kia bắt được có vận tốc bằng 0 thì vận tốc ném phải bằng: A. 6,32m/s. B. 8,94m/s. C. 7,23m/s. D. 5,49m/s. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Định luật Bôilơ Mariôt chỉ đúng với khí lý tưởng. B. Định luật Gay Lussac có thể đúng với khí lý thực. C. Khi nhiệt độ tăng thì động năng chuyển động nhiệt của các phân tử khí tăng. D. Các định luật chất khí chỉ là gần đúng. Câu 17: Treo một thùng khối lượng m = 500g vào một lò xo nhẹ. Khi vật ở trạng thái cân bằng thì lò xo dãn 5cm. Để lò xo dãn 8cm thì phải thêm một vật bằng bao nhiêu vào thùng? A. 300g. B. 400g. C. 500g. D. 800g. Câu 18: Cho mạch điện kín gồm hai nguồn điện giống nhau được mắc song song và mạch ngoài gốm có một điện trở R = 4. Biết công suất tiêu thụ của mạch ngoài đạt cực đại. Vậy điện trở trong của mỗi nguồn là: A. 4. B. 2. C. 8. D. 1. Câu 19: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ bên. Trong đó 𝑅2 = 2𝑅1 = 2𝑅 và 𝑅4 = 2𝑅3 = 3𝑅. Điện trở tương đương giữa hai điểm A và B có giá trị theo R là: 5𝑅 𝑅 3𝑅 A. . B. . C. . D. 𝑅. 4 2 2 R1 R1 R1 R2 R1 R2 R2 R1 R1 A R4 R4 B R3 R3 R3 R3 Câu 20: Dùng Ampe kế có điện trở rất nhỏ để đo cường độ dòng điện trong mạch kín gồm điện trở R = 5 được mắc vào một bộ nguồn gồm ba nguồn điện giống nhau. Mỗi nguồn điện có suất điện động 3V và điện trở trong r. Số chỉ của Ampe kế không thể là: A. 1,1A. B. 0,6A. C. 2A. D. 0,9A. Trang 2/4
  3. HHN Câu 21: Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song có dạng một dải mỏng, bề rộng 10mm từ không khí vào bề mặt của một chất lỏng chiết suất 1,5 dưới góc tới 45°. Dải sáng nằm trong một mặt phẳng vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng. Bề rộng của chùm sáng truyền trong chất lỏng là: A. 19mm. B. 12,5 mm. C. 14,25mm. D. 8,2 mm. Câu 22: Sợi dây mảnh OA dài 1m, đầu O cố định và đầu A được gắn với một vật khối lượng m = 100g. Quay cho vật này chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua tâm O. Với giá trị nào của vận tốc thì quĩ đạo của vật không là đường tròn? A. 15km/h. B. 10km/h. C. 4m/s. D. 5m/s. Câu 23: Một ống dây dài 50 (cm), diện tích tiết diện ngang của ống là 10 (cm2) gồm 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây là: A. 0,00251H. B. 0,06H. C. 0,0251H. D. 0,251H. Câu 24: Một lượng khí lý tưởng bị nhốt trong bình kín. Nhiệt độ của khối khí trong bình giảm từ 80°C về 40°C thì áp suất trong bình sẽ: A. Tăng 2 lần. B. Giảm 2 lần. C. Giảm 1,1 lần. D. Tăng 1,1 lần. Câu 25: Trong giờ thực hành, để đo cường độ dòng điện qua mạch kín, một bạn học sinh đã mắc nối tiếp một Ampe kế (Ampe kế có ĐCNN là 0,1A) vào mạch điện, tiến hành đo 6 lần và ghi được kết quả như ở bảng sau: Lần đo 1 2 3 4 5 I (A) 1,6 1,5 1,4 1,6 1,5 Kết quả của phép đo cường độ dòng điện được biểu diễn bằng: A. 1,52 ± 0,06 (A). B. 1,52 ± 0,16 (A). C. 1,45 ± 0,06 (A). D. 1,45 ± 0,1 (A). Câu 26: Một electron được tăng tốc qua một hiệu điện thế U = 220V từ không vận tốc đầu. Sau đó, nó được dẫn vào miền có từ trường đều B, véc tơ cảm ứng từ có phương vuông góc với vận tốc. Quỹ đạo của electron trong từ trường là đường tròn có bán kính R. Biết B = 103T. Giá trị của R là: A. 2,5cm. B. 5cm. C. 3,5cm. D. 7cm. Câu 27: Một ô tô chạy trên đường thẳng với vận tốc v1 thì đột ngột hãm phanh, chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được quãng đường s1 trong thời gian t1. Nếu vận tốc trước khi hãm phanh tăng 2 lần và quãng đường xe đi được đến khi dừng lại là không đổi thì thời gian hãm phanh là: 𝑡1 𝑡1 A. 2𝑡1. B. . C. . D. 4𝑡1 . 4 2 Câu 28: Khi điện phân dung dịch muối ăn trong nước người ta thu được khí Hiđro ở Catốt. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua bình điện phân trong thời gian 30 phút có cường độ 5A. Thể tích khí thu được ở 27°C và 1atm là: A. 2 lít. B. 1,5 lít. C. 2,2 lít. D. 1,2 lít. Câu 29: Một điện tích điểm q được đặt tại O. Cường độ điện trường tại A và B lần lượt là 2.10-6V/m và 6.10-6V/m. Biết A, B cùng thuộc một đường sức điện. M là một điểm nằm trong đoạn thẳng AB và BM = AB/3. Cường độ điện trường tại M là: A. 5,3.106V/m. B. 3,9.106V/m. C. 2,7.106V/m. D. 3.106V/m. Câu 30: Một khung dây dẫn có diện tích S = 100 cm2 gồm 100 vòng dây, khung có điện trở R = 5. Hai đầu khung nối với mạch ngoài có điện trở r = 10. Khung dây quay đều trong từ trường với tốc độ góc 10 vòng/s. Độ lớn của cảm ứng từ là B = 0,03T. Giá trị cực đại của cường độ dòng điện qua điện trở r là: A. 0,03A. B. 0,02A. C. 0,06A. D. 0,04A. Câu 31: Một vật có khối lượng m chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 𝑎⃗.Gọi độ biến thiên động lượng của vật về độ lớn trong khoảng thời gian t1, t2 tương ứng là ∆𝑝1 và ∆𝑝2 . Biết t1 = t2/2, mối quan hệ giữa ∆𝑝1 và ∆𝑝2 là: A. 2∆𝑝1 = ∆𝑝2 . B. ∆𝑝1 = 2∆𝑝2 . C. ∆𝑝1 = ∆𝑝2. D. ∆𝑝1 = 4∆𝑝2. Câu 32: Hai điểm sáng A và B đặt cách nhau 16cm trên trục chính của thấu kính có tiêu cự là f = 6cm. Ảnh tạo bởi thấu kính của hai điểm sáng trùng nhau tại một điểm. Khoảng cách từ điểm này đến thấu kính là: Trang 3/4
  4. HHN A. 12 cm. B. 6,4 cm. C. 5,6 cm. D. 4,8 cm. Câu 33: Chiều dài của mỗi viên gạch là 20cm. Người ta xếp chúng chồng lên nhau sao cho viên trên nhô ra a = 5cm so với viên bên dưới nó. Vậy số gạch tối đa cần dùng để hệ trên không bị đổ là: A. 4. B. 6. C. 3. D. 5. Câu 34: Điện trường trong khí quyển ở gần mặt đất có độ lớn 200V/m, có hướng thẳng đứng chiều từ trên xuống. Một ion âm của nguyên tử hóa trị II ở trong điện trường này sẽ chịu tác dụng của lực điện có độ lớn bằng: A. 3,2.10-17N và có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. B. 3,2.10-17N và có phương thẳng đứng,chiều từ dưới lên trên. C. 4,6.10-17N và có phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. D. 4,6.10-17N và có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. Câu 35: Một vật nhỏ được truyền cho vận tốc ban đầu nào đó hướng lên dọc theo đường dốc nghiêng góc 30° so với đường nằm ngang. Biết hệ số ma sát giữa vật với đường dốc là k = 0,3. Tỉ số độ lớn của vận tốc của vật khi bắt đầu lên dốc với lúc nó trở về nơi xuất phát là: A. 1,5. B. 2,1. C. 1,8. D. 1. Câu 36: Để đốt nóng 1kg một chất khí chưa biết, ở áp suất không đổi tăng thêm 1K thì cần 912J; còn để đố nóng khối khí đó ở thể tích không đổi tăng thêm 1K thì cần 649J. Chất khí này là: A. Khí Ôxi. B. Khí Hiđro. C. Khí Heli. D. Khí CO2. Câu 37: Dòng điện trong ống dây phụ thuộc vào thời gian theo biểu thức i = 0,2(10 – t), trong đó i tính bằng A và t tính bằng s. Ống dây có hệ số tự cảm L = 5mH. Suất điện động tự cảm trong ống dây là A. 1V. B. 2V. C. 0,02V. D. 0,01V. Câu 38: Một dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ thay đổi theo thời gian như hình vẽ. Ở thời điểm 2 giây từ khi có dòng điện chạy qua dây dẫn, người ta đo được giữa hai đầu của nó có hiệu điện thế U = 9V. Ở thời điểm 1 giờ, hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là: A. 35V. B. 20V. C. 27,5V. D. 15V. Câu 39: Tại độ cao h = 25m. Một quả bóng tennis có khối lượng m được ném thẳng đứng xuống dưới với vận tốc ban đầu v0 = 10 m/s. Bỏ qua lực cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Khi quả bóng chạm đất (cứng, nằm ngang) thì nó lại nảy lên thẳng đứng nhưng 10% cơ năng của vật đã chuyển thành nhiệt năng. Trong lần nảy lên thứ nhất, độ cao cực đại mà vật đạt được là: A. 27 m. B. 25 m. C. 30 m. D. 32 m. Câu 40: Đặt thấu kính phẳng – lõm bằng thủy tinh nằm ngang, đổ một chất lỏng trong suốt có chiết suất n’ = 1,8125 vào mặt lõm (quay lên). Biết bán kính cong của mặt lõm là 12,5 cm và chiết suất của thủy tinh n = 1,5. Từ bề mặt của chất lỏng ta truyền cho viên bi một vận tốc v0 = 3 m/s thẳng đứng hướng lên. Lấy g = 10 m/s2. Bi sẽ cho ảnh ảo qua thấu kính trong khoảng: A. 0,4s. B. 0,2s. C. 0,1s. D. 0,3s. ---HẾT--- Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0