intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 08

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

338
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 08, nhằm giúp các bạn ôn tập dễ dàng hơn và nắm các phương pháp viết bài tập làm văn, củng cố kiến thức cơ bản. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2020 - Đề số 08

  1. ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 8 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) I. Đọc hiểu (3,0 điểm)     Đọc văn bản sau: Gánh mẹ Cho con gánh mẹ một lần Cả đời mẹ đã tảo tần gánh con Cho con gánh mẹ đầu non Cả lòng mẹ đã gánh con biển trời Ngày xưa mẹ gánh à ơi Con xin gánh lại những lời mẹ ru Đường đời sương gió mịt mù Vì con hạnh phúc chẳng từ gian lao Để con gánh mẹ đừng can Sợ khi mẹ mất muộn màng gánh ai Cho con gánh cả tháng dài Gánh qua năm ròng những ngày đắng cay Cho con gánh cả đôi vai Thân cò lặn lội sớm mai vai gầy Mẹ già lá sắp xa cây Lỡ đâu lá rụng tội này gánh sao Mẹ ơi sóng biển dạt dào Con sao gánh hết công lao một đời Bông hồng cài áo đúng nơi Đâu bằng bông hiếu giữa trời bao la Cho con gánh lại mẹ già Để sau người gánh chính là con con.                                                                                                                        (Quách Beem) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.  Câu 2. Trong văn bản, từ “gánh mẹ” có ý nghĩa như thế nào? Câu 3. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm của tác giả trong hai câu sau không, lí giải tại sao? “Cho con gánh lại mẹ già Để sau người gánh chính là con con” Câu 4. Hãy nêu thông điệp ý nghĩa nhất mà anh/chị rút ra được từ văn bản trên? II. Làm văn (7,0 điểm)  Câu 1 (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy   nghĩ của anh/chị về lòng hiếu thảo của con người trong xã hội ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị  về nhân vật Mị  trong đêm mùa đông  ở  Hồng Ngài (Vợ  chồng A Phủ ­  Tô Hoài).  HẾT
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THAM KHẢO SỐ 8 BÀI THI MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Phần Câu Nội dung Điẻm Đọc hiểu  3,0 1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0,5 Ý nghĩa của từ  “gánh mẹ” trong văn bản: Thể  hiện sự  mong muốn của người con: được thay mẹ  để  nhận lấy   2 những nhọc nhằn, gian lao mà cả  đời mẹ  đã tảo tần   0,5 nuôi   con   và   mong   muốn   mình   sẽ   trở   thành   điểm   tựa   vững chắc cho mẹ trong suốt quãng đời còn lại,… ­ Thí sinh trình bày quan điểm đồng tình. ­ Lí giải:  + Được chăm sóc, phụng dưỡng cho cha mẹ là bổn phận  I 3 hàng đầu của mỗi chúng ta. Đó là nét đẹp trong văn hóa   1,0 truyền thống của dân tộc. + Sự  gương mẫu của lòng hiếu thảo có tính giáo dục  cao cho thế hệ sau trông vào mà nối tiếp,… Thí sinh có thể  rút ra một trong các thông điệp ý nghĩa  nhất: ­ Sự thấu hiểu ơn nghĩa sinh thành của người mẹ và trân  0,5 4 trọng mẹ mình. ­ Mỗi người trong chúng ta hãy đáp đền công  ơn sinh   thành của mẹ ngay từ bây giờ,… 0,5 Thí sinh cần lí giải thông điệp mà mình rút ra. 1. Làm văn 7,0    Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy  nghĩ về  lòng hiếu thảo của con người trong xã hội  2,0 ngày nay. a) Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể  trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,  0,25 quy nạp, tổng­ phân­ hợp, móc xích hoặc song hành. b) Xác định đúng vấn đề nghị luận Cách   thức   giúp   chúng   ta   vượt   qua   được   nỗi   đau   từ  0,25 những mất mát trong cuộc sống. ­ Hiếu thảo là sự  chăm sóc tốt cho ông bà, cha mẹ; yêu  thương, ân cần, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ,…  0,25 ­ Người có lòng hiểu thảo luôn cung kính, vâng lời, làm 
  3. cho cha mẹ, ông bà  được vui vẻ, tinh thần  ổn định, và  0,25 luôn tự hào về con cháu… ­ Bên cạnh những người có lòng hiếu thảo với ông bà,  cha mẹ, trong xã hội hiện nay, vẫn còn có một số  người  0,5 sống bất hiếu, vô đạo, đánh đập cha mẹ, bỏ rơi cha mẹ,  ông bà,... Họ  thể  hiện một lối sống vô  ơn, kém cỏi về  nhân cách cần chê trách lên án, nghiêm trị, răn đe,…. II d) Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e) Sáng tạo Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề  nghị  luận; có cách   0,25 diễn đạt mới mẻ.    Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị  trong đêm   5,0 mùa đông  ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ ­ Tô Hoài). a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận  Đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài ­ Mở bài: dẫn dắt hợp lí, nêu được vấn đề. ­ Thân bài: biết tổ  chức thành nhiều đoạn văn liên kết  0,25 chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề. ­ Kết bài: khái quát được vấn đề; bày tỏ  được nhận  thức, cảm xúc cá nhân. b) Xác định đúng vấn đề  cần nghị  luận: Cảm nhận về  0,5 nhân vật Mị trong đêm mùa đông ở Hồng Ngài. 1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện  0,25 ngắn “Vợ chồng A Phủ”.  2. Phân tích  a) Khái quát đôi nét về nhân vật Mị:  0,5 2. Mị  một cô gái đẹp người đẹp nết, vì gia đình mắc món  nợ  truyền kiếp mà nàng phải trở  thành con dâu gạt nợ  cho nhà thống lí. Từ đây, Mị bi áp bức về thể chất, bị áp  chế  về  tinh thần như  con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa,  và rồi trong đêm tình mùa xuân năm  ấy, sức sống tiềm   tàng  đã  trỗi  dậy vô cùng  mãnh liệt Mị  muốn  đi chơi  nhưng đã bị  A Sử  dập tắt phũ phàng. Cứ  ngỡ  cuộc đời  của Mị một lần nữa sẽ sống trong tăm tối nhưng rồi,…  b)   Cảm   nhận   về   sức   sống   tiềm   tàng,   sức   phản  kháng mạnh mẽ  của nhân vật Mị  trong đêm cứu A  Phủ ở Hồng Ngài.  b1. Nội dung 0,5 * Hoàn cảnh: ­ Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị lầm  lũi, cô độc.  ­ Nhìn A Phủ bị trói đứng, Mị vẫn thản nhiên, vô cảm,...  0,75
  4. * Sự  trỗi dậy của sức sống tiềm tàng và tinh thần  phản kháng:  ­ Một đêm, khi thấy “một dòng nước mắt lấp lánh bò  xuống hai hõm má đã xám đen lại của A Phủ”, Mị thức   tỉnh, ý thức phản kháng nhen nhóm trong suy nghĩ của  Mị. ­ Mị  nhớ  đến cảnh mình bị  trói, cảnh người đàn bà bị  trói đến chết trong quên lãng, Mị nhận ra tội ác của cha   con thống lí.  ­ Mị nghĩ đến thân phận “làm ma nhà thống lí” và sự phi  lí đối với A Phủ.  ­ Mị  nghĩ đến cái chết của A Phủ  và quyết định cứu A  0,75 Phủ.  * Hành động phán kháng mạnh mẽ, quyết liệt:  ­ Mị rón rén mà quyết liệt cắt dây trói giải cứu A Phủ.  ­ Mị  chợt nhận ra “Ở  đây thì chết mất” và chạy theo A  Phủ, cùng A Phủ thoát khỏi kiếp nô lệ  ở nhà thống lí ở  vùng đất Hồng Ngài, đến  Phiềng Sa với cuộc sống tự  do.  0,25  b2. Nghệ thuật Nghệ   thuật   tạo  tình   huống,   nghệ   thuật   miêu  tả   diễn  biến tâm lý nhân vật tinh tế  của cây bút bậc thầy của  nhà văn Tô Hoài, nghệ thuật trần thuật nửa trực tiếp,.. 0,5  c) Đánh giá chung + Sức sống tiềm tàng, ý thức phản kháng mạnh mẽ của  Mị  thể  hiện khát vọng sống và khả  năng cách mạng  ở  người lao động. Đây là điều kiện cần để  họ  thức tỉnh,   đến với cách mạng, tham gia đấu tranh giành lấy tự do.  + Thể hiện rõ cảm hứng sáng tác, tư tưởng nhân đạo; tài  năng nghệ thuật của nhà văn. d) Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e) Sáng tạo Thể  hiện suy nghĩ sâu sắc vấn đề  nghị  luận; có cách   0,5 diễn đạt mới mẻ. TỔNG ĐIỂM: I+II 10,0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2